Boston: TNS Edward J. Markey can
thiệp cho Bùi Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh
DienDanCTM
Các tượng đài XHCN dần dần bị sụp đổ
Gs
Nguyễn Văn Tuấn
Đọc trên RFI thấy có tin
chính quyền Hungary đã quyết định hạ tượng Karl Marx ở khuôn viên đại học
Corvinus (1). Thế là 25 năm sau ngày XHCN suy sụp, bức tượng của ông tổ XHCN bị
hạ bệ theo cái chủ thuyết của ông luôn. Thật ra, không chỉ Marx, các tượng đài
của những người cộng sản "tay tổ" như Lenin, Stalin đều đã bị hạ từ
lâu.
Năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ một thời gian, hàng ngàn người tụ tập ở quảng trường Dushanbe (thủ đô của Tajikistan), và họ kéo sập tượng Lenin. Có người còn cực đoan đến đập sao cho đầu của tượng bị văng ra khỏi thân tượng.
Cách đây không lâu, người dân Ukraina quyết định hạ tượng của Lenin, nhưng cách họ làm rất ư là bạo lực. Họ dùng xe cần cẩu kéo sập tượng. Khi tượng bị ngã, người dân tức giận không chịu tha mà còn lấy búa đập bức tượng. Tượng Stalin thì thê thảm hơn, vì bị cho nổ tung luôn. Những hành động đó có thể xem là quá khích, nhưng nó phản ảnh sự oán hận quá lâu và quá sâu sắc của người dân.
Năm 2012, Mông cổ quyết định hạ tượng Lenin (3). Lí do hạ bệ Lenin là vì, theo ông Thị Trưởng Bat-Uul Erdene, ông là người đề xướng cái chủ nghĩa đã giết chết gần 100 triệu người trên thế giới. Chẳng biết ông lấy con số này ở đâu, nhưng ông nói trước công chúng như thế. Bức tượng Lenin được đem đi đấu giá, với cái giá khởi điểm chỉ 300 USD! Sau Mông Cổ là Ukraina cũng giật sập tượng Lenin ở thành phố Kiev vào cuối năm 2013 (4).
Không chỉ giật sập tượng, nhiều nước Đông Âu và vùng Baltic còn cấm những biểu tượng cộng sản như búa liềm, ngôi sao năm cạnh xuất hiện nơi công cộng. Các biểu tượng đó cùng với huy hiệu SS được xem là biểu tượng của chế độ độc tài, và Hungary có luật cấm trưng bày những biểu tượng ở nơi công cộng (5). Luật này có thời bị phê phán là vi phạm nhân quyền. Nhưng sau Hungary, Ba Lan cũng cấm các biểu tượng cộng sản nơi công cộng.
Ở vài nơi, người cộng sản có thói quen đổi tên thành phố khi cách mạng của họ thành công. Trước đây, họ đổi tên thành phố Saint Petersburg thành tên của Lenin (Leningrad). Nhưng cái gì của Cesar phải trả về cho ổng: Năm 1991, chính quyền Nga đã quyết định xoá tên thành phố Leningrad và trả lại cái tên cũ là Saint Petersburg.
Điều trớ trêu là tượng đài của những người như Lenin, Stalin, Marx vẫn còn có hàng triệu người tôn sùng ở Á châu, dù những kẻ tôn sùng chẳng có liên quan văn hoá hay dân tộc gì với họ.
----
(1) http://vi.rfi.fr/quoc-te/20140918-hungary-ha-be-tuong-cac-mac/
(2) http://articles.baltimoresun.com/2003-04-13/news/0304130226_1_lenin-large-statue-saddam-hussein
(3)http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/10/121015_mongolia_lenin_legacy.shtml
(4)http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%ADt_s%E1%BA%ADp_t%C6%B0%E1%BB%A3ng_Lenin_%E1%BB%9F_Kiev
(5) http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3403
Nguồn: https://www.facebook.com/drtuannguyen/posts/10203107077944927
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền