Thursday, September 4, 2014

Chúng tôi muốn biết


Thái-Dương Thành, SEP-03-14

Hãy đứng lên ! Hỡi thanh-niên nam nữ !
Đã đến giờ viết sử cứu non sông.
Đã đến giờ tự mình bẻ xích gông,
Chôn Cộng-Sản mới hòng còn đất đứng.
NP

CHÚNG TÔI MUỐN BIẾT

“Chúng tôi muốn biết” hỏi vì sao,
“Biên-Bản Thành-Đô” ký hiến Tàu.
Đem nước phụ-dung muôn kiếp tới.
Bắt dân nô-lệ vạn đời sau.
Quyền uy quý vị nào ai chọn ???
Đảng cộng đồng-bào đâu kẻ bầu ???
Có phải tham-lam cùng úy tử,
Dép râu, nón cối lạy thờ Mao ?

TDT, SEP-03-14
Ngô-Phủ

Ước chi :
Nhất trí toàn dân trừ Việt-cộng,
Đồng tâm cả nước đập Tàu-phù.
Ngô-Phủ

=============================================================================================================================================================================

Sent: Tuesday, September 2, 2014 6:18 PM
To: undisclosed recipients:
Subject: [VN-Politics] Chúng tôi muốn biết

 

Chúng tôi muốn biết

Tự do ngôn luận liên quan chặt chẽ tự do tiếp cận thông tin. Mỗi người dân đều có quyền tiếp cận những thông tin từ nhà nước như chính sách quốc gia, hoạt động của chính khách nhà nước và/hoặc đảng cầm quyền trên mọi lĩnh vực: giáo dục, môi trường, y tế, an sinh xã hội… đến chủ quyền quốc gia. Đó là một trong những quyền hết sức cơ bản của người dân.

Cung cấp thông tin chính xác, minh bạch và có trách nhiệm là bổn phận của nhà nước.
Ngược lại, quyền tiếp cận thông tin từ nhà nước giúp người dân có thể tiếp thu, đánh giá, lên tiếng phê bình hay ủng hộ. Đây là yếu tố nền tảng của dân chủ. Động thái phớt lờ quyền cơ bản đó chỉ có ở những thể chế phản dân chủ, độc tài.

Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi: người dân có quyền được biết những thỏa thuận, những ký kết có liên quan đến chủ quyền quốc gia hay không?

Tháng 5/2014 vừa qua, khi Trung Cộng đem giàn khoan HD-981 xâm lấn vùng biển Việt Nam, lần đầu tiên Công hàm 1958 liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký đã được đề cập công khai trên truyền thông nhà nước. Và rất nhiều người Việt Nam sửng sốt, kinh ngạc về cái công hàm vô cùng tai hại này.
Dù biện bạch thế nào, Công hàm 1958 được ký với nội dung tán thành Công bố của chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về chủ quyền và lãnh hải (bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) khiến người dân quan tâm, lo lắng đến vận mệnh đất nước phải đặt câu hỏi: Tại sao những thỏa thuận ký kết liên quan đến chủ quyền Tổ quốc Việt Nam lại bị ém nhẹm suốt hơn nửa thế kỷ? Và những thông tin này nhà nước Việt Nam chỉ bất đắc dĩ công bố khi Trung Cộng trưng ra như bằng chứng về cái gọi là quyền “sở hữu” của Trung Quốc đối với Hoàng Sa & Trường Sa.

Quyền được thông tin là cơ sở để người dân thực hiện quyền làm chủ đất nước. Trong trường hợp này, mỗi chủ nhân của nước Việt Nam phải nắm bắt thông tin, mới có thể chung sức hữu hiệu bảo vệ quyền lợi chính đáng của chính họ, cũng là của cả dân tộc Việt Nam.

Trên thực tế, mối quan hệ giữa chóp bu lợi ích nhóm trong hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc luôn che lấp những thông tin liên quan đến chủ quyền, nhân quyền, các vấn đề kinh tế – xã hội – văn hóa ở Việt Nam.

Hậu quả của “vùng tối” này là gì?
Nhân dân Việt Nam thường bị động trước các động thái gây hấn, lúng túng trước các thông tin do Trung Cộng đưa ra. Trong khi đó, nhà nước Việt Nam lại chủ trương đàn áp những ai muốn bạch hóa cái “hố đen” đó, khi người dân lên tiếng đòi hỏi hoặc tìm mọi cách để biết sự thật những gì đã và đang diễn ra.

Một trong những ký kết có liên quan đến vận mệnh quốc gia Việt Nam là “mật” ước Thành Đô 9-1990. Cho đến nay, gần một phần tư thế kỷ đã trôi qua, không có bất kỳ thông tin nào liên quan đến hội nghị này được nhà nước Việt Nam chính thức công bố.
Mọi người lo ngại trước viễn cảnh Việt Nam sắp biến thành xứ sở phiên thuộc của Trung Quốc qua những thông tin rò rỉ.

Đã có những cá nhân, tập thể yêu cầu nhà nước Việt Nam công bố thông tin này. Đáp lại, đang là động thái “mũ ni che tai”, phớt lờ trịch thượng, vô trách nhiệm.
Vận nước đang nguy nan, đòi hỏi người dân phải được biết và có quyền được biết những thỏa thuận ký kết trên lưng người dân, 24 năm trước, giữa các yếu nhân hai đảng và nhà nước, gây phương hại nền độc lập của Việt Nam từ đó đến nay và tương lai.

Chúng tôi có quyền được biết, và chúng tôi muốn biết những gì đã và đang diễn ra.
Các bạn –những người dân Việt Nam nặng lòng yêu nước, với trách nhiệm trước cha ông và hậu thế, hãy cùng chúng tôi cương quyết tranh đấu và kiên trì đòi hỏi trên cơ sở quyền được biết này.

Hãy bắt đầu từ nội dung Hiệp ước Thành Đô 9-1990.

Chúng Tôi Muốn Biết
image
Preview by Yahoo

_ 
 

Trịnh Kim Tiến: Hiệp ước Thành Đô năm 1990 là cái gì?














Tôi được sinh ra ở miền Bắc, cái nôi của XHCN, được giáo dục định hướng dưới mái trường XHCN. Tôi được học nhiều về những chiến công hiển hách, niềm tự hào dân tộc với những chiến thắng vang dội chống đế quốc, chống thực dân.

Nhưng tôi lại không hề được dạy cho biết đến những mất mát thương đau mà Trung Quốc - hàng xóm "tốt", anh em "tốt" đã và đang gây ra cho dân tộc, đất nước mình một cách đầy đủ. Chiến tranh biên giới Việt - Trung, nỗi đau Gạc Ma, tôi chưa bao giờ được nghe thầy cô kể về nó. Đó là nỗi đau thế hệ của tôi, một thế hệ bị bịt mắt, bịt tai bằng một thứ vinh quang ảo.

Cho đến khi mọi sự kiện, mọi ký kết buộc phải công khai, chúng tôi mới được quyền biết.

Đất nước này là của ai? Của nhân dân, của chúng tôi hay của một mình đảng Cộng sản, một nhóm lợi ích?

Nếu đất nước là của nhân dân thì chúng tôi có quyền yêu cầu được biết tất cả mọi thứ liên quan đến hiện tình đất nước. Chúng tôi cần được biết điều gì đã diễn ra trong tiến trình lịch sử ngay từ bây giờ.

Thông tin về chủ quyền quốc gia không thể do thời báo Hoàn Cầu hay Tân Hoa Xã công bố có chủ đích mà chúng tôi cần thông tin từ trong nước, từ chính phủ Việt Nam!

Hiệp ước Thành Đô năm 1990 là cái gì?

Tôi chưa biết, nhiều người như tôi cũng chưa biết rõ về nó và giờ chúng tôi muốn biết để con cái chúng tôi sau này được biết. Tôi không muốn con mình giống hình ảnh của tôi trước đây, lớn lên và bị giáo dục trong sự dối trá, giả tạo. Sống mà không được biết mình đang sống trong hoàn cảnh đất nước như thế nào.

Tôi Muốn Biết - Chúng Tôi Muốn Biết.
It’s Our Right To Know!



image
T do ngôn lun liên quan cht ch t do tiếp cn thông tin.
Preview by Yahoo


__._,_.___

Posted by: <ngophu72@cox.net_._,_.___

Posted by: <ngophu72@cox.net

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

My Blog List