Washington Post viết về đội
bóng No-U FC
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-12-23
2015-12-23
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Đội bóng No-U FC
Photo: facebook nguyen tuong thuy
Ngày 20 tháng 12 năm 2015, tờ Washington Post đăng bài phỏng vấn đội
bóng No-U FC tại Hà Nội với các câu hỏi về lý do hình thành và mục tiêu của đội
bóng đặc biệt này.
No-U FC là hình thức của một tổ chức xã hội dân sự tập trung
những người cùng chính kiến hoạt động công khai, bất bạo động với mục tiêu rõ
ràng là chống lại đường chín đoạn cũng như các hành động lấn chiếm chủ quyền
Việt Nam của Trung Quốc. Mặc Lâm tìm hiểu thêm chi tiết qua lời kể của anh
Nguyễn Chí Tuyến, người trả lời cuộc phỏng vấn với ký giả Simon Denyer của tờ
Washington Post.
Trước tiên anh Tuyến cho biết:
Người phóng viên phỏng vấn chúng tôi là Simon Denyer, ông ấy là trưởng
văn phòng của báo Washington Post tại Bắc Kinh. Ông ấy trực tiếp gặp chúng tôi
và hỏi chuyện, phỏng vấn chúng tôi về đội bóng No-U và những hoạt động của các
hội nhóm xã hội dân sự và những quan điểm, ý kiến của người dân Việt Nam đối
với mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay.
Mặc
Lâm: Anh có ngạc nhiên và hỏi ông ấy xem tại
sao tờ báo lại biết tới hoạt động của đội bóng No-U FC không?
Nguyễn
Chí Tuyến: Tôi cũng có hỏi sơ qua
nhưng ông không trả lời rõ việc tại sao ông nghe tên của đội bóng chúng tôi.
Ông nói là báo Washington Post cũng làm một loạt bài không chỉ về Việt Nam mà
tất cả các nước chung quanh. Ông ấy kể một số nước như Kazakhstan, Lào, Việt Nam,
Miến Điện là những nước có chung đường biên giới với Trung Quốc và có quan hệ
với họ. Việt Nam là nước đầu tiên ông ta thực hiện chuyến đi làm loạt bài này.
Còn lý do tại sao họ biết No-U FC thì ông không nói rõ với chúng tôi và tôi
cũng thấy không nên hỏi ông kỹ quá về chuyện đấy.
Tôi đoán là ông ấy biết vì có bài báo trước đây người ta có viết
về No-U FC vì đội bóng có liên quan đến chuyện những người lên tiếng phản đối
hoặc những người xuống đường biểu tình. Gần nhất là việc phản đối ông Tập Cận
Bình. Cũng có thể qua các bài báo khác có liên quan nhưng tôi không rõ tại sao
cho tới khi họ liên hệ và muốn gặp mặt chúng tôi tại Hà Nội.
Mặc
Lâm: Trong khi trao đổi thì Washington Post có
tìm hiểu về mục tiêu mà đội bóng đang theo đuổi cũng như lý do mà cái tên No-U FC
được sinh ra hay không?
Nguyễn
Chí Tuyến: Dạ có, họ có hỏi chúng
tôi về cái tên của đội bóng cũng như việc hình thành và hoạt động ra sao. Chúng
tôi đã trả lời về bối cảnh thành lập đội bóng và những thành viên đầu tiên là
những người từng quen biết và cùng xuống đường chống Trung Quốc vào mùa hè năm
2011.
Sau đó dần dần chúng tôi trở nên quen biết nhau.
Tháng Tám 2011
nhà cầm quyền ra văn bản không dấu, không số, không người ký không cho phép chúng
tôi biểu tình. Mỗi người có đi đâu thì rất nhiều người trong lực lượng công an
người ta đi theo để ngăn cấm, cản phá chuyện gặp mặt của mọi người cho nên
chúng tôi kể lại chuyện đội bóng xuất phát từ bối cảnh đấy.
Bọn tôi rất vui bởi vì có mặt trên quốc tế nhất là những tờ báo mà
trước đây như Reuters và bây giờ là Washington Post.
- Anh Nguyễn Chí Tuyến
- Anh Nguyễn Chí Tuyến
Đội bóng vừa mang tính hợp pháp và phải công khai để mọi người có
lý do gặp nhau. Mặc dù không làm gì, không đi biểu tình nhưng cũng gặp nhau để
biết vì trước đấy không ai biết ai cả. Chúng tôi cũng có nói bối cảnh ấy cho
ông ấy biết mà đề cập tới trong bài báo.
Mặc
Lâm: Từ năm 2011 tới nay các hoạt động chống
Trung Quốc của đội bóng vẫn tiếp tục không biết chính quyền có cản trở hay sách
nhiễu anh em trong đội nữa hay không?
Nguyễn
Chí Tuyến: Từ năm 2011 tới nay cũng
có lúc căng lúc giãn, lúc căng lúc chùng. Họ cũng cho chúng tôi biết người ta
đang theo dõi giám sát đội bóng nhưng tùy theo thời điểm hay liên quan đến một
vấn đề nào đó thì họ sẽ gia tăng chuyện cản phá, đàn áp. Gần nhất là hôm 30 tháng
10 vừa rồi chúng tôi kỷ niệm lần thứ tư ngày thành lập đội bóng. Chúng tôi dự
định đá trên sân bóng và tổ chức bữa tiệc trong nhà hàng thì họ đã ra lệnh cho
nhà hàng và sân bóng không cho chúng tôi thực hiện việc đó.
Thế nhưng sau đó
mấy hôm, đúng ngày 30 thì chúng tôi vẫn tổ chức cuộc gặp mặt thì họ đến đập phá
cái nhà hàng cho chúng tôi thuê. Họ cho người vào đập phá và bao vây rất đông.
Gần đây vẫn tiến hành các sinh hoạt của đội bóng còn sắp tới không biết
sẽ như thế nào. Chúng tôi thì việc ai nấy làm dùng sinh hoạt thể thao để gặp
mặt mọi người.
Mặc
Lâm: Và những điều anh vừa nói có được các anh
trình bày cho phóng viên Washington Post?
Nguyễn
Chí Tuyến: Chúng tôi cũng nói một
chút cho ông ấy biết là chúng tôi bị sách nhiễu và nói ví dụ gần nhất về ngày
30 tháng 10 vừa rồi. Chúng tôi cũng cho ông ấy biết chúng tôi bị cản phá liên
tục.
Mặc
Lâm: Được một tờ báo có uy tín toàn cầu chú ý và viết bài, tâm trạng
của riêng anh và toàn đội bóng như thế nào? Cảm thấy được khuyến khích, hỗ trợ
trên công luận hay cũng chỉ bình thường như các lần phỏng vấn khác?
Nguyễn
Chí Tuyến: Bọn tôi rất vui bởi vì
có mặt trên quốc tế nhất là những tờ báo mà trước đây như Reuters và bây giờ là
Washington Post. Chúng tôi biết họ là những tờ báo rất lớn và nổi tiếng thế
giới. Được họ quan tâm thì đội bóng không chỉ đơn thuần mang tính thể thao mà nó
còn góp phần làm những công việc của xã hội dân sự rất sơ khai và mới mẻ tại
Việt Nam. Chúng tôi rất vui vì được nhắc tới, nhất là các tờ báo lớn của quốc
tế. Chúng tôi nói chung rất là vui vì anh em cùng trả lời trực tiếp, nói chuyện
với phóng viên như vậy thì thấy là một niềm động viên, giúp chúng tôi đưa thông
tin liên quan đến Việt Nam ra với thế giới để nhiều người hiểu rõ hơn về tình
hình Việt Nam.
Mặc
Lâm: Xin cám ơn anh.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền