Giáo hội Công giáo: Làm từ thiện cũng gặp khó khăn
Vào những ngày sắp đến Lễ Giáng Sinh và ngày lễ cuối năm, các linh
mục, tu sĩ và thanh niên Công giáo ở Việt Nam càng bận rộn với những hoạt động từ
thiện, hoạt động xã hội hướng về những người nghèo, những người bị gạt ra bên
lề xã hội. Các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam cũng không ra ngoài thông lệ
đó. Bình thường trong năm, các linh mục của dòng này cũng thường xuyên có những
chương trình bác ái, xã hội. Vấn đề là ngay cả khi làm những việc này, họ còn
gặp rất nhiều khó khăn, nhất là từ các chính quyền các địa phương. Đó là điều
linh mục Lê Quang Uy, Phòng Bác Ái Xã Hội, Dòng Chúa Cứu Thế nhấn mạnh khi trả
lời phỏng vấn RFI qua điện thoại từ Sài Gòn ngày 11/12/2015.
Linh mục Lê Quang Uy 21/12/2015 Nghe
RFI:Kính
thưa Cha Lê Quang Uy, sắp đến ngày lễ Giáng sinh, trong khi các gia đình đang nhận
nhịp chuẩn bị cho ngày Noel sắp tới, thì Dòng Chúa Cứu Thế, cũng như các dòng
khác ở Sài Gòn, các cộng đoàn có những hoạt động từ thiện nào hướng tới những
người không may mắn ở Việt Nam?
LM
Lê Quang Uy: Thưa quý thính giả,
thưa anh, có thể nói là mỗi cha, mỗi thầy ở Dòng Chúa Cứu Thế chúng tôi, cũng
như các tu sĩ khác ở các dòng khác, mỗi người đều có ít nhất một nhóm người
cộng tác viên, đa số các anh chị em tín hữu, rất thân tín để cùng làm việc.
Trong những dịp lễ Giáng sinh, Tết Tây sắp đến, rồi Tết Ta hay các
dịp lễ đặc biệt khác thì mỗi nhóm như vậy đều lo cho người nghèo. Chẳng hạn
ngày 18/12 thì ngay tại sân tu viện Dòng Chúa Cứu Thế chúng tôi có “bửa ăn yêu
thương” của nhóm bạn người nghèo. Họ mời khoảng 100 người khuyết tật, bán vé số
rong đến ăn tối với nhau, chụp hình lưu niệm, có các nghệ sĩ đến biểu diễn văn nghệ
rất tự nhiên, rồi tặng quà cho họ.
Sau lễ Giáng sinh, đến cuối năm, thì ở sân giáo xứ Đức mẹ hằng cứu
giúp thì có một “bửa ăn yêu thương” khác lớn hơn, dành cho các thương phế binh
Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa, do Cha Lê Ngọc Thanh với một số cha khác của Dòng
Chúa Cứu Thế phụ trách.
Đúng lễ Giáng sinh này, các cha già thì phải ở nhà vì di chuyển khó khăn, nhưng các anh em trẻ thì tỏa đi dâng tháng lễ ở các nơi. Khi đi dâng thánh lễ như vậy thì có những nhóm giáo dân, nhất là các bạn trẻ đi theo để có thể có một hội chợ hay một buổi sinh hoạt văn nghệ. Sau lễ có những “bửa ăn yêu thương”, hòa vào những người thiếu thốn, những người nghèo đói. Có khi đó là trại tâm thần ở Đức Trọng, Lâm Đồng, có khi đó là mái ấm của những anh em bị khuyết tật, những nhà chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS, mái ấm “bảo vệ sự sống” dành cho những chị em lỡ lầm.
Đúng lễ Giáng sinh này, các cha già thì phải ở nhà vì di chuyển khó khăn, nhưng các anh em trẻ thì tỏa đi dâng tháng lễ ở các nơi. Khi đi dâng thánh lễ như vậy thì có những nhóm giáo dân, nhất là các bạn trẻ đi theo để có thể có một hội chợ hay một buổi sinh hoạt văn nghệ. Sau lễ có những “bửa ăn yêu thương”, hòa vào những người thiếu thốn, những người nghèo đói. Có khi đó là trại tâm thần ở Đức Trọng, Lâm Đồng, có khi đó là mái ấm của những anh em bị khuyết tật, những nhà chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS, mái ấm “bảo vệ sự sống” dành cho những chị em lỡ lầm.
Những người này không thể chen chân giữa các đám đông đến nhà thờ
dự lễ như những người bình thường được. Họ không thể di chuyển dễ dàng trên các
đường phố, nhất là những ngày như vậy, phố vẫn đông nghẹt người và xe cộ. Cho
nên các linh mục trẻ đến tận nơi dâng thánh lễ cho họ trong bầu không khí ấm
cúng, tặng quà cho họ và cùng với họ ăn một bửa ăn thân tình, ngon, giản dị,
không tốn kém.
Một số anh chị em tín hữa còn tổ chức các buổi đi xa hơn, và nếu
được thì rủ theo một cha, đến các buôn làng, đến những giáo điểm còn thiếu linh
mục trong đêm Giáng sinh để dân thánh lễ cho những nơi đó.
RFI:Thưa
Cha, trong mùa Giáng sinh 2015 này thì các cha và các giáo dân đến thăm những
địa điểm cụ thể nào?
LM
Lê Quang Uy: Chúng
tôi có thể kể các mái ấm mồ côi, các mái ấm khuyết tật, mái ấm bảo vệ sự sống,
nhà cho các cụ già. Các đoàn nhỏ khoảng 5,6 người, hoặc là những đoàn lớn hơn,
khoảng 30-40 chục người đến thăm những mái ấm đó, hoặc xa hơn thì lên các vùng
cao Tây Nguyên, các giáo điểm xa thành phố. Họ mang theo gạo, sữa, quần áo cũ.
Trong những ngày này, tại chỗ mà tôi đang ngồi trả lời phỏng vấn anh, chung
quanh tôi có rất nhiều quần áo mà mà bà con đã giặt sạch, bỏ trong bao gởi đến.
Rồi có những bà mẹ từ các giáo xứ ngồi lọc lại, chia ra, và xếp gấp tử tế, để
chuyển đến những vùng nói trên. Giáng sinh cũng là mùa lạnh. Đã đói mà còn lạnh
thì khỗ lắm!
Trong những lần sinh hoạt như vậy thì có các nhóm bạn trẻ, khuya
11-12 giờ đêm tỏa ra các ngả đường, chân cầu, góc các khu chợ, lề đường. Ở
những nơi đó, có những người xa quê, có công ăn việc làm nhưng không có nhà ở,
những người nhặt rác, bán vé số, không có tiền để về quê nên phải ở lại các lề
đường thành phố. Các bạn trẻ tỏa ra các ngả đường để thăm họ, nhưng phải đến từ
11-12 giờ đêm, chứ sớm hơn thì rất khó gặp được họ.
RFI: Ngoài
dịp lễ Giáng sinh thì bình thường trong năm, các cha của Dòng Chúa Cứu Thế và
các bạn trẻ cũng có những hoạt động bác ái, xã hội khác. Những hoạt động đó có được
dễ dàng hay đôi khi cũng gặp một số khó khăn?
LM
Lê Quang Uy: Nói về khó khăn thì
chắc là nhiều lắm, nhưng cũng là vấn đề tế nhị. Cái mà phải đối đầu nhiều, đó
là khó khăn từ phía Nhà nước, chính quyền, tại vì ở Việt Nam có những quy định
rất kỳ cục, đó là làm công tác từ thiện thì phải xin phép Mặt trận Tổ quốc,
chính quyền địa phương, mà khi xin phép như vậy thì họ kiểm soát, họ nắm giữ
nguồn hàng, họ tra hỏi mình là ai cho, bao nhiêu tiền, tiền ở đâu, cho để làm
gì ? Họ muốn quản lý, muốn là chính họ phân phát, nhưng thường là nếu để cho họ
phân phát thì tiền sẽ không đến tay người nghèo hoặc sẽ thất thoát khá nhiều. Cái
đó là kó khăn lâu nay đã gặp rồi.
Về phía Giáo hội Công giáo thì đây là tinh thần chung của người
Công giáo, không hề thể ngăn trở, mà trái lại khuyến khích thêm, nhất là bây
giờ có hội Caritas của các giáo xứ, giáo phận và của cả các dòng. Về phía Giáo
hội Công giáo thì chúng tôi thấy cái khó khăn đó không đáng kể. Ở mỗi nhà dòng
như nhà dòng chúng tôi thì tinh thần đều hướng về người nghèo, những người bị thương
tổn, những người bị xã hội bỏ rơi. Đó là bổn phận, là nghĩa vụ của lương tâm,
rất là tự nhiên chứ không phải là một cái gì bó buộc.
Lương tâm ấy chúng tôi được Tin mừng của Chúa soi dẫn. Chính chúng
tôi cũng được Thiên chúa xót thương. Bây giờ chẳng lẻ chúng tôi lại không đáp
trả tình thương ấy bằng cách xót thương những người anh em của mình, những người
nghèo, những người khốn khổ? Việc chúng tôi làm từ thiện là chuyện tất yếu, thể
hiện tình liên đới giữa mình với người nghèo.
Cũng xin nói rõ là các tôn giáo nói chung và Công giáo chúng tôi
nói riêng không làm từ thiện theo kiểu “xóa đói giảm nghèo”, như cách nói của chính
quyền, bởi vì trên thực tế họ nói “xóa đói giảm nghèo”, nhưng càng xóa thì lại
càng đói, càng giảm nghèo nhưng lại làm tăng cách biệt giàu nghèo, thì người
nghèo càng khổ hơn, chứ không giải quyết được vấn đề.
Chúng tôi không nhắm đến việc bố thí, phát chẩn xóa đói giảm nghèo
nhưng liên đới với người nghèo, không mong là xóa nghèo đói hoàn toàn, không
mong thay đổi được bộ mặt xã hội, nhưng tỏ tình liên đới để người nghèo không cảm
thấy bị bỏ rơi, thấy rằng ít nhất cũng có những người quan tâm đến họ, chia sẽ
với họ, theo tinh thần của người Việt Nam cộng thêm tinh thần của Tin mừng mà
chúng tôi đón nhận.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền