Tự do lập hội: Tương lai mù mịt
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-12-02
2015-12-02
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Một phiên họp của
Quốc hội khóa 13 trước đây, ảnh minh họa.
AFP
Dự thảo Luật về Hội sớm nhất cũng phải đến tháng 10/2016 mới được Quốc
hội khóa tới thông qua. Nhiều thập niên mòn mỏi trông đợi một số quyền tự do
căn bản của người dân Việt có thể sắp kết thúc. Nhưng tương lai về quyền tự do
lập hội ở Việt Nam vẫn là nghi vấn.
Hạn chế hay thúc đẩy quyền công dân?
Quyền tự do lập hội được qui định trong tất cả các bản Hiến pháp
của nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ 1946 tới 1992 và 2013, nhưng phải đến
gần đây một Dự thảo Luật về Hội mới được Quốc hội khóa 13 đem ra thảo luận. Tuy
vậy chỉ là thảo luận góp ý thế thôi, chứ việc biểu quyết thông qua được dành
cho kỳ họp thứ nhì của Quốc hội khóa 14, hình thành sau cuộc bầu cử sắp tới vào
năm 2016.
Trong tuần lễ cuối cùng của tháng 11, một số đại biểu Quốc hội đã mạnh
dạn nêu lên vấn đề ẩn chứa phía sau Dự thảo Luật về Hội, khi họ tự nêu câu hỏi
Luật về Hội thực ra để hạn chế hay thúc đẩy quyền công dân. Bởi vì Dự thảo Luật
về Hội có quá nhiều điều khoản khóa chặt quyền tự do lập hội của công dân.
Chẳng hạn như nhiều qui định mang tính hành chính can thiệp vào nội bộ hoặc gây
khó cho việc lập hội. Ngoài ra còn tạo ra tình trạng phân biệt đối xử, khi miễn
trừ 6 tổ chức không chịu sự chi phối của Luật về Hội là Mặt trận Tổ quốc, Công
đoàn tức Tổng Liên đoàn Lao Động, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ.
Đây là những tổ chức Hội do nhà nước thành lập và cấp ngân sách.
Đảng Cộng sản này vẫn kiên quyết giữ quyền lực và họ chưa có ý
định gì dân chủ hóa cả. Trên tổng thể như thế mọi động tác đều là động tác giả,
cho nên Luật Biểu tình thực sự là cấm biểu tình. Luật thành lập hội thực ra là
cấm thành lập những hội mà đúng nghĩa xã hội của nhân dân, tức là những tổ chức
xã hội dân sự.
-TS Hà Sĩ Phu
Theo Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu, nhà hoạt động lâu năm hiện sống ở Đà Lạt, trong
tiến trình dân chủ hóa đưa lại những quyền căn bản cho nhân dân trong đó có
quyền lập hội thì không có gì gọi là đột nhiên được chấp nhận, mọi thứ phải
cùng một hệ thống nhất quán với nhau.
TS Hà Sĩ Phu phân tích:
“Đảng Cộng sản này vẫn
kiên quyết giữ quyền lực và họ chưa có ý định gì dân chủ hóa cả. Trên tổng thể
như thế mọi động tác đều là động tác giả, cho nên Luật Biểu tình thực sự là cấm
biểu tình. Luật thành lập hội thực ra là cấm thành lập những hội mà đúng nghĩa
xã hội của nhân dân, tức là những tổ chức xã hội dân sự. Đảng lại thấy rằng cái
đấy là xu hướng không thể chối cãi thì ông ấy sẽ làm giả, tức là sẽ lập ra hội đó
nhưng phải duyệt thật kỹ, những hội nào để nhà nước vẫn còn giữ được quyền lãnh
đạo thì ông ấy cho thành lập. Còn những hội nào trái ý của Đảng thì không cho.”
Đối với bản Dự thảo Luật về Hội đang nằm ở Quốc hội và nhiều khả
năng sẽ được sửa đổi bổ sung trước khi Quốc hội khóa 14 biểu quyết thành luật.
TS Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập một tổ chức không được chính
quyền công nhận, từ Saigon phát biểu:
“Hiện nay vẫn còn giằng co, nhà nước vẫn muốn duy trì cơ chế xin cho.
Không muốn áp dụng hình thức đăng ký hoặc thông báo như ở các nước phát triển
đối với việc thành lập hội đoàn. Các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam đang đấu
tranh về việc này, kể cả đấu tranh về qui định trong Dự luật là không cho thành
lập những hội đoàn nào mà trùng lắp với hoạt động đã có sẵn của những hội đoàn
nhà nước.
Nếu đúng tinh thần như vậy có thể sẽ không có một hội đoàn xã hội dân
sự nào được thành lập, bên Văn Đoàn Độc lập thì trùng với Hội Nhà văn Việt Nam,
Hội Nhà báo Độc lập thì trùng với Hội Nhà báo Việt Nam…có lẽ chỉ có mỗi Hội cựu
Tù nhân Lương tâm là không trùng lắp với hội nào của chính quyền.”
Luật sư Trần Quốc Thuận nguyên Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
tán dương tinh thần góp ý của một số đại biểu quốc hội, khi họ đặt vấn đề Dự thảo
Luật về Hội cần xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các hội đoàn do nhà nước thành
lập, hoạt động bằng ngân sách nhà nước và các hội đoàn của xã hội dân sự .
Ông
nói:
“Đó là câu chuyện đóng góp ý kiến, dĩ nhiên một quốc hội trên 95% là
đảng viên, thì chắc họ cũng không dễ gì thông qua một luật hội thông thoáng, để
cho những người không phải là đảng viên tụ tập với nhau thành lập một hội có
sức mạnh của nó. Đó cũng là quy luật tự nhiên thôi.”
Không chấp nhận lực lượng đối lập?
Theo SaigonTimes Online, trong buổi thảo luận ngày 26/11/2015 tại Quốc
hội, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đơn vị TP.HCM băn khoăn về điều khoản miễn trừ
sự chi phối của Luật về Hội đối với 6 tổ chức gọi là các tổ chức chính trị - xã
hội có vị trí và vai trò đặc biệt và sử dụng ngân sách nhà nước, bao gồm Mặt
trận Tổ quốc, Công đoàn tức Tổng Liên đoàn Lao Động, Hội Nông dân, Đoàn Thanh
niên, Hội Phụ nữ.
Tờ báo trích lời ông Trương Trọng Nghĩa đề nghị cân nhắc lại
vấn đề này. Theo lời ông, Điều 16 Hiến pháp qui định mọi người đều bình
đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa , xã hội…trong khi Dự thảo Luật về Hội lại cho quyền
hội được thành lập theo nhu cầu của Đảng, Nhà nước và hoạt động được bảo đảm
bằng ngân sách nhà nước.
Mới vừa vào TPP đấy, thì công an đánh luôn hai đại diện của công đoàn
độc lập vừa thành lập là cô Đỗ Thị Minh Hạnh và ông Trương Minh Đức…tức là ông
ấy cấm ngặt những tổ chức mà ông ấy không thể chi phối.
-TS Hà Sĩ Phu
Soạn thảo Luật về Hội được cho là một công đôi việc của Nhà nước,
vừa thực thi Hiến pháp lại tạo cơ sở để thích nghi các điều kiện khó khi hội
nhập thế giới, nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Tất cả các
nước thành viên TPP phải tôn trọng quyền tự thành lập tổ chức nghiệp đoàn của
của người lao động tại cơ sở, quyền chọn lựa nghiệp đoàn, cũng như quyền
thương lượng tập thể và cao hơn nữa là quyền liên kết giữa các nghiệp đoàn...
Cùng về vấn đề này,
TS Hà Sĩ Phu nhận định:
“Mới vừa vào TPP đấy, thì công an đánh luôn hai đại diện của công đoàn
độc lập vừa thành lập là cô Đỗ Thị Minh Hạnh và ông Trương Minh Đức…tức là ông
ấy cấm ngặt những tổ chức mà ông ấy không thể chi phối. Còn những tổ chức mà
các ông ấy cho phép thì vẫn phải là giữ được sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có
thể đưa cán bộ vào tài trợ tiền và để phô ra rằng đấy là các tổ chức xã hội dân
sự. Nhưng đó là các tổ chức xã hội dân sự dưới sự lãnh đạo của Đảng thực chất
hay là gián tiếp…dù có vào TPP thì rồi ông ấy cũng đánh lừa quốc tế thôi. ”
Theo thông tin chính thức Việt Nam hiện có tới hơn 52.000 hội
trong đó có 483 hội hoạt động toàn quốc và hơn 8.700 hội có tính chất đặc thù tức
do ngân sách đài thọ toàn phần hoặc một phần.
Theo giới phân tích chính trị, Luật về Hội sắp ra đời sẽ khó có
khả năng là một Luật cởi mở về tự do lập hội. Nhất là trong thể chế chính trị
một đảng Cộng sản toàn trị, không chấp nhận bất kỳ lực lượng chính trị đối lập
thực sự nào.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền