Monday, May 9, 2016

Việt Nam: Biểu tình chống Formosa gây ô nhiễm, 100 người bị câu lưu


Việt Nam: Biểu tình chống Formosa gây ô nhiễm, 100 người bị câu lưu

media
Ảnh minh họa - Cuộc biểu tình tại Hà Nội ngày 01/05/2016, đòi bảo vệ môi trường sau vụ cá chết hàng loạt tại Vũng Áng, Hà Tĩnh.Reuters
Chủ nhật 08/05/2016, hàng ngàn người Việt Nam xuống đường lần thứ hai tại Hà Nội và Sài Gòn chống công ty thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, bị xem là thủ phạm thải chất độc gây ô nhiễm sát hại thủy sản các tỉnh miền trung. Chính quyền nhanh chóng đàn áp, câu lưu khoảng 100 người.
Theo AFP, biểu tình đã nổ ra cùng một lúc tại Hà Nội và Sài Gòn. Tại thủ đô Việt Nam, vào sáng nay, hàng trăm người đã tụ họp trước Nhà Hát Lớn. Một cựu chiến binh 68 tuổi, Nguyễn Mạnh Trung cho biết ông rất phẫn nộ vì « chưa bao giờ biển của Việt Nam bị ô nhiễm nghiêm trọng như thế ». Công an can thiệp nhanh chóng. Ít nhất một trăm người biểu tình bị áp giải lên xe chở đi.
Ở Nha Trang, một nhóm blogger tuần hành cũng với biểu ngữ đòi « biển sạch, chính quyền minh bạch chuyện cá chết hàng loạt ».
Cùng lúc đó, cuộc biểu tình lớn nhất diễn ra tại Sài Gòn, thủ phủ kinh tế Việt Nam. Các mạng xã hội cho biết có hàng ngàn người tham gia với biểu ngữ đòi « Formosa cút khỏi Việt Nam » « Cá cần nước sạch, dân cần minh bạch ».
Chính quyền huy động một lực lượng công an chìm, nổi, cảnh sát, dân phòng dùng hơi cay giải tán.
Sau vụ dân chúng biểu tình ngày chủ nhật 01/05 và lời kêu gọi tiếp tục xuống đường phản đối Formosa ngày 08/05 được tung lên mạng, nhà ở của một số blogger ở Hà Nội và Sài Gòn bị nghi là nòng cốt phong trào đã bị an ninh bao vây hay đóng chốt từ thứ bảy. Trái lại, một tháng trôi qua, từ khi cá chết hàng loạt trôi vào bờ biển bốn tỉnh miền Trung, chính phủ Việt Nam vẫn chưa « tìm ra thủ phạm ».
Từ Sài Gòn một thanh niên lần thứ hai đi biểu tình giải thích vì sao dân chúng bất bình, và vì sao anh tham gia chống Formosa gây ô nhiễm.
Qua điện thoại, người dân này cho biết : « Chúng tôi biểu tình là để bảo vệ môi trường biển bị xâm hại, cá chết hàng loạt. Thứ hai là cái sự minh bạch trong vấn đề tìm ra nguyên nhân cá chết và biển bị nhiễm độc mà nhà cầm quyền thì không minh bạch trong vấn đề đó làm dân bức xúc. Là công dân, tôi hoà mình vào anh chị em có cùng chung nổi bức xúc đó. Chúng tôi biểu tình ôn hoà đòi quyền lợi của người dân chứ không phải bị ai lôi kéo, kích động, xúi giục, cho tiền … thế mà chính quyền phản ứng rất mạnh….. »
 
Một người biểu tình tại Sài Gòn 08/05/2016 Nghe



'Bắt bớ' xảy ra trong biểu tình vì cá chết

  • 8 tháng 5 2016

Tại khu vực công viên 30/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tại công viên 30/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hàng trăm người đã đến với những biểu ngữ "Tôi cần biển sạch - Tôm cá", "Dân cần tôm cá", "Please protect our environment" (Xin hãy bảo vệ môi trường của chúng ta).




Đây là đợt xuống đường thứ hai tại thành phố này, sau thảm họa môi trường khiến cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam.

Nhiều xe bus được điều tới khu vực người biểu tình tập trung tại khu vực Nhà thờ Đức Bà - Thành phố Hồ Chí Minh.
Ảnh cho thấy người biểu tình bị bắt đưa lên xe bus đưa đi ngay tại khu vực này.


Xe bus được huy động tới nơi biểu tình để bắt người




Quang cảnh tại Nhà thờ Đức Bà sáng 8/5
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/05/08/160508044636_hanoi_bieu_tinh_640x360_other_nocredit.jpg
Bên ngoài nhà thờ Đức Bà, hàng rào thép gai được giăng ra

Các tuyến đường xung quanh như Nguyễn Du, Hai Bà Trưng đều bị phong tỏa. Một người dân Thành phố Hồ Chí Minh nói họ không được phép đi xe máy vào khu vực này.
Nhiều rào chắn đã được đưa đến khu vực này từ sớm - ảnh của một người dân cho biết. Hình ảnh một bạn đọc cung cấp cho BBC nói "hơi cay" đã được sử dụng với người biểu tình.
Hình ảnh bạn đọc cung cấp nói người biểu tình ở Thành phố Hồ Chí Minh bị "xịt hơi cay"
Đây là đợt xuống đường thứ hai tại thành phố này, sau thảm họa môi trường khiến cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam.
Tại Hà Nội, một số người tham gia xuống đường vì sự cố cá chết ở bốn tỉnh miền Trung đã bị "bắt bớ", "nhiều nhóm đã bị bắt và phá lẻ" - một nhà hoạt động nói.

Những người biểu tình tại Hà Nội tọa kháng và được đưa đi sau đó
Trong một clip được đưa lên mạng, những người tuần hành tại Hà Nội nói họ sẽ "đi quanh bờ hồ". Tuy nhiên, sau đó có tin khoảng 40 người ở khu vực Nhà Hát Lớn đã bị bắt "đưa lên xe"
Những người biểu tình ngồi xuống và ra dấu hiệu đặt chéo tay. Nhưng sau đó họ đã bị "đưa lên xe" và rời khỏi hiện trường.
Những người quay clip đều bị yêu cầu “xóa tại chỗ”, một người tham gia cho biết.
Nhiều khu vực tại Hà Nội bị phong tỏa
Bạn đọc của BBC mô tả buổi biểu tình tại Hà Nội: “Một ông bố dắt con trai đội mũ hải quân cương quyết không rời chỗ đứng của mình vì anh ta cho rằng không làm gì sai pháp luật. Anh ta yêu cầu công an và dân phòng đừng làm mất đi hình ảnh một xã hội tốt đẹp trong mắt con anh ta.”
“Một em bé có mẹ tên là Lan bị bắt đã kêu gào thảm thiết khiến một số công an và dân phòng lúng túng, cuối cùng người nhà của em bé đã dỗ em nín và đưa em về nhà với một lời an ủi: "Mẹ con là người tốt, yên tâm đi, đến chiều họ sẽ thả mẹ về.”
Người tham gia này cũng nói buổi xuống đường đã bị giải tán lúc 10 giờ sáng.
Trên trang blog cá nhân, nhà báo Phạm Đoan Trang viết trước hôm biểu tình lần thứ hai: "Chỉ một, hai tháng như vậy là Đảng và Nhà nước sẽ dẹp yên được dư luận và cho toàn bộ vụ Formosa - Vũng Áng chìm xuồng."
"Không được tiếp lửa, biểu tình cũng nguội dần. Nếu số người tham gia mỗi tuần đều giảm đi thì biểu tình sẽ ngày càng nhạt, mất dần sự chú ý của dư luận. Tệ nhất là khi từ con số hàng trăm, sau vài chủ nhật, chỉ còn trơ lại một số gương mặt nổi nhất, như vậy công an rất dễ xử lý, đàn áp “hậu biểu tình”. Sẽ không có cuộc “cách mạng cá” nào cả, như nhiều người đang mong đợi."
Tuần qua, Bộ Tài nguyên - Môi trường Việt Nam đã mời các nhà khoa học Đức, Nhật, Israel đến để tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt.
Nhà khoa học Nhật nói có khi đến một năm mới tìm ra nguyên nhân cá chết
Hôm giữa tuần, một vệt nước màu đỏ xuất hiện ở biển Quảng Bình, và kênh VTV8 đưa tin là "thủy triều đỏ" - Tuy nhiên, ngay sau đó, các nhà khoa học nói với BBC "Màu đỏ đấy và qua chụp hình chưa nói lên cái gì" và "phải chờ để phân tích."
Giáo sư Yoshihiko Yamada, thuộc Đại học Tokai, Nhật Bản, nói trên VTV: "có khi đến một năm thì mới tìm ra được đúng yếu tố, nguyên nhân".
Hôm 1/5, tại nhiều tỉnh ở Việt Nam đã xảy ra các cuộc xuống đường phản đối việc không có thông tin về thảm họa cá chết gây thiệt hại cho ngư dân miền Trung.
Cuộc biểu tình hôm 1/5 có hàng ngàn người tham dự tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.


image







Người biu tình ti TP.HCM và Hà Ni nói xy ra hin tượng "bt b", nhiu người b đy lên xe bus ri khi hin trường.

Aperçu par Yahoo


Nhà nước ngăn chặn và bắt giữ người biểu tình vì an toàn môi trường

Gia Minh, phóng viên RFA
2016-05-08
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_AB9K6.jpg
Dân quân địa phương đứng gác trước Nhà hát lớn, nơi người biểu tình lên kế hoạch một cuộc biểu tình chống Formosa, nhưng bị cảnh sát Hà Nội phá vỡ bằng cách bắt giữ hàng chục người. Ảnh chụp ngày 8 tháng 5 năm 2016.
AFP PHOTO
00:00/06:50
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Biểu tình vào ngày chủ nhật hôm nay 8 tháng 5 tiếp tục diễn ra tại hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn sau cuộc biểu tình hôm 1 tháng 5. Mục đích nhằm lên tiếng cho môi trường trong lúc vùng biển một số tỉnh miền Trung bị nhiễm độc khiến hải sinh vật chết trên diện rộng.
Tuy nhiên vào ngày chủ nhật 8 tháng 5, cơ quan chức năng chủ động ngăn chặn những người biểu tình.
Biểu tình trong ngăn trở
Những cuộc biểu tình vì môi trường sinh thái vào sáng 8 tháng 5 tại thủ đô Hà Nội và thành phố Sài Gòn không suông sẻ như vào chủ nhật 1 tháng 5.
Tôi bị bắt gần chỗ Nhà hát lớn khi tôi đang cùng tuần hành cùng bà con từ Bờ Hồ lên Nhà hát lớn.
- Ông Nguyễn Trường Chinh
Tuy nhiên theo ghi nhận, tại Hà Nội, một số người biểu tình đã tiến hành được việc lên tiếng của họ quanh Bờ Hồ, rồi tọa kháng trước trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố.
Tại Sài Gòn, những người biểu tình bị ngăn không được vào Công viên 30/4; tuy nhiên họ cũng tập trung được tại khu vực Nhà Thờ Đức Bà và đến khoảng 10 giờ phá được vòng vây của lực lượng chức năng rồi đi tuần hành một đoạn.
Hoạt động biểu tình kết thúc khi cơ quan chức năng đưa xe buýt đến đưa những người tham gia lên xe.
Bắt bớ - ngăn chặn
Blogger Nguyễn Hữu Vinh tại Hà Nội vào hơn 10:30 sáng cho biết từ nơi bị đưa đến sau khi bị chặn bắt giữa đường:
“Tôi đang ở Công an Quận Hoàng Mai. Sáng nay tôi đang đi bộ trên đường thì một nhóm người không có danh tính, chả có sắc phục nhảy xuống tự nhiên bắt tôi rồi đưa về số 7 Thuyền Quang, rồi lục soát.
Công an quận đưa tôi về làm việc mà tôi chưa biết làm việc gì. Tôi đang đề nghị họ cấp cho căn cứ, cơ sở luật pháp để làm việc.”
Anh Cao Hà Trực ở Sài Gòn cho biết từ ngày 7 sang đến sáng ngày 8 tháng 5 anh không thể nào ra khỏi nhà vì bị một lực lượng cả chục người canh gác quanh nhà anh:
“Hiện nay mười mấy người đang gác cửa nhà tôi không cho chúng tôi đi.”
Nhiều nhà hoạt động xã hội khác ở Hà Nội và Sài Gòn cũng chịu cảnh tương tự như anh Cao Hà Trực, mà theo như lời cô Nguyễn Trang Nhung là ở trong tình trạng mất tự do.
Thanh niên Nguyễn Hữu Tình cho biết tình hình tại nơi anh có mặt gần địa điểm Công viên 30/4 vào lúc 9:15 phút sáng như sau:
000_A4697.jpg
Người dân Hà Nội biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa vào ngày 01 tháng 5 năm 2016. AFP PHOTO
“Hiện tại quanh khu vực công viên lực lượng an ninh rất nhiều, có cả rào gai, thép gai để chốt chặn tại đó. Ngày hôm nay rõ ràng làm căng, quanh đó người dân rất nhiều.”
Một số người khác có thể tham gia biểu tình nhưng nhanh chóng bị bắt như trường hợp của ông Nguyễn Trường Chinh tại Hà Nội. Ông kể lại việc bị bắt đi như sau:
“Tôi bị bắt gần chỗ Nhà hát lớn khi tôi đang cùng tuần hành cùng bà con từ Bờ Hồ lên Nhà hát lớn. Tôi bị bắt cùng hai người là bà Ngân và bà Hương và họ đang chở chúng tôi về số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông.
Họ bắt tôi lúc khoảng độ 9 giờ. Từ 8:30 phút là chúng tôi từ Bờ Hồ đi lên, vừa đi được hai ngõ thì bị bắt ngay, chúng tôi đi đầu nên bị bắt bởi bọn côn đồ và công an. Hiện đang bắt về phường Quang Trung, đường Ngô Thời Nhiệm. Tôi đang bị quản thúc ở số 9 Ngô Thời Nhiệm, Hà Đông.”
Vượt qua sợ hãi
Số lượng vài ngàn người tham gia cuộc biểu tình hôm ngày 1 tháng 5 vừa qua được cho là con số người tự giác xuống đường đông đảo nhất trong vòng hơn 40 năm qua tại Việt Nam để bày tỏ nguyện vọng của họ với chính quyền.
Trong lần đó có một số trường hợp bị đánh đập, bắt đưa về trụ sở chính quyền, công an; tuy nhiên vào sáng 8 tháng 5 nhiều người vẫn xuống đường đến nơi biểu tình. Anh Cao Hà Trực nhận định về thái độ đó như sau:
“Nhà cầm quyền nếu không dùng bạo lực thì chắc chắn họ không nắm quyền được. Thói quen đối với dân của họ từ xưa đến nay là dùng bạo lực để cai trị. Như bản thân tôi là một dân oan vườn rau phường 6, Tân Bình chỉ đi khiếu kiện oan thôi nhưng họ thường xuyên dùng bạo lực để đánh chúng tôi.
Nhưng tôi nghĩ đến lúc này người ta không có chùn bước trước bạo lực nữa đâu. Đến hôm nay gọi là ‘tức nước, vỡ bờ’ rồi. Vào ngày 1 tháng 5 vừa rồi người dân đổ ra đường với số lượng mà chúng tôi không thể tưởng tượng được. Trước kia mình cứ nghĩ người dân mình vô cảm, người dân mình sợ bạo lực. Nhưng vào ngày 1 tháng 5 vừa rồi chính tôi thấy người dân không hề biết đến chính trị, không muốn dính dáng đến Nhà nước, đã đứng lên đòi thông báo chính thức của nhà cầm quyền về chuyện ảnh hưởng môi trường như vậy.
Hiện tại những anh em bị bắt đưa về đồn công an, nhưng được biết trên xe buýt vẫn bình tĩnh, vẫn hát, giơ khẩu hiệu để phản đối việc bắt giữ vô cớ của nhà cầm quyền.
- Hà Vân
Anh coi nhiều đoạn video clip trên mạng mấy ngày hôm nay, những người bị đánh cương quyết đến đồn công an để hỏi tại sao đánh tôi, tại sao lấy chứng minh nhân dân của tôi. Theo quan điểm của tôi, người dân Việt Nam không còn sợ và thoát ra sự sợ hãi.”
Bạn nữ Hà Vân từ Hà Nội vào sáng ngày 8 tháng 5 cũng bị chặn không thể hòa chung vào đoàn người biểu tình đi quanh Bờ Hồ và tọa kháng trước Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, nhưng cô cho biết sẽ vẫn phải lên tiếng:
“Chắc chắn vẫn lên tiếng. Hiện tại những anh em bị bắt đưa về đồn công an, nhưng được biết trên xe buýt vẫn bình tĩnh, vẫn hát, giơ khẩu hiệu để phản đối việc bắt giữ vô cớ của nhà cầm quyền.”
Trong khi đó bà Cấn Thị Thêu, một người kiên trì đấu tranh vì đất đai, đưa ra lý do tham gia và cách thức lên tiếng trong thời gian tới:
“Việc môi trường bị ô nhiễm gây ra cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, thì chúng tôi cũng là công dân Việt Nam, chúng tôi vẫn phải chịu những tác động từ ô nhiễm đó nên chúng tôi thấy trách nhiệm phải bảo vệ môi trường biển.
Tôi thấy những điều họ đưa ra là thể hiện sự vô trách nhiệm đối với môi trường biển của Việt Nam. Lúc thì họ nói do tác động hóa chất của con người, lúc thì nói thủy triều đỏ, tảo nở hoa… Rất nhiều điều mà chúng tôi thực sự không tin tưởng vào họ. Chúng tôi thấy họ đang thờ ơ với thảm họa thiên tai ở miền Trung, chúng tôi rất bất bình trước những việc làm của chính quyền nên bằng mọi giá thể hiện quyền công dân của mình, tiếp tục lên tiếng để bảo vệ môi trường biển của chúng tôi.
Tôi nghĩ họ có thể ngăn cản, đàn áp chúng tôi ngày hôm nay nhưng họ không thể ngăn cản chúng tôi được các ngày sau. Nên bằng mọi cách, bằng mọi giá chúng tôi cũng sẽ thể hiện trách nhiệm đối với môi trường, đối với cuộc sống của chúng tôi.”
Tin cho biết tại Nha Trang, một nhóm nhỏ các nhà hoạt động cũng xuống đường và bị lực lượng chức năng chặn mời về làm việc.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

My Blog List