Nguyễn Phú Trọng lịch sự chăm sóc tận tình các nhà hoạt động xã
hội dân sự ..đến thế là cùng!
'Thật đáng tiếc không cho gặp bất đồng'
- 9
giờ trước
Việc không cho phép một số các nhà hoạt động xã hội dân sự là
khách mời của Tổng thống Mỹ được gặp ông trong chuyến thăm Việt Nam của chính
khách Mỹ tại Hà Nội là 'một cách làm không chuyên nghiệp' và là điều 'rất đáng
tiếc', theo các khách mời Tọa đàm của BBC.
Trao đổi với Bàn tròn thứ Năm của BBC với chủ đề về cơn sốt Obama
tại Việt Nam mới đây, một nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam từ Đại
học Bình Dương, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, nói:
"Tôi thấy đáng tiếc, thật sự đối với tôi là đáng tiếc, mà nếu
nói theo thuật ngữ thời thượng bây giờ người ta nói thì việc chặn một số người
mà nhất là những người có tiếng nói tương đối có trách nhiệm trong xã hội dân
sự, thì đó là một cách làm không chuyên nghiệp.
"Thật là đáng tiếc, trong khi Tổng thống Obama đã rất nhiệt
tình và thể hiện cả sự nhún nhường nữa trong bài phát biểu đó của ông, ta có
thể so sánh bài phát biểu của Obama ở Cuba nó khác bài phát biểu ở Việt Nam rất
nhiều, mặc dù đề cập vấn đề giống nhau.
"Chứng tỏ rằng ông Obama đã có sự nhân nhượng và tôi nghĩ rằng
cuộc gặp này chắc chắn là được thỏa thuận giữa hai bên, nhưng đến phút cuối
cùng thì lại không thành công, thật là đáng tiếc."
'Chuyện rành rành'
Tại Bàn tròn hôm 26/5 của BBC, Tiến
sỹ khoa học Nguyễn Quang A, một trong những khách mời của ông Obama tại cuộc
tiếp xúc mà lẽ ra ông có thể gặp Tổng thống Mỹ tại Hà Nội hôm 24/5, nói:
"Một chuyện rành rành,
tức là an ninh Việt Nam chặn, thực sự là ngày hôm trước, tôi nhận được giấy mời
từ ngày 19/5, nhưng mà bởi vì được dặn là không có tiết lộ ra, nên báo chí có
hỏi thì tôi cũng lờ đi.
"Nhưng đến ngày 23/5, ngày 22/5 bầu cử vẫn rất bình thường,
tôi vẫn đi đủ mọi nơi, nhưng mà đến ngày 23 thì hai chục an ninh quây xung
quanh nhà và thực sự là không đi ra được đâu cả, bởi vì ngày 23 tôi đã nghe
được tin là nhà báo Đoan Trang đã bị câu lưu và ngày 23 tôi không đi được.
"Và về đến nhà là một giờ chiều, tức là lúc đấy là lúc Tổng
thống Obama sắp sửa đi ra sân bay Nội Bài để đi vào Sài Gòn."
Khi được hỏi còn có trường hợp nào khác được ông Obama mời mà
không thể tới gặp Tổng thống Mỹ hôm thứ Ba, ngày 24/5, hay không, nhà vận động
xã hội dân sự tại Việt Nam, ông Nguyễn Quang A, nói tiếp:
"Tôi được biết là luật sư Hà Huy Sơn cũng bị chặn, không được
đi, nếu như Luật sư Hà Huy Sơn mà đi thì chắc cũng lại bị bắt như tôi, rồi có
một bạn trẻ nữa tên là bạn Thảo Theresa, một nhà hoạt động, thì cũng bị trường
hợp như vậy."
'Gai góc, đáng tiếc'
Khi được đề nghị bình luận về sự việc này, bà Thảo Griffiths, Trưởng Đại diện
Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, nói:
"Những người đã theo dõi quan hệ Việt - Mỹ trong suốt 21 năm
qua thì đều biết rằng vấn đề quyền con người là một vấn đề gai góc trong quan
hệ Việt - Mỹ, và tôi tin rằng trong chương tiếp theo của quan hệ Việt - Mỹ, vấn
đề này tiếp tục là một thách thức đối với hai bên, đối với cả hai chính quyền,
hai quốc gia.
"Và trong chuyến thăm lần này của Tổng thống Obama cũng có
một thỏa thuận mà hai bên cùng ký đó là hợp tác nâng cao năng lực thực thi pháp
luật, tôi hy vọng rằng đây là một trong những chương trình tăng cường hơn nữa
sự tương tác giữa hai bên, bởi vì dù cách tiếp cận của chúng ta sẽ còn khác
nhau, nhưng mà chúng ta càng có nhiều sự tương tác với nhau, thì chúng ta càng
xích lại gần nhau nhiều hơn trong những năm tới," bà Thảo Griffiths nói
với BBC.
"Tôi nghĩ tôi cũng chia sẻ với ý kiến của Tiến sỹ Vũ Cao
Phan rằng là thật là đáng tiếc, đáng tiếc rằng là cuộc gặp của những người như
là Tiến sỹ Nguyễn Quang A và một số người nữa với Tổng thống Obama đã không
thành hiện thực, cho dù là đã có một sự chuẩn bị trước.
"Tôi cho rằng xã hội sẽ càng ngày càng đa dạng và việc nghe
được những tiếng nói đa dạng là điều rất quan trọng, để mà có thể đi đến những
thỏa thuận làm lợi cho tất cả mọi người.
"Thế thì việc những tiếng nói khác không có cơ hội để được
nói lên thì là một điều đáng tiếc cho Việt Nam," Tiến sỹ Khuất Thu Hồng nói với Bàn tròn của BBC.
Được biết theo lịch trình chuyến thăm của Tổng
thống Hoa Kỳ tại Việt Nam, được Nhà trắng công bố, vào sáng ngày 24/5, ông
Obama sẽ có cuộc gặp mặt với các nhà hoạt động xã hội dân sự ở Việt Nam.
Tại cuộc gặp, về phía Mỹ, ngoài Tổng thống Obama, còn có nhiều
quan chức quan trọng khác của chính quyền Mỹ tham dự, trong đó có Ngoại trưởng
John Kerry, bà Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống, Đại sứ Hoa
Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius và nhiều quan chức khác.
Quý vị có thể theo
dõi các bàn tròn của BBC liên quan chuyến thăm của ông Obama tới Việt Nam tại đây và tại đây.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền