Nhân quyền tại Việt Nam không
có tiến triển
Kính Hòa, phóng
viên RFA
2016-05-11
2016-05-11
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Phóng viên Kính
Hòa và Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng (phải) tại trụ sở RFA hôm 9/5/2016.
RFA
00:00/07:19
Tổ chức Mạng lưới nhân quyền Việt Nam vừa ra bản báo cáo về tình trạng
nhân quyền trong năm qua. Người điều phối hoạt động của tổ chức này là Tiến sĩ
Nguyễn Bá Tùng dành cho RFA cuộc trao đổi về vấn đề này.
Nhà nước không do dân và vì dân
Trước tiên ông đưa ra những điều mới trong bản báo cáo này về tình
hình nhân quyền tại Việt Nam:
TS Nguyễn Bá Tùng: Có một số điểm cần ghi nhận về chuyện sửa đổi luật lệ về nhân
quyền, chẳng hạn như là có tu chính về hình luật, luật tố tụng hình sự, luật
tạm giam tạm giữ là luật mới.
Đó là những cái mới đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi
về nhân quyền. Đồng thời, năm vừa rồi chúng tôi ghi nhận có đến 30 tù nhân
chính trị được thả. Đó là những cái mà chúng tôi cho là tích cực, tiến bộ. Tuy
nhiên khi nhìn lại, vấn đề thi hành những cái luật đưa ra thì chúng tôi nhìn
thấy khoảng cách rất xa giữa cái điều nói và cái điều làm, nghĩa là có luật mới
nhưng mà vẫn chơi luật rừng.
Vấn đề thứ hai là những người thả ra có phải do bởi thiện ý của
nhà nước hay không, hay là do áp lực chính trị của thế giới, hay là những người
thả ra chỉ vì hết án tù, hay do họ (nhà cầm quyền Việt Nam) có một thái độ mới
về vấn đề nhân quyền.
Khác với nhận xét của một số nhà quan sát cho rằng có tiến bộ, tôi
hoàn toàn không đồng ý với những nhận xét cố ý làm đẹp bộ mặt của nhà nước.
-TS Nguyễn Bá Tùng
Chúng tôi ghi nhận có 3 người đặc cách được thả, những người còn
lại là hết án tù.
Trường hợp của anh Lê Thanh Tùng thì thả ra đầu năm, cuối năm bắt lại.
Rồi tiếp theo đó là vừa qua lại có một đợt bắt bớ nhiều hơn. Chẳng hạn như việc
bắt luật sư Đài và người cộng tác của anh, rồi việc đưa Anh Ba Sàm ra xử, rồi
việc bắt anh Nguyễn Ngọc Già.
Khác với nhận xét của một số nhà quan sát cho rằng có tiến bộ, tôi
hoàn toàn không đồng ý với những nhận xét cố ý làm đẹp bộ mặt của nhà nước.
Kính Hòa: Thưa ông, ông có nói nhà nước Việt
Nam có tiến bộ khi ra những luật mới, nhưng việc thi hành thì có vẻ cũng như
cũ, vậy theo ông tại sao có một khoảng cách giữa việc cho ra luật và thi hành luật?
TS Nguyễn Bá Tùng: Thứ nhất họ cho ra những luật mới có vẻ tiến bộ để áp ứng yêu
cầu của dư luận quốc tế, chẳng hạn như họ là thành viên của Liên Hiệp Quốc.
Vì sao có chuyện đó? Tôi cho rằng việc quan trọng nhất là ý chí
độc tôn lãnh đạo, đó là nguyên nhân của mọi vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Kính Hòa: Có những người bất đồng chính kiến
bên trong Việt Nam nói rằng việc xích lại gần nhau giữa Mỹ và Việt Nam như là
chuyến thăm Nhà Trắng của ông Nguyễn Phú Trọng, hay phát biểu của các viên chức
ngoại giao Hoa Kỳ. Những người bất đồng chính kiến này nói rằng việc xích lại
gần nhau đó làm cho những nhà lãnh đạo Việt Nam thấy rằng người Mỹ không có tìm
cách thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam, do vậy chính quyền Việt Nam tự tin
hơn trong việc đàn áp những người đối kháng trong nước. Ông có chia sẻ quan
điểm đó không?
TS Nguyễn Bá Tùng: Vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, của nhà nước Việt Nam nó phụ thuộc
vào nhiều vấn đề hơn là mình nghĩ.
Nhân quyền đối với chúng tôi là phẩm giá của con người Việt Nam,
còn đối với chính quyền cộng sản thì có nhiều vấn đề, trong đó có kinh tế quân
sự.
Trong quan hệ Hoa Kỳ Việt Nam có các vấn đề chính trị, quân sự, Trung Quốc,
tất cả những cái đó nó chồng chéo lên nhau. Ngay cả người Hoa Kỳ họ nhìn vấn đề
nhân quyền Việt Nam cũng trên những quan điểm đó, chứ không thuần túy nhân
quyền vì nhân quyền, mà là nhân quyền trong chính trị, kinh tế, quân sự… trong
bàn cờ thế giới.
Kính Hòa: Tức là ông ít hay nhiều cũng đồng ý
chuyện xích lại gần nhau đó làm Hà Nội tự tin hơn, không lo ngại là người Mỹ
lớn tiếng can thiệp vô vấn đề nhân quyền Việt Nam…
Chúng tôi thấy có sự liên hệ chặt chẽ giữa nhân quyền và vấn đề
môi sinh. Nếu nhà nước thực sự do dân và vì dân thì có sự đóng góp của người
dân, thì đã không xảy ra chuyện này.
-TS Nguyễn Bá Tùng
-TS Nguyễn Bá Tùng
TS Nguyễn Bá Tùng: Đúng, câu trả lời là của tôi đó là hệ quả tất yếu của điều tôi
mới nhận xét.
Kính Hòa: Nhưng những giá trị nhân quyền cũng
nằm trong máu thịt của người Mỹ?
TS Nguyễn Bá Tùng: Tất nhiên, nhưng người Hoa Kỳ là khác, chính quyền Hoa Kỳ là
khác. Chính quyền Hoa Kỳ đại diện cho người dân Hoa Kỳ, nhưng khi họ nhận trách
nhiệm thì họ đặt quyền lợi của người Mỹ lên trên hết.
Kính Hòa: Hiện ở Việt Nam đang xảy ra một cuộc
khủng hoảng môi trường sống, với môi trường biển, mà hiện chưa có đường hướng
giải quyết. Theo ông thì quan hệ giữa vấn đề môi trường và nhân quyền, chẳng hạn
như hai cuộc biểu tình lớn vừa qua, ở Việt Nam đang như thế nào và sẽ phát
triển ra sao?
TS Nguyễn Bá Tùng: Chúng tôi thấy có sự liên hệ chặt chẽ giữa nhân quyền và vấn đề
môi sinh. Nếu chính quyền Việt Nam thật sự tôn trọng nhân quyền thì đã không
xảy ra chuyện này. Nếu nhà nước thực sự do dân và vì dân thì có sự đóng góp của
người dân, thì đã không xảy ra chuyện này.
Ngược lại nếu môi sinh mà được tôn trọng, thì chắc chắn đời sống người
dân sẽ được nâng cao. Người dân sẽ nhận được nước sạch, không khí trong lành.
Những cái đó là nhân quyền, là quyền sống, quyền an sinh xã hội. Đàng này nhà
nước này là nhà nước độc tài không có ý kiến của người dân, nên họ quản lý vấn
đề thiên nhiên theo quyền lợi của họ là một thiểu số.
Chừng nào còn độc tài chính trị thì chắc chắn vấn đề môi sinh sẽ
không được giải quyết.
Kính Hòa: Cũng có những ý kiến từ những nhà
quan sát, thậm chí từ những nhân vật của chính quyền Việt Nam hiện nay, rằng
Việt Nam sẽ cải cách nhưng cần có một lộ trình dài, họ lo ngại là cải cách sớm quá
sẽ tạo bất an xã hội, không ổn định để phát triển đất nước. Ông có một lời
khuyên nào không?
TS Nguyễn Bá Tùng: Tôi không đồng ý với quan điểm đó, vì vậy trong bản báo cáo này,
có một khuyến nghị là bỏ điều bốn Hiến Pháp vì đó là nguồn gốc của mọi việc xấu
tại Việt Nam. Chừng nào đảng cộng sản còn nắm độc quyền ở Việt Nam thì chứng đó
vấn đề nhân quyền, mọi quyền, từ quyền sống, quyền lao động, quyền an sinh xã
hội, quyền kinh tế, quyền ăn nói đều không thể cải thiện được. Vấn đề nói rằng
cải tiến theo từng bước một, cái đó chỉ kéo dài thời gian để bỏ đầy túi mà
thôi.
Kính Hòa: Xin cám ơn ông.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền