CNN : « Bước
nhảy tế nhị » của Obama về nhân quyền Việt Nam
Tổng thống Obama phát biểu với nhân dân Việt Nam
tại Hà Nội ngày 24/05/2016.Reuters
Truyền thông Mỹ ngày 25/05/2016 tiếp tục bình luận nhiều về chuyến
viếng thăm Việt Nam của tổng thống Barack Obama. Đài truyền hình CNN thì chú ý
đặc biệt chú ý đến lĩnh vực nhân quyền trong chuyến đi này qua bài mang tựa : «
Bước nhảy tế nhị của Obama về tình trạng nhân quyền « tồi tệ » của Việt
Nam".
Theo CNN, trong bài diễn văn hôm qua, 24/05, tổng thống Obama đã
cố đi vững bước trên một con đường khó khăn, cân bằng những lời chỉ trích về
nhân quyền với những lời ca ngợi các tiến bộ trong lĩnh vực này. Nhưng khi làm
như vậy, có vẻ như ông đã cho quốc gia Cộng sản này một « giấy phép » hào phóng
hơn là đối với các nước khác có những vi phạm nhân quyền tương tự.
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch gần đây đã nhận định rằng
tình trạng nhân quyền của Việt Nam « tồi tệ » về mọi mặt, nhưng tổng thống Mỹ
có vẻ đề cập đến vấn đề tế nhị này một cách thận trọng nhất, vào lúc mà hai nước
cuối cùng đã bình thường hóa hoàn toàn quan hệ.
CNN ghi nhận rằng, trái ngược hẳn với những lời chỉ trích nặng nề
đối với những nước khác mà ông đã viếng thăm trước đó, chẳng hạn Kenya hay
Ethiopia, tổng thống Obama đã đợi đến cuối bài phát biểu đến nhân dân Việt Nam
mới đề cập đến vấn đề này. Như là để giảm nhẹ những chỉ trích đối với chế độ Hà
Nội, ông đã nêu lên những vấn đề mà ngay chính nước Mỹ cũng phải đang giải
quyết như tình trạng phân biệt chủng tộc, hay bất bình đẳng nam nữ về lương
bổng.
Theo CNN, so sánh tình trạng
nhân quyền ở Mỹ với nhân quyền ở quốc gia Cộng sản độc đảng vẫn còn giam giữ tù
chính trị và kiểm duyệt thông tin có vẻ hơi quá lố, nhưng ông Obama muốn nói
với mọi người rằng không có quốc gia nào hoàn hảo.
Cũng theo CNN, tổng thống Mỹ đã nói rất chung chung, tránh nêu cụ
thể các vấn đề về nhân quyền của Việt Nam. Ông Obama nói : « Hoa Kỳ không tìm
cách áp đặt một hệ thống chính trị của chúng tôi lên Việt Nam. Những quyền mà
tôi nói không phải là những giá trị của Mỹ, mà là những giá trị phổ quát đã
được ghi trong bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Những quyền này được ghi trong
Hiến pháp Việt Nam. Hiến pháp này quy định rằng công dân có quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin, tự do hội họp, tự do lập hội và
tự do biểu tình ».
Các quan chức Nhà rằng thì ghi nhận là đài truyền hình Nhà nước đã
truyền trực tiếp toàn bộ bài phát biểu của tổng thống Obama đến nhân dân Việt
Nam. Đây quả là một tiến bộ so với cách đây 20 năm, khi người dân Hà Nội không
được phép nói chuyện với người nước ngoài.
Nhưng theo lời phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes nói với các
phóng viên, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn cảm thấy khó chịu. Theo
CNN rõ ràng là Nhà trắng tránh chỉ trích nặng nề Việt Nam, vào lúc mà các hiệp
định đang được ký kết, hợp tác giữa hai nước còn mới và Việt Nam đang nỗ lực
nâng cao tính minh bạch và trao cho người dân nhiều quyền hơn.
Tiến trình này chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu. CNN trích lời Ngoại
trưởng John Kerry nói với các phóng viên : « Chúng ta phải nhìn nhận rằng sẽ
mất nhiều thời gian cho sự chuyển biến văn hóa, chuyển biến thế hệ, để người
dân có thể học cách hành xử các quyền tự do ». Ông Kerry nói tiếp : « Khi nào mà
chúng ta thúc đẩy đi đúng hướng, như tổng thống đã làm hôm nay, chúng ta có thể
nhìn về phía trước với sự tin tưởng tuyệt đối rằng chuyển biến đó sẽ trở nên
vững chắc. »
Bloomberg News :Mỹ quan ngại về việc ba nhà hoạt động không được
gặp Obama
Hãng tin Bloomberg News hôm nay cũng đề cập đến vấn đề nhân quyền
trong chuyến viếng thăm Việt Nam của tổng thống Obama. Hãng tin này viết : « Một
ngày sau khi cho rằng Việt Nam đã đạt đủ tiến bộ về nhân quyền để Hoa Kỳ dỡ bỏ
lệnh cấm vận vũ khí, tổng thống Obama đã chê trách nước chủ nhà về cách đối xử
với các nhà bất đồng chính kiến và cho biết là chính quyền đã ngăn không cho
một số nhà hoạt động đến gặp ông. »
Phát biểu sau cuộc gặp gỡ với một số nhà hoạt động và nhà bất đồng
chính kiến tại Hà Nội hôm qua, tổng thống Obama nói : « Mặc dù đã có một số
tiến bộ khiêm tốn và mặc dù chúng tôi hy vọng là với một số cải tổ luật pháp đã
được thông qua, sẽ có thêm những tiến bộ, nhưng vẫn có những người gặp khó khăn
trong việc tập hợp và tổ chức một cách ôn hòa về những vấn đề mà họ rất quan
tâm. »
Theo Bloomberg News, phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes cho
biết là chính phủ Mỹ đã chính thức bày tỏ mối quan ngại về việc ít nhất ba
người được mời đến dự cuộc gặp gỡ với tổng thống Obama đã bị ngăn cản đến dự và
chính quyền Mỹ cũng đã thi hành các bước để bảo đảm là những người đến gặp tổng
thống Obama không bị trừng phạt sau đó.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng tuyên bố với các phóng viên rằng
ông rất thất vọng về việc các nhà hoạt động bị ngăn cản đến dự cuộc gặp gỡ, tuy
ông nhấn mạnhg rằng chỉ riêng việc cuộc gặp gỡ này diễn ra đã là một dấu hiệu
tiến bộ. Ông Kerry cho biết đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ tiếp xúc với
đại diện xã hội dân sự và nói chuyện một cách thoải mái như vậy.
Bloomberg News nhắc lại rằng chuyến viếng thăm của tổng thống
Obama diễn ra vào lúc đang trỗi dậy một phong trào phản kháng hiếm thấy ở Việt
Nam. Trong những tuần qua, hàng ngàn người dân đã xuống đường để phản đối về
tình trạng hàng triệu cá biển chết, bị nghi là do ô nhiễm công nghiệp từ công
ty Formosa Hà Tĩnh.
Công an đã dùng vũ lực để giải tán các cuộc biểu tình ngày 08/05
và đã ngăn chận được các cuộc xuống đường ngay trước khi tổng thống Obama đặt
chân đến Việt Nam đêm 22/05. Tại Sài Gòn, các hàng rào cảnh sát và an ninh được
dựng lên ở nhiều nơi và các nhà đối lập bị chặn không thể ra khỏi nhà.
Theo tổ chức Human Rights Watch, hiện còn hơn 100 tù chính trị bị
giam ở Việt Nam. Cuối năm ngoái, chính đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã chỉ
trích « việc sách nhiễu và giam giữ những nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa ».
Theo đại sứ Mỹ, xu hướng đáng lo ngại ngày có nguy cơ che lấp những tiến bộ về
nhân quyền của Việt Nam trong những năm gần đây.
Về phần tổ chức Ân xá Quốc tế thì đã kêu gọi tổng thống Obama đòi
Hà Nội trả tự do cho các tù chính trị, cho biết có 6 nhà hoạt động ôn hòa đã bị
bắt giữ trong những ngày trước chuyến viếng thăm của ông.
Tổng thống Obama đã hy vọng là việc Việt Nam gia nhập hiệp định
TPP sẽ thúc đẩy cải thiện nhân quyền. Khi thương lượng hiệp định này, Hà Nội đã
đồng ý cho thành lập các công đoàn độc lập, mặc dù họ có thời hạn đến 5 năm để
thực hiện đầy đủ cam kết này.
Nhưng Bloomberg News trích lời nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp tại
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nói rằng không rõ là chính quyền Việt
Nam sẽ tạo điều kiện cho các công đoàn độc lập như thế nào. Ông nói : « Họ muốn
các công đoàn độc lập chỉ hoạt động để bảo vệ quyền lợi của công nhân, chứ
không lợi dụng để làm chính trị ».
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền