HK phản đối CSVN ‘ngăn cản’ các nhà hoạt động nhân quyền l/l với Tổng thống Obama
Chính quyền Mỹ hôm nay chính thức lên tiếng phản đối việc Việt
Nam cản trở một số nhà hoạt động tới gặp Tổng thống Obama ở Hà Nội.
Trước đó, người đứng đầu Nhà Trắng chỉ có thể gặp 6 nhà hoạt
động, và tin cho hay, một số người được mời đã vắng mặt.
Trao đổi với báo giới, ông Obama sau đó nói: “Tôi phải nêu ra rằng có nhiều nhà hoạt động khác được mời mà bị ngăn không được đến vì những lý do khác nhau”.
Tổng thống Mỹ nói thêm rằng “dù đã có tiến bộ khiêm tốn, chúng
tôi hy vọng rằng các cải cách pháp luật đang được soạn thảo rồi được thông qua
sẽ dẫn tới nhiều tiến bộ hơn. Vẫn có những người cảm thấy khó khăn hội họp một
cách ôn hòa để nói lên những vấn đề mà họ thực sự quan tâm”.
Phó Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, ông Ben Rhodes, hôm
nay nói rằng chính quyền của ông Obama và đích thân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
đã nêu vấn đề này với phía Việt Nam.
Hai an ninh ở cửa nhà bà Tĩnh
Giữ 2 xe là 1 cảnh sát mặc sắc phục.
Quan chức thân cận với Tổng thống Obama nói rằng vụ việc cho
thấy cuộc gặp là “nguồn cơn gây khó chịu” cho chính phủ Việt Nam.
Ông Rhodes cho biết thêm rằng ông sẽ tiếp tục theo dõi để bảo
đảm rằng các nhà hoạt động được tự do và không bị trừng phạt.
Trước đó, trả lời VOA Việt Ngữ, blogger Đoan Trang kể lại rằng một số người mặc thường phục, tự xưng là từ "Cục Bảo vệ An ninh Chính trị, Tổng cục an ninh của Bộ Công an", đã giữ bà lại tại một nhà khách ở tỉnh Ninh Bình gần một ngày trời trong khi bà đang trên đường từ Sài Gòn trở về Hà Nội để tới gặp Tổng thống Mỹ.
Trước đó, trả lời VOA Việt Ngữ, blogger Đoan Trang kể lại rằng một số người mặc thường phục, tự xưng là từ "Cục Bảo vệ An ninh Chính trị, Tổng cục an ninh của Bộ Công an", đã giữ bà lại tại một nhà khách ở tỉnh Ninh Bình gần một ngày trời trong khi bà đang trên đường từ Sài Gòn trở về Hà Nội để tới gặp Tổng thống Mỹ.
Một số khách mời của Obama 'bị
chặn'
- 24
tháng 5 2016
Tổng thống Hoa Kỳ nói một số nhà hoạt động đã bị ngăn cản, không
thể tới dự cuộc gặp mặt với ông hôm thứ Ba 24/5.
Trước thời điểm diễn ra cuộc gặp, trên mạng xã hội có thông tin
một số khách mời là tiến sĩ Nguyễn Quang A, luật sư Hà Huy Sơn, nhà báo Đoan
Trang và blogger Thảo Teresa bị ngăn cản và câu lưu.
Cuối cùng, chỉ sáu khách mời có mặt, gồm nhà nghiên cứu xã hội Lê
Quang Bình, ca sĩ Mai Khôi, nhà báo Mai Phan Lợi, mục sư Nam Quốc Trung, mục sư
Lê Quốc Huy và bà Nguyễn Hồng Oanh, giám đốc trung tâm IDEA (Ban hành động vì
sự phát triển của người khuyết tật).
Ông Barack Obama nói tuy Việt Nam đã có những tiến bộ nhưng
Washington quan ngại về những giới hạn mà Hà Nội áp đặt lên vấn đề tự do
chính trị.
“Hiện vẫn đang có những quan ngại to lớn trong vấn đề tự do ngôn
luận, tự do hội họp, trách nhiệm giải trình của chính phủ,” ông nói trong
cuộc gặp sáu thành viên xã hội dân sự tại khách sạn JW Marriot, Hà Nội.
“Tôi đã nhấn mạnh trong các cuộc họp của tôi ngày hôm qua với Chủ
tịch nước, Thủ tướng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội rằng chúng tôi tôn trọng
chủ quyền và độc lập của Việt Nam.”
“Rốt cuộc thì nhân dân Việt Nam là những người quyết định xem xã
hội của họ sẽ hoạt động ra sao, và chính phủ của họ thế nào.”
“Nhưng chúng tôi tin vào những giá trị phổ quát nhất định, và điều
quan trọng là chúng tôi phải đại diện nói ra những giá trị đó ở bất kỳ những
nơi nào chúng tôi tới.”
“Điều đặc biệt quan trọng và hữu ích cho tôi là được trực tiếp
lắng nghe những người, vốn nhiều khi phải chịu các điều kiện ngặt nghèo, vẫn
mong muốn cất lên tiếng nói vì tự do và nhân quyền.”
“Tôi cần phải lưu ý rằng đã có một số nhà hoạt động khác được
mời nhưng họ đã bị chặn không thể tới đây vì những lý do khác nhau.”
“Tôi cho rằng đây là một chỉ dấu cho thấy mặc dù đã có ít nhiều
tiến bộ và mặc dù chúng tôi từng hy vọng là với việc có một số cải cách tư
pháp đang được dự thảo, được thông qua thì sẽ có những tiến bộ thêm nữa, nhưng
vẫn có những người bị cản trở khi muốn tụ tập ôn hòa để nói về những vấn đề mà
họ quan tâm sâu sắc.”
'Không nói về bầu cử
Quốc hội, nhân quyền và tù chính trị'
“Cuộc gặp Tổng thống Obama diễn ra trong vòng nửa giờ, mỗi khách
mời có hơn một phút trình bày về bản thân và lĩnh vực mà mình đang hoạt động,”
bà Nguyễn Hồng Oanh, một trong sáu khách dự, nói với BBC Tiếng Việt sau cuộc
gặp.
“Tôi nói về quyền của người khuyết tật, ông Bình nói về quyền của
người LGBT, cô Khôi nói về quyền tự do biểu diễn.”
“Không có ai đề cập về chuyện bầu cử Quốc hội cũng như vấn đề nhân
quyền hay tù nhân chính trị”.
Bà cũng cho hay là “chỉ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền của
người khuyết tật, không quan tâm đến chính trị nên không biết về những khách mời
khác như ông Quang A”.
“Tôi không rõ là những khách mời không đến được là do bị ngăn cản
hay lý do nào khác,” bà nói.
“Nói chung, tôi nghĩ mọi người có tâm lý đến trao đổi để Tổng
thống Mỹ nắm bắt tình hình xã hội dân sự Việt Nam chứ không kỳ vọng có sự thay
đổi nào. Việc nhà mình thì mình tự giải quyết thôi.”
Việt Nam ngăn cản thành viên tổ chức
XHDS gặp Tổng thống Obama
Mặc Lâm, biên
tập viên RFA
2016-05-24
2016-05-24
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Một số thành
viên các tổ chức xã hội dân sự của Việt Nam đến được nơi sẽ gặp Tổng thống Hoa
Kỳ Barack Obama, ngày 24 tháng 5 năm 2016.
Courtesy FB Ca sĩ Mai Khôi
00:00/00:00
Việt Nam vẫn ngăn cấm XHDS
Theo như dự kiến sáng nay, 24 tháng 5, Tổng thống Obama sẽ gặp một
số thành viên các tổ chức xã hội dân sự của Việt Nam, tuy nhiên có vài thành
viên không đến được như dự dự định vì bị nhà cầm quyền ngăn cản.
Nhà báo tự do Đoan Trang từ Sài Gòn đi ô tô ra Hà Nội để gặp Obama
nhưng tới Ninh Bình thì bị chặn lại và đuổi lại Sài Gòn. Riêng TS Nguyễn Quang
A nhận được lời mời gặp gỡ Tổng thổng Obama vài ngày trước do Đại sứ quán Mỹ
tại Hà Nội thông báo bằng e-mail. Tuy nhiên từ hai ngày qua ông bị cô lập trong
nhà không được bước ra ngoài khi Tổng thống Hoa Kỳ có mặt tại Hà Nội. Cho tới
sáng hôm nay, đúng vào thời gian cuộc gặp gỡ thì ông bị bắt cóc lên xe chở đi
khỏi Hà Nội trong nhiều giờ liền. Tiến sĩ Nguyễn Quang A kể lại:
“Sáng nay khoảng 6 giờ 22 phút thì tôi bắt đầu đi ra đến chỗ hẹn. Được
ba bốn phút gì đấy có hàng chục an ninh mặc thường phục họ hỏi tôi đi đâu tôi
trả lời các anh không có quyền hỏi tôi câu ấy. Họ xông vào túm và giật tôi ra
khỏi người nhà, khiêng mình lên như con heo quăng mình vào trong một chiếc ô tô
có hai cậu an ninh mỗi cậu một bên cùng với lái xe.
Có hàng chục an ninh mặc thường phục họ hỏi tôi đi đâu tôi trả lời
các anh không có quyền hỏi tôi câu ấy. Họ xông vào túm và giật tôi ra khỏi
người nhà, khiêng mình lên như con heo quăng mình vào trong một chiếc ô tô có
hai cậu an ninh mỗi cậu một bên cùng với lái xe.
-TS Nguyễn Quang A
-TS Nguyễn Quang A
Sau đó họ đi lòng vòng tới EcoPark, nơi này nổi tiếng với vụ Văn Giang
đấy, sau đó xuống Văn Giang rồi xuống Hưng Yên tức là cách Hà Nội gần 100 cây
số, cứ đi trên xe như thế cho đến lúc họ tính cuộc gặp của ông Obama xong rồi,
khi ông ấy sắp sửa đi ra sân bay thì họ chở tôi về. Đúng 1 giờ chiều thì họ thả
tôi ra khỏi xe, trả lại cho tôi hai cái điện thoại mà họ đã tước đoạt của tôi
trên đường.”
Hãng tin Reuters đưa tin Tổng thống Obama chính thức thừa nhận
việc này và nói rằng vài người đại diện cho Xã hội dân sự đã bị ngăn cản không
được gặp ông và ông lấy làm tiếc vì Việt Nam vẫn ngăn cấm xã hội dân sự làm cản
tiến trình phát triển dân chủ của quốc gia này.
Tổng thống Obama có cuộc gặp với 6 người khác tại Hà Nội trước khi
ông lên máy bay vào Sài Gòn đúng như chương trình khi ông tới Việt Nam.
Trong khi Tổng thống Obama lên chuyên cơ vào Sài Gòn thì cũng là
lúc cuộc tuyệt thực của nhiều người trên khắp nước bắt đầu cùng đồng hành với
tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức trong trại giam.
Từ Thanh Hóa, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, một trong 18 cựu tù nhân
lương tâm tham gia cuộc tuyệt thực này cho biết:
“Thực ra thì không riêng gì Trần Huỳnh Duy Thức mà tất cả tù nhân lương
tâm ở Việt Nam là những người yêu nước yêu quê hương, yêu tự do dân chủ và họ
xứng đáng để được nhiều người quan tâm chứ không phải chỉ vài người hay vài
chục người.
Tuy nhiên chúng ta thấy trong lần này Tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam
thì được người dân đón tiếp rất nồng hậu cũng như những quyết định mà Tổng
thống Hoa Kỳ đối với chính phủ Việt Nam thì rõ ràng khá nhiều những sự ưu đãi
thế nhưng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn không coi trọng nhân quyền của người dân
Việt Nam. Đối với một quốc gia cách nửa vùng trời như đất nước Hoa Kỳ có một
thời Việt Nam xem như thù địch, xâm lược nhưng người ta còn quan tâm đến nhân
quyền của Việt Nam còn đối với người Việt Nam với nhau tôi thấy tình người lại
rất xa vời cho nên với chúng tôi là những người đấu tranh cho nền tự do dân chủ
tại Việt Nam thì bất cứ người nào vì quê hương đất nước mà phải chịu cực hình
thì chúng tôi đều quan tâm.
Đặc biệt trường hợp của Trần Huỳnh Duy Thức là người có thể nói cuộc
đời của anh đã đặt tổ quốc lên trên cả gia đình và anh tuyên bố đây là trận
chiến cuối cùng có thể được chết thì chẳng lẽ những người như chúng tôi lại làm
ngơ trước tinh thần của anh cho nên chúng tôi tuyệt thực cũng chỉ để ủng hộ
tinh thần đó của anh Trần Huỳnh Duy Thức một chút thôi ạ.”
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đang bị giam giữ tại Nghệ An
đã bắt đầu tuyệt thực vào ngày hôm nay và anh tuyên bố sẽ không ngưng cuộc tuyệt
thực cho tới khi nào yêu cầu của anh được nhà cầm quyền chấp nhận đó là phải
trả tự do cho anh tức khắc và vô điều kiện bất kể bản án của anh vẫn còn gần
bảy năm nữa mới hoàn tất.
Thông điệp của Tổng thống Obama
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thăm Chùa Ngọc Hoàng tại Sài Gòn ngày
24/5/2016. AFP PHOTO.
Người dân Sài Gòn trong ngày hôm nay gặp tình trạng kẹt xe chưa
từng thấy khi Tổng thống Obama đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Hàng ngàn
người đứng hai bên đường chờ đoàn xe chở ông tới thăm ngôi chùa Ngọc Hoàng, nơi
đầu tiên ông tới chứ không phải là một cơ quan hành chính nào của chính phủ.
Nhà văn Trần Tiến Dũng đặc biệt quan tâm tới chi tiết này cho biết
nhận định của ông về ngôi chùa Ngọc Hoàng như sau:
“Chùa Ngọc Hoàng là một trong các cổ tự ở Việt Nam, nhất là ở Sài Gòn
có những ngôi chùa cổ hơn chùa Ngọc Hoàng rất nhiều, có khoảng 200-300 năm
trước. Chùa Ngọc Hoàng chỉ có khoảng 100 năm tuổi thôi, nhưng mà đó là cái chùa
mà theo ông Dương Hồng Sển là nơi lập những hội kín của những cộng đồng người
Hoa lưu vong nhằm phản Thanh phục Minh. Thậm chí sau này cũng là nơi che chở,
nương tựa, giúp đỡ người Hoa từ Trung Hoa lục địa chạy qua lánh nạn Trung Cộng.
Đây là ngôi chùa rất nổi tiếng của cộng đồng người Hoa. Sau này người
Việt cũng thường đến viếng trong các dịp lễ tết và rất đông người đến viếng
chùa. Tôi nghĩ nó có ý nghĩa nhất định nào đó trong việc ông Obama và ekip cố
vấn của ông chọn ngôi chùa này để đến viếng đầu tiên sau khi từ Hà Nội vào Sài
Gòn. Nó có ý nghĩa nào đó họ muốn gửi gắm thông điệp cho cả cộng đồng người Hoa
và cả cộng đồng người Việt lưu vong sau biến cố năm 1975 diễn ra đang ở khắp
nơi trên thế giới rằng người Mỹ vẫn nhớ tới họ và nhớ tới quan hệ sâu sắc giữa
đồng minh Việt Nam Cộng Hòa và những người dân miền Nam.”
Tổng thống Obama được dân chúng Sài Gòn chào đón còn hơn cả Tổng
thống Bill Clinton trong lần viếng thăm trước vào năm 2000.
__._,_.___
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền