LS
Nguyễn Văn Đài và hội Anh em Dân chủ bị khủng bố
Việt Nam Đi
Về Đâu Ngày 22 Tháng 12 Năm 2014
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
“Côn đồ” tấn công nhà riêng của tôi
Nguyễn Văn
Đài - Khoảng 10.30
sáng ngày 30-1-2015, tôi ngồi xem tivi trong khi cửa nhà đang mở. Một thanh
niên “côn đồ” khoảng 25 tuổi, người cao, gầy xuất hiện và hỏi thăm nhà Nguyễn
Văn Đài. Tôi lên tiếng xác nhận thì tên “côn đồn” này chửi bậy với thái độ hung
hăng. Nhận thấy nguy hiểm, tôi đã lao nhanh ra đóng và chốt cửa. Tên “côn đồ”
đấm, đạp vào cửa, lên tiếng đe dọa đốt nhà, tấn công vũ lực với lý do đã dụ dỗ
em của anh ta tham gia hoạt động. Sau đó tên “côn đồ” bỏ đi, tôi mở cửa, nhìn
xuống sân khu tập thể thì thấy hai tên “côn đồ” đứng đó đang chửi bậy.
Tôi hỏi “Các cậu có chuyện gì? Em cậu
tên là gì, ở đâu?” Hai tên “côn đồ” đó không trả lời. Một tên nhặt
được viên gạch ở sân và cùng tên kia lao lên nhà tôi lần thứ hai. Tôi vào nhà
và đóng cửa lại, hai tên “côn đồ” dùng tay, chân đập phá cửa nhà, sau khi đạp
vỡ miếng ván cửa, hai tên “côn đồ” bỏ chạy.
Tôi đã yêu cầu công an phường Bách Khoa điều
tra tìm ra hung thủ đe dọa đốt nhà, đánh người, phá hoại tài sản công dân. Công
an đã đến khám nghiệm hiện trường, chụp ảnh, đo vẽ, lấy lời khai. Nhưng không
có hy vọng công an tìm được hai tên “côn đồ”. Vì mọi người đều biết chúng là
ai. Ai đứng đằng sau ra lệnh cho chúng.
Việc hai tên “côn đồ” tấn công nhà gây thiệt hại không đáng kể, nhưng nó được phối hợp nhịp nhàng với việc sách nhiễu các sinh viên đang tham gia lớp học tiếng Anh miễn phí được hỗ trợ bởi Hội Anh Em Dân Chủ.
Vào ngày thứ Ba, 27 tháng 1 năm 2015, nhân viên an ninh đã đứng trước lớp học tiếng Anh và quay camera từng học viên sau buổi học.
Ngày thứ Tư, 28 tháng 1 năm 2015, cán bộ một số trường Đại học đã gọi các sinh viên lên đe dọa không cho tham gia lớp học tiếng Anh. Một số sinh viên thì bị gọi điện thoại nhắc nhở, đe dọa mách gia đình. Bố của một bạn sinh còn bị triệu tập ra xã để đe dọa.
Cô Lê Thu Hà, giáo viên dạy tiếng Anh cũng bị giam lỏng tại số 10 Đoàn Trần Nghiệp bắt đầu sáng ngày 30 tháng 1 năm 2015. An ninh tuyên bố sẽ giam lỏng cô giáo Hà tới hết tuần.
Buổi tiệc của Hội Anh Em Dân Chủ để chia tay các thành viên về quê ăn Tết cũng bị an ninh lên kế hoạch phá hoại.
Tình trạng nhân quyền vẫn hết sức tồi tệ. Mọi hiểm nguy luôn rình rập những người hoạt động nhân quyền và dân chủ. Nhưng điều đó không bao giờ làm chúng tôi run sợ và lùi bước trước bạo quyền. Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho tới khi mọi người dân Việt Nam được hưởng các giá trị đích thực của quyền con người, quyền tự do dân chủ.
Nguyễn Văn Đài
Bình Dương Mennonite:
Để thì mang nhuốc, nuốt không trôi...
MS Huỳnh Thúc Khải (Danlambao) - Kể từ tháng 6/2014, giáo sở Mennonite - Bình Dương bị
đánh phá công khai, nhất là sau khi Mục sư Nguyễn Hồng Quang (Ms NHQ) tổ chức
lễ Tốt nghiệp “Tiến sĩ, Cử nhân” cho một số mục sư. Trong những lần đánh phá
này, cốt yếu người ta muốn gài bẫy để bắt Ms NHQ về tội “chống người thi hành
công vụ”, nhưng họ chưa đạt mục đích.
Nguyên nhân của sự đánh phá này là có một nhân
vật trà trộn trong giới Tin lành trong vai một người “yêu mến Chúa”, cũng muốn
mở trường, nhưng đã không thành công và Ms NHQ trong một nghĩa nào đó là người
đã “giành mối” của nhân vật này. Nhân vật này trà trộn trong Tin lành với nhiệm
vụ đánh phá…
Đánh phá giáo sở Mennonite - BD (cũng là
trường thần học) một cách công khai, mục đích để kích động Ms NHQ và các mục sư
nhân sự phải hành động để “tự vệ chính đáng”. Nhưng khi các mục sư ra tay tự vệ
thì chắc chắn sẽ bị bắt, lập biên bản với tội danh “chống người thi hành công
vụ”, hoặc “gây rối trật tự công cộng”, hoặc “đánh người gây thương tích”! Với
những tội danh này, người ta có quyền bắt Ms NHQ đi tù mà không sợ dư luận quốc
tế phản ứng, mà có phản ứng cũng không có tác dụng vì là “nhà nước xử người
phạm pháp”!
Những lần đánh phá thô bạo, bất chấp luật pháp
đối với Mennonite - BD là “cái bẫy” để dụ Ms NHQ ra tay “tự vệ chính đáng”, mục
đích như đã nói trên nhưng “đối tượng cần bắt” đã không vào bẫy!
Tiếp theo ở quận 12, khi Ms NHQ về mua đất cất
nhà tại đây cũng tái diễn một kịch bản: Gài bẫy để bắt tội “chống người thi
hành công vụ”, “gây rối trật tự công cộng”... nhưng cũng chưa đạt mục đích.
Trong đám cưới của con trai Ms Phạm Phú Ánh,
mục sư “Hồ Ly Tinh”, một thành viên của cái gọi là “Hiệp hội Thông công Tin
lành” (VEF) đã không ngần ngại bắn tin với mục sư Trần Mai rằng “nếu ông Quang
không chịu đi Mỹ thì tụi nó sẽ giết”!
Tại sao là “phải đi
Mỹ”?
Ms Nguyễn Hồng Quang
|
Những vụ việc xảy ra cho Mennonite - BD gần
đây là quá rõ ràng, người ta không thể chối cãi là “những kẻ cầm nắm pháp luật
đang vi phạm pháp luật”! Nếu bắt được Ms NHQ với tội danh chống người thi hành
công vụ thì mọi cái có thể dễ dàng được hóa giải, nhưng nếu không khép được vào
tội danh này thì vụ việc Mennonite - BD “để thì mang nhuốc, nuốt thì
không trôi”!
Đang khi chưa “bắt được con mồi” thì vụ việc
ngày 18/1 đã xảy ra với Ms NHQ đã khiến cho cộng đồng quốc tế quan tâm. Kế
hoạch bắt Ms NHQ vì tội “chống người thi hành công vụ”, “đánh người gây thương
tích” chưa đạt được thì Ms NHQ đã bị “người thi hành công vụ” tấn công, “đánh
người gây thương tích”! Ms NHQ là nạn nhân của những người “thi hành công vụ”!
Sau khi vụ việc “đánh người gây thương tích”
xảy ra cho Ms NHQ ngày 18/1 thì các “mục sư đại diện của Hiệp hội Thông công
Tin lành VEF”, sau khi các hội đoàn tôn giáo, xã hội đã đến thăm, ba ngày sau
các mục sư đại diện VEF mới “khệ nệ cất bước” đến thăm Ms NHQ đồng thời không
quên gửi thông điệp “Ms NHQ nên đi Mỹ”!
Tất cả những gì người ta muốn bây giờ là “Ms
NHQ nên đi Mỹ”! Vì sao?
Nếu bây giờ Ms NHQ chấp nhận đi Mỹ thì “người
ta sẽ lo liệu tất” và mọi hồ sơ về Mennonite - BD chắc sẽ khép lại vĩnh viễn và
những người ẩn mặt đánh phá Mennonite - BD lâu nay sẽ thoát được nhiều nổi lo!
Nếu Ms NHQ “yêu thương kẻ thù nghịch mình” thì
nên đi Mỹ để cho người ta được yên, có cơ hội thăng cấp! Còn nếu ông yêu thương
Hội thánh cũng như dân tộc VN và quyết định đi theo tiếng gọi của Chúa thì...
tùy ông chọn lựa!
Chuyến đi thăm tù nhân
lương tâm Hồ Thị Bích Khương tại Hà Nội
Nguyễn
Trung Tôn (Danlambao) - "Thông qua
lời kể của chị Lan thì hiện tại chị Hồ Thị Bích Khương đã tuyệt thực 15 ngày
(kể từ ngày 16/01/2015 tới ngày 30/01/2015); để phản đối việc trước khi chuyển
chị tới trại giam Thanh Xuân thì trại giam số 5 Yên Định Thanh Hóa đã tịch thu
toàn bộ các giấy tờ, đơn thư mà chị Hồ Thị Bích Khương viết để thông qua trại
giam gửi tới các cơ quan chức năng nhà nước khiếu nại về bản án, cùng với
những chế độ ăn uống sinh hoạt, lao động… ở trong trại giam... Chị Khương khẳng
định rằng chị sẽ tuyệt thực cho tới khi nào trại giam số 5 Thanh Hóa gửi trả
lại cho chị những gì họ đã thu giữ, nếu không chị sẽ tuyệt thực tới
chết..."
*
Nhận được tin chị Hồ Thị Bích Khương đã bị
chuyển trại ra Thủ đô Hà Nội từ ngày 16/01/2015, ngày 21/01/2015 tôi và cháu
Nguyễn Trung Đức đã lên đường ra thăm gặp chị.
Đường sá xa xôi lại chưa biết rõ họ giam giữ
chị ở K nào của trại giam Thanh Xuân, nên xuống bến xe Giáp Bát Hà Nội, chúng
tôi bắt Ta-xi để đi cho tiện vì người tài xế nói rằng anh ta biết khu trại giam
đó. Khoảng 11h trưa chiếc xe chở chúng tôi dừng lại tại một ngôi làng thuộc xã
Mỹ Hưng huyện Thanh Oai TP Hà Nội. Bước xuống xe chúng tôi trả 250.000đ tiền lộ
phí.
Tôi vào cổng trại giam đưa giấy tờ tùy thân để
xin được gặp tù nhân. Một công an gác cổng trả lời rằng đã hết giờ làm việc
buổi sáng, anh ta bảo tôi hãy đợi tới giờ làm việc buổi chiều. Hai chú cháu đi
tìm chỗ ăn và nghỉ trưa, nhưng khu vực này rất ít quán ăn. Chúng tôi vào một
quán nhỏ ăn tạm bát bún và ngồi đợi cho thời gian trôi đi. Trong khi ngồi đợi
trong quán, cô chủ quán đã cho tôi biết rằng ở trại giam này không giam giữ tù
nhân nữ, có chăng chỉ có vài cô bán căn tin. Nghe nói vậy tôi lại đi về phía
cổng trại để hỏi thăm người gác cổng cho chắc. Chú công an gác cổng cho tôi
biết tù nhân nữ tên Hồ Thị Bích Khương đã được chuyển tới K3 của trại Thanh
Xuân, thuộc xã Xuân Dương huyện Thanh Oai. Vây là chúng tôi lại phải thuê một
người làm nghề xe ôm đưa 2 chú cháu tới K3 của trại giam. Tới nơi, người chạy
xe không đứng đợi chúng tôi mà anh ta lấy 120.000đ tiền công rồi đi luôn.
Tiến về cổng trại, tôi xuất trình giấy tờ tùy
thân, nhưng người gác cổng trả lời rằng tôi không có mối quan hệ gia đình với
tù nhân nên không được vào. Cháu Đức lại quên không mang theo Chứng minh thư
nhân dân nên cũng không được vào. Vậy là cả 2 chú cháu lại phải quay về trong
sự thất vọng. Đoạn đường từ cổng trại ra ngã tư Vác rất xa mà lại không có
người nào chạy xe ôn đứng ở đó, rất may là có một người thợ xây đang làm xây
dựng trong khu vực gần trại, thấy chúng tôi đi bộ nên thương tình, anh ta tranh
thủ chở chúng tôi ra ngã tư Vác để bắt xe về bến xe Mỹ đình. Từ đó chúng tôi
bắt xe trờ lại quê nhà.
Hôm qua ngày 30/01/2015. Tôi lại cùng chị Hồ
Thị Lan, (chị gái của tù nhân Hồ Thị Bích Khương) và cháu Nguyễn Trung Đức (con
trại tù nhân Hồ Thị Bích Khương) tiếp tục lên đường ra Hà Nội thăm chị Khương.
Trên đường đi chúng tôi có ghé vào nhà Cựu tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội để
thăm anh, nhân tiện ăn cơm trưa rồi nhờ anh gọi xe Ta-xi để đi vào trại giam.
Tới trại giam tôi không được vào mà chỉ có chị Lan và cháu Đức vào bên trong
thăm gặp chị Khương. Tôi và người lái xe phải đứng phía ngoài một bốt gác cách
cổng trại khoảng chừng 500m. Sau khi thăm gặp chị Khương xong chúng tôi lại trở
về nhà cựu tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội ở huyện Thường Tín Hà Nội để nghỉ
ngơi.
Thông qua lời kể của chị Lan thì hiện tại chị
Hồ Thị Bích Khương đã tuyệt thực 15 ngày (kể từ ngày 16/01/2015 tới ngày
30/01/2015); để phản đối việc trước khi chuyển chị tới trại giam Thanh Xuân thì
trại giam số 5 Yên Định Thanh Hóa đã tịch thu toàn bộ các giấy tờ, đơn thư mà
chị Hồ Thị Bích Khương viết để thông qua trại giam gửi tới các cơ quan chức
năng nhà nước khiếu nại về bản án, cùng với những chế độ ăn uống sinh hoạt,
lao động… ở trong trại giam. (Mỗi khi viết đơn thư gửi đi, chị đều lưu giữ lại
một bản để làm tư liệu chứng cứ về sau.) Chắc có thể vì sợ những nội dung đơn
thư này chị Khương sẽ mang về nhà và trực tiếp gửi tới các cơ quan chức năng
nhà nước nên cán bộ trại giam đã cố tình thu giữ lại để phi tang. Không những
thế, trại giam còn không cho chị mang theo những đồ dùng cá nhân và những thức
ăn đã mua dự trữ, ngay cả tiền lưu ký chị cũng không được mang theo. Theo như
trình bày của chị Lan thì hiện nay chị Hồ Thị Bích Khương rất yếu, gầy và
xanh, trong khi nói chuyện chị không còn đủ sức để nói, thỉnh thoảng chị lại
thở dốc lên vì quá mệt. Nhìn thấy em gái gầy yếu như vậy, chị Lan động viên em
mình hãy ăn uống trở lại giữ gìn sức khỏe để khi ra tù còn có thể đấu tranh,
nhưng chị Khương khẳng định rằng chị sẽ tuyệt thực cho tới khi nào trại giam số
5 Thanh Hóa gửi trả lại cho chị những gì họ đã thu giữ, nếu không chị sẽ tuyệt
thực tới chết.
Sáng nay khi mới khoảng 5h sáng, các chú an
ninh huyện Thường Tín và an Ninh Thành phố Hà Nội đã lượn đi lượn lại trước
nhà anh Phạm Văn Trội như muốn tìm kiếm điều gì. Các chú tập trung ngồi ngay
cổng trạm y tế xã có hướng gần đối diện nhà anh Trội để (phóng mắt) vào trong
nhà anh Trội.
Khoảng 7h sáng sau khi ăn sáng xong vợ chồng
anh Trội lấy xe máy đèo chúng tôi ra Quốc lộ 1A để bắt xe trở về quê. Vừa mới
ra khỏi nhà được một đoạn, mấy chú an ninh đuổi theo xe của anh Trội, một chú
vượt lên phía trước và hỏi: “Anh đi đâu mà sớm thế? Anh làm em phải chạy theo.”
Anh Trội nói: “Tôi đưa người bạn ra đường để bắt xe. Chú đi làm nhiệm vụ à,”
Hai xe máy của công an chạy lên trước không biết có mục đích gì! Anh Trội đi
chậm lại và dừng hẳn, khi đi hết địa bàn mà anh đang bị quản chế. Tôi và cháu
Đức xuống xe đi bộ được vài bước thì hai chú an ninh quay trở lại (Chắc họ thấy
anh Trội đã dừng xe để quay về). Một an ninh dừng xe và hỏi tôi: “Anh đi đâu,
lên xe em đưa đi. Tôi nói: “Chú cháu tôi ra đường để bắt xe thôi, có một đoạn
để chúng tôi đi bộ cũng được. Chú an ninh cứ nằng nặc chạy xe chầm chậm nài:
Hai chú cháu lên đây em chở, đi bộ làm gì cho mệt. Tôi đồng ý lên xe, cả cháu
Đức cùng lên, xe chay khoảng 100m thì tới Quốc lộ 1A, (nơi chúng tôi dự định
đứng bắt xe). Chú an ninh dừng lại cho chúng tôi xuống và hỏi: Anh là anh em họ
hàng với anh Trội hả? Không tôi là bạn bè thôi! (tôi trả lời).
Mặc dù đã đưa chúng tôi tới nơi bắt xe nhưng
chú an ninh cứ đứng đó mãi, chú lấy điện thoại gọi đi đâu đó, Sau khi biết tôi
là người Thanh Hóa, chú nói: Vậy là em với bác là đồng hương rồi, em ở Yên Định
bác ạ. Tôi nói: Vậy hả! Thế chú là an ninh huyện Thường Tín hay an ninh TP Hà
Nội? Chú cười nói: Bác biết rồi con hỏi em làm gì. Thời tiết hôm nay hơi lạnh
lại có thêm mưa phùn làm tôi ướt hết cả đầu, chú an ninh phải lấy áo mưa ra
mặc và đợi tôi bắt xe. Một lát sau xe đi Vinh tới, chị Lan và cháu Đức lên xe,
còn tôi đứng lại để đợi xe về đúng tuyến huyện quê tôi. Chú an ninh hỏi tôi:
Anh không về cùng à? Anh còn đi đâu nữa? Tôi trả lời, tôi đợi xe khác đi cho
thuận tiện. Một lát sau, lại thấy thêm một chú an ninh khác tới đứng bên cạnh
tôi. Chẳng biết tôi gặp anh Trội là chuyện quá bình thường trong xã hội mà sao
các chú an ninh cứ phải lo lắng, canh gác bảo vệ cẩn thận thế làm gì? Chiếc xe
mà tôi đợi đã tới, tôi lên xe về quê, chắc lúc này các chú mới yên tầm trở về
trước nhà anh Trội để tiếp tục làm nhiệm vụ bảo vệ gì đó trước cổng nhà anh.
Thanh Hóa ngày 31/01/2015
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền