Wednesday, February 18, 2015

CS Việt Nam : Tòa Đồng Nai kết án tù ba blogger theo điều 258

CS Việt Nam : Tòa Đồng Nai kết án tù ba blogger theo điều 258
mediaCác blogger Lê Thị Phương Anh, Phạm Minh Vũ và Đỗ Nam Trung (từ trái qua phải)DR

Trong một phiên tòa diễn ra nhanh chóng sáng nay, 12/02/2015, tòa án sơ thẩm tỉnh Đồng Nai kết án ba bị cáo Phạm Minh Vũ, Đỗ Nam Trung và Lê Thị Phương Anh, lần lượt 18 tháng, 14 tháng và 12 tháng tù giam, căn cứ theo điều 258 Luật Hình sự. Theo một luật sư có mặt tại phiên tòa, tòa án Đồng Nai, giống như nhiều tòa án khác tại Việt Nam, đã sử dụng một điều luật « không có giải thích rõ ràng »« mơ hồ », để khép tội bị cáo.

Hai ông Phạm Minh Vũ, Đỗ Nam Trung và bà Lê Thị Phương Anh bị bắt giữ tại Đồng Nai ngày 15/05/2014, khi họ tới khu vực nơi đang có phong trào công nhân biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền. Nhân vụ bắt giữ này, công an đã tìm thấy trong điện thoại của các bị cáo nhiều bài viết được cho là chống Đảng Cộng sản và chống Nhà nước.

Điều 258 Luật Hình sự « Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước… » là điều luật mà giới bảo vệ nhân quyền lên án chính quyền thường xuyên sử dụng để kết tội những người bất đồng chính kiến, những người đấu tranh cho mục tiêu giải thể chế độ độc đảng tại Việt Nam.

Theo một số trang mạng trong nước, nhiều thân nhân của các bị cáo đã bị ngăn không cho tham dự phiên tòa. Lực lượng an ninh được bố trí dày đặc xung quanh khu vực tòa án. Một số người « dân oan » đến chứng kiến bên ngoài bị công an câu lưu.

Trả lời RFI, Luật sư Trần Thu Nam cho biết sức khỏe của ông Phạm Minh Vũ và Đỗ Nam Trung là tốt, riêng bà Lê Thị Phương Anh trong thời gian xét xử phải có bác sĩ đi kèm. Hiện tại, vẫn theo Luật sư, các bị cáo chưa có thông báo chính thức về việc sẽ kháng cáo hay không.

Luật sư Trần Thu Nam, người bào chữa cho blogger Phạm Minh Vũ, nhận xét :
Luật sư Trần Thu Nam (Hà Nội)

12/02/2015Nghe
LS Trần Thu Nam : Bị cáo tôi bào chữa là Phạm Minh Vũ đã nhận hết những hành vi mình làm : tất cả những bài báo đăng trên facebook, kêu gọi biểu tình, phê phán các lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, Vũ đã làm gì thì Vũ nhận hết.

Tuy nhiên, Vũ cho rằng việc mình làm là đúng chứ không sai, và không đồng ý về việc bị kết tội. Vũ cho rằng việc đó tuân thủ đúng các quy định về quyền con người trong Hiến pháp, cũng như các luật quốc tế.

Theo nguyện vọng của Vũ, tôi đã đưa ra những lập luận rằng, việc buộc tội Phạm Minh Vũ theo điều 258 là chưa đủ các cơ sở pháp lý vững chắc. 

Vì điều 258 cũng là điều luật không có giải thích rõ ràng. Đó là điều luật tương đối mơ hồ, bị nhầm lẫn (hay lẫn lộn ?) giữa quyền tự do ngôn luận, bầy tỏ chính kiến của mình, với (việc phạm) Luật hình sự. Giữa hai chuyện này, cái lằn ranh rất mong manh. Như thế nào là hợp pháp, như thế nào là vi phạm, thì không có giải thích cụ thể. 

Cho nên không (thể) có định tính, định lượng là xâm phạm, thiệt hại như thế nào là vi phạm luật hình sự, và hoạt động trong khoảng không gian nào là đúng pháp luật. Luật Việt Nam chưa đầy đủ như vậy mà vận dụng điều đó mà kết tội các bị cáo thì phải thực sự cân nhắc kỹ lưỡng, nếu không sẽ làm oan cho người vô tội.

Tại phiên tòa hôm nay, không có bất cứ một bị hại nào, cũng như không có bất cứ một nguyên đơn dân sự - tức là phía bị thiệt hại. Tôi cho rằng đó là một sự khuyết thiếu đối với vụ án này. Luật pháp Việt Nam, tôi cho rằng, chưa được hoàn thiện ở chỗ đó.

RFI Xin Luật sư cho biết không khí phiên tòa hôm nay.

LS Trần Thu Nam : Phiên tòa hôm nay tôi cho rằng rất thoải mái đối với luật sư. Có nghĩa là luật sư được tác nghiệp thoải mái, tham gia xét hỏi, tham gia tranh luận… Hội đồng xét xử đã cho luật sư và Viện kiểm sát tranh luận cởi mởi hơn và không hạn chế về thời gian.
Tôi thấy rất đông người tham dự phiên tòa, nhưng về phía gia đình, hình như chỉ có mẹ của Phương Anh và chị gái Phạm Minh Vũ, còn lại đều là những người lạ cả.

RFI Luật sư nói việc tranh tụng thoải mái, không giới hạn, vậy phải chăng khiến nhiều người cảm thấy có sự bất công là do, bên công tố, gọi là đối thoại thoải mái, nhưng dường như họ không hiểu rõ ý tưởng của luật sư ?

LS Trần Thu Nam : Thực ra bên công tố và luật sư chẳng bao giờ hiểu nhau cả. Bên nào cũng có quan điểm riêng của bên đó. Còn việc người cầm cân nẩy mực là Hội đồng xét xử họ chấp nhận bên nào, thì đấy mới là quan trọng. Thường là đối với những vụ án liên quan đến « an ninh chính trị » hoặc « trật tự », thì ý kiến của luật sư dù có thuyết phục đến đâu, hầu như cũng không được chấp nhận. Và bên công tố, dù có yếu đến đâu, nói không đủ căn cứ, thì vẫn được chấp nhận bình thường. Thực trạng ở Việt Nam là như vậy.

RFI :Như vậy, việc luật sư tham gia bào chữa có ích gì không, cụ thể với bị cáo Phạm Minh Vũ ?

LS Trần Thu Nam : Cái thứ nhất, khi luật sư tham gia vào từ giai đoạn điều tra, có mấy điều giúp ích cho bị can, bị cáo, người bị bắt, bị khởi tố : vấn đề thông tin về tình trạng sức khỏe ốm đau bệnh tật, tình trạng tội danh… để thông báo cho gia đình, bạn bè.
Thứ hai là trợ giúp bị cáo trong quá trình hỏi cung, cũng như quá trình truy tố và xét xử. Còn kết quả thì, kể cả bị cáo cũng không trông đợi nhiều, nhưng (nhờ luật sư) họ có thể chứng minh không phạm tội…

Nhiều lúc, luật sư cũng là người chứng kiến phiên tòa, những gì đã làm đúng, những gì chưa. Đó là nhân chứng sống của quá trình xét xử…

RFI xin cảm ơn Luật sư Trần Thu Nam
***
Luật sư Trần Thu Nam là người bào chữa cho ông Phạm Minh Vũ, sinh năm 1982, sinh viên trường Cao đẳng phát thanh – Truyền Hình 1, Hà Nam, theo hợp đồng "trợ giúp pháp lý" với văn phòng của Luật sư. Người bào chữa cho ông Đỗ Nam Trung và bà Lê Thị Phương Anh là Luật sư Nguyễn Tiến Dũng, đoàn Luật sư Đồng Nai. Ông Đỗ Nam Trung, sinh năm 1981, nguyên lái xe đường dài cho công ty TNHH Hoàng Long, còn bà Lê Thị Phương Anh sinh năm 1984, vốn làm nghề buôn bán tại Quảng Trị.

Luật sư Trần Thu Nam cho biết, tại phiên tòa hôm nay, theo nhận định của cơ quan tố tụng, hai bị cáo Đỗ Nam Trung và Lê Thị Phương Anh « đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, đã nhận những việc làm của mình làm là sai trái, và xin khoan hồng », cho nên phần liên quan đến buộc tội, cũng như tranh luận đối với hai bị cáo không có gì nổi bật.

Bài trả lời phỏng vấn phóng viên Khúc Thừa Sơn (Hội nhà báo độc lập Việt Nam) của Luật sư Nguyễn Văn Đài, Hội anh em dân chủ, ngày 10/02/2015, có nhiều thông tin bổ sung đáng chú ý về vụ án (Phỏng vấn VNTB: “Phiên tòa không đẹp” ngày 12/2/2015 ở Đồng Nai).

TS Cù Huy Hà Vũ: ‘Chính quyền cộng sản Việt Nam sẽ phải chấm dứt’

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ thuyết trình về Nhân quyền Việt Nam tại Viện quốc gia yểm trợ Dân chủ Mỹ (NED).
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ thuyết trình về Nhân quyền Việt Nam tại Viện quốc gia yểm trợ Dân chủ Mỹ (NED).
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

Tác giả Mỹ: ‘Việt Nam muốn kiểm soát quá khứ’

Một người Mỹ viết về điệp viên hai mang Việt nói rằng sách của ông bị cắt bỏ nhiều chi tiết, như chiến tranh biên giới với Trung Quốc và Tướng Giáp, trước khi tới tay bạn đọc ở Việt Nam.

Báo Người cao tuổi 'phản pháo' cáo buộc 'lợi dụng quyền tự do'

Trong bài báo dài, Người cao tuổi dẫn nhiều điều khoản, và điều luật để chứng minh điều tờ này cho là các sai phạm của thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông.

Blogger Nguyễn Quang Lập được ‘tại ngoại hầu tra’

Thân nhân của blogger Nguyễn Quang Lập cho biết sau hơn 2 tháng bị tạm giam và khởi tố theo điều 88, hôm nay 10 tháng 2, ông Lập đã được tại ngoại hầu tra

Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ đi Mỹ, gia đình các tù nhân khác nghĩ gì?

Nhà bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ cùng vợ đã tới Mỹ hôm 7/4 sau khi được trả tự do. Ông Vũ đang chuẩn bị gặp các giới chức ngoại giao và hành pháp Mỹ

Ai đã vận động cho tự do của tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ?

Một tổ chức vận động nhân quyền ở Mỹ mới tiết lộ thông tin về những người đứng sau cuộc vận động dẫn tới việc phóng thích tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ và thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung.
13.02.2015
Một cựu tù nhân lương tâm của Việt Nam được nhiều người biết tiếng hiện là nghiên cứu viên của chương trình Dân chủ Reagan-Fascell tại Cơ quan Hỗ trợ Dân chủ ở Hoa Kỳ cho rằng sức ép từ quốc tế đóng vai trò ‘quyết định’ để buộc chính phủ Hà Nội chấm dứt đàn áp nhân quyền.
Trong cuộc trao đổi với Trà Mi VOA Việt ngữ điểm lại nhân quyền Việt Nam năm qua, dự đoán tình hình năm mới Ất Mùi, và những giải pháp đề nghị giúp mở rộng nhân quyền trong nước, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ cũng kêu gọi giải thể chế độ hiện nay một cách hòa bình để Việt Nam tiến lên dân chủ.
Bấm vào nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn
  • Danh mục
  • Tải
o    
o    
TS Hà Vũ: Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc từ năm ngoái. Tuy nhiên, điều này không phản ánh cải thiện nhân quyền ở Việt Nam. Đàn áp nhân quyền ở Việt Nam không những không giảm mà còn gia tăng. Trong năm 2014, Hà Nội dưới sức ép dư luận trong và ngoài nước, đặc biệt từ chính phủ Mỹ, đã phải trả tự do trứơc thời hạn hoặc tạm đình chỉ thi hành án cho 10 tù nhân chính trị, nhưng lại bắt giam hoặc bỏ tù ít nhất 12 nhà hoạt động nhân quyền.
Ngoài bắt bớ bỏ tù những người bất đồng chính kiến, Việt Nam còn  tăng cường khủng bố, đàn áp những người đấu tranh dân chủ-nhân quyền dưới các hình thức khác nhau như chỉ đạo côn đồ ngăn cản đi lại, đánh đập dã man những người này, hay các vụ cưỡng đoạt đất đai tạo ra hàng chục vạn dân oan. Một vấn đề nổi bật là năm qua có 17 người dân đã chết trong các trụ sở của công an.
Năm qua cũng là năm nổi bật về xã hội dân sự tại Việt Nam với gần 30 tổ chức đã ra đời, liên tục ký từ thư ngỏ tới kiến nghị đòi chính quyền Việt Nam phải chấm dứt xâm phạm nhân quyền. Tôi đặc biệt vui mừng vì sự tham gia của những người trẻ ngày càng nhiều hơn.
VOA: Ông dự đoán mọi việc sẽ tiến triển ra sao trong năm Ất Mùi tới đây?
TS Hà Vũ: Các chế độ độc tài không bao giờ chủ động bỏ đàn áp nhân quyền. Thế nhưng năm nay có nhiều sự kiện chính trị lớn. Trong đó có kỷ niệm 20 năm thành lâp quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ. Nhà cầm quyền Việt Nam rất muốn Tổng thống Mỹ Obama sang thăm Việt  Nam nhân dịp kỷ niệm này vào đầu tháng 7. Cho nên, có thể việc đàn áp nhân quyền hay số lượng những người bất đồng chính kiến sẽ giảm từ giờ tới tháng 7.
VOA: Một yếu tố khác cũng được cho là đòn bẩy nặng ký đối với nhân quyền Việt Nam đó là đàm phán TPP chưa ngã ngũ. Liệu chăng đòn bẩy này sẽ được quốc tế sử dụng hiệu quả trong mặc cả nhân quyền với Việt Nam trong năm tới đây. Giới hoạt động nhân quyền có kỳ vọng gì chăng từ chiếc đòn bẩy này?
TS Hà Vũ: Đương nhiên mong muốn các chính quyền phương Tây nói chung, chính quyền Mỹ nói riêng, sẽ sử dụng các vốn vay, các hiệp định kinh tế để gây sức ép buộc chính quyền Việt Nam chấm dứt đàn áp nhân quyền.
VOA: Ông cho rằng sức ép từ bên ngoài có vai trò quyết định. Có người lập luận rằng người dân trong nước không thể bị động chờ áp lực quốc tế giúp cải thiện nhân quyền cho mình, mà chính họ phải đấu tranh, nhưng nội lực đấu tranh của họ bị cản trở bởi các chính sách hạn chế khắc khe của giới cầm quyền. Cho nên, sự chuyển biến chỉ có thể có nếu nội tại của đảng cộng sản chuyển biến mà thôi. Với lập luận đó, Tiến sĩ Vũ suy nghĩ thế nào?
Chính quyền cộng sản Việt Nam mà tự giải thể chuyện đó là vô cùng hạn hữu.
Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ nói.
TS Hà Vũ: Chính quyền cộng sản Việt Nam mà tự giải thể chuyện đó là vô cùng hạn hữu.
VOA: Có thể không chuyển biến tới mức giải thể nhưng chuyển biến tới mức tự dân chủ hóa. Như trường hợp của Miến Điện, cách đây vài năm không ai  ngờ  một chế độ cai trị hà khắc, độc đoán như chế độ quân nhân Miến lại có ngày thay đổi vì xu thế thời đại. Biết đâu chừng theo xu thế thời đại, đến lúc nào đó, chính nội bộ đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ phải tự thay đổi để khỏi bị đào thải bằng nguyên nhân khách quan?
TS Hà Vũ: Ở Việt Nam sẽ không bao giờ xảy ra được chuyện đó bởi vì hệ thống cộng sản Việt Nam là hệ thống ăn cướp. Nếu một nhân vật nào đó muốn rửa tay gác kiếm sau khi đã cướp tiền bạc của nhân dân, muốn dân chủ hóa, nhân vật đó sẽ phải đối mặt với việc mưu sát bởi những người đã từng cùng băng nhóm với mình. Cho nên, chuyển đổi về chính trị như Miến Điện, chuyện đó không thể xảy ra được ở Việt Nam.
VOA: Không tin sẽ có sự tự chuyển biến trong nội bộ đảng cầm quyền, là một luật sư nhân quyền, ông có giải pháp đề nghị nào giúp mở rộng nhân quyền Việt Nam?
TS Hà Vũ: Cho đến giờ, đàn áp nhân quyền tại Việt Nam được hỗ trợ bởi các điều luật phản nhân quyền trong Bộ luật Hình sự, cụ thể là các điều 79, 88, và 258 cho phép bắt bỏ tù những người bất đồng chính kiến. Sức ép buộc chính quyền Việt Nam bỏ các điều luật đàn áp nhân quyền chỉ có thể đến từ bên ngoài, đặc biệt là từ Mỹ.
VOA: Nhưng thực tế cho thấy vì quyền lợi quốc gia, các nước sẵn sàng gác qua cách biệt nhân quyền để chia sẻ các lợi ích chung. Điều này khiến áp lực quốc tế về vấn đề nhân quyền Việt Nam chưa mấy mạnh mẽ, hiệu quả, thậm chí có khi còn suy giảm đi. Có giải pháp nào không ạ? 
TS Hà Vũ: Tôi không cho rằng có giải pháp nào khác. Nếu chính phủ Mỹ ảo tưởng rằng cứ liên kết với chính quyền cộng sản Việt Nam để chống lại bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông đã rồi cải thiện nhân quyền sau, thì sẽ thiệt hại không chỉ cho dân chủ-nhân quyền ở Việt Nam mà còn gây thiệt hại cho chính quyền lợi của Mỹ. Bởi vì chính quyền cộng sản Việt Nam không bao giờ chống lại Trung Quốc cộng sản, vốn là chỗ dựa duy nhất cho đảng cộng sản Việt Nam tồn tại.
Các chính phủ phương Tây phải sử dụng các công cụ kinh tế, thương mại, và quân sự để buộc Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho tất cả tù nhân chính trị, bằng chứng cho việc cải thiện đáng kể nhân quyền ở Việt Nam.
Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ nói.
Vì vậy, các chính phủ phương Tây phải sử dụng các công cụ kinh tế, thương mại, và quân sự để buộc Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho tất cả tù nhân chính trị, bằng chứng cho việc cải thiện đáng kể nhân quyền ở Việt Nam. Cũng để gia tăng sức ép thì không chỉ từ phía chính phủ các nước, mà ngay cả nghị viện của các nước cũng có thể gây sức ép bằng cách thông qua những điều luật hay nghị quyết lên án mạnh mẽ vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Chính phủ các nước cần phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức phi chính phủ quốc tế như Human Rights Watch và với cộng đồng người Việt hải ngoại, tạo ra liên kết dân sự ủng hộ mạnh mẽ  hơn nữa phong trào xã hội dân sự tại Việt Nam. Phải yêu cầu Việt Nam ra ngay một cái luật về hội để đảm bảo quyền hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam. Chính quyền cộng sản Việt Nam sẽ phải chấm dứt, phải biến mất. Quan điểm của tôi là nếu khôn ngoan thì chính quyền cộng sản Việt Nam hãy lựa chọn giải pháp biến mất một cách hòa bình, giải thể chế độ này  để tiến tới thực hiện một chế độ dân chủ, đa đảng_nơi mà mọi chính kiến đều có quyền bày tỏ một cách công khai, tự do.

VOA: Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ là con trai cố thi sĩ nổi tiếng Cù Huy Cận. Ông bị tuyên án 7 năm tù vào năm 2011 về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ vì các hoạt động cổ xúy dân chủ-đa đảng và bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam. Trước áp lực từ quốc tế, tháng 4 năm ngoái, Hà Nội đã phóng thích và trục xuất ông sang Hoa Kỳ.


No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-16/1/2025

Popular Posts

My Blog List