Sunday, February 8, 2015

Bản báo cáo này tố cáo Quốc hội nước CHXHCNVN.


VRNs (01.02.2015) – Sài Gòn
15020100
Việt Nam, ngày 30 tháng 1 năm 2015
Kính gửi:
-       Hội Đồng Nhân quyền LHQ
-       Ông David Kaye, Báo cáo viên LHQ về Tự do Ý kiến và Ngôn luận
-       Ông Heiner Bielefeldt – Báo cáo viên LHQ về Tự do Tôn giáo
-       Ông Michel Forst – Báo cáo viên LHQ về Người bảo vệ Nhân quyền,
-       Ông Juan Ernesto Mendez – Báo cáo viên LHQ về Tra tấn Nhục hình,
-       Ông Maina Kiai – Báo cáo viên LHQ về Tự do Hội họp và Lập hội
-       Ông Mads Andenas – Nhóm đặc trách Bắt giữ tùy tiện
-       Ông Pierre Vimont – Tổng thư ký Ủy ban Đối ngoại EU.
-       Ông Scott Kofmehl, Ông Ryan Fioresi – Chuyên viên đặc trách VN của BNG Hoa Kỳ
-    Đại sứ quán các nước tại Hà Nội: Malad Delphine (Cộng đồng EU), Felix Schwarz (Đức), Jenifer N. (Hoa Kỳ), Rose McConnell (Úc), Elenore Kanter (Thụy Điển), Sanjiv Ahluwalia (Anh), Ayesha Rekhi (Canada), Jean Philippe (Pháp), Tone Wroldsen (Na Uy), Kathryn Beckett (New Zealand), Sascha Muller (Thụy Sĩ).
-      Các tổ chức Nhân quyền quốc tế: Brad Adams (HRW), Benjamin Ismail (RSF), Rupert Abbott (Amnesty International), Shawn Crispin (CPJ), Brittis Edman (CRDs), Billy Ford (Freedom House).
Đồng kính gửi:
-       Quốc hội nước CHXHCNVN.
 Kính thưa Quí Vị,
            Chúng tôi, những tổ chức Xã hội Dân sự độc lập khẩn cấp báo động với tất cả Quí Vị và trước nhân dân thế giới về việc đàn áp những người lên tiếng tranh đấu cho Nhân quyền một cách trắng trợn, phi pháp và có hệ thống của Nhà nước Cộng hòa XHCNVN, đặc biệt trong năm 2014.
            Chúng tôi xin đính kèm bản Báo cáo Việt Nam: thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ và vi phạm nhân quyền 2014 minh chứng rõ ràng cho những vi phạm ấy, cùng những phân tích khách quan, đối chiếu sát sao những khuyến nghị của UPR. Chúng tôi cũng làm rõ chiến thuật che đậy của nhà cầm quyền VN trong những năm gần đây.

            Bản báo cáo này tố cáo tính hai mặt trong chính sách nhân quyền mà nhà cầm quyền Hà Nội đang tích  thực hiện?. Đó là làm cho quốc tế tin tưởng họ có thiện chí cải thiện nhân quyền tại Việt Nam, trong khi họ vẫn tiếp tục duy trì chế độ độc tài toàn trị, nặng về đàn áp, không coi trọng tự do và nhân phẩm của người dân.
            Chân thành cảm ơn Quý vị đã quan tâm và lên tiếng.
            Trân trọng,
 Danh sách các tổ chức XHDS đồng hành lên án vi phạm nhân quyền:
1.               Bach Dang Giang Foundation: Ths.Phạm Bá Hải.
2.               Bauxite Việt Nam: Gs. Phạm Xuân Yêm, Gs. Nguyễn Huệ Chi.
3.               Con đường Việt Nam: Ông Nguyễn Công Huân.
4.               Diễn Đàn XHDS: Dr. Nguyễn Quang A.
5.               Giáo hội Cao Đài, Khối Nhơn sanh: CTS Hứa Phi, CTS Nguyễn Kim Lân, CTS Nguyễn Bạch Phụng
6.               Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ: MS. Nguyễn Hoàng Hoa
7.               Giáo hội Mennonite thuần túy: MS. Nguyễn Mạnh Hùng.
8.               Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo: Ông.Nguyễn Bắc Truyển.
9.               Hội Anh Em Dân Chủ: Ls.Nguyễn Văn Đài
10.         Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo: Cô Hà Thị Vân.
11.         Hội Bầu bí Tương thân: Ông Nguyễn Lê Hùng.
12.         Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm: Bs.Nguyễn Đan Quế, Lm.Phan Văn Lợi.
13.         Hội Nhà Báo Độc Lập: Ts.Phạm Chí Dũng
14.         Hội Phụ Nữ Nhân Quyền: Cô Huỳnh Thục Vy, cô Trần Thị Nga.
15.         Hội thánh Tin lành Chuồng Bò: MS. Lê Quang Du.
16.         Khối Tự do dân chủ 8406: Lm. Phan Văn Lợi.
17.         Lao Động Việt: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh
18.         Nhóm Bảo vệ Tôn giáo và Sắc tộc: Anh Huỳnh Trọng Hiếu
19.         Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền: Lm. Nguyễn Hữu Giải.
20.         Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy: Cụ Lê Quang Liêm
21.         Phong trào Liên đới Dân oan Tranh đấu: Bà Trần Ngọc Anh.
22.         Tăng Đoàn Giáo hội PGVNTN: HT.Thích Không Tánh.
23.         Liên mạng truyền thông Báo-Động: Giám đốc Huỳnh Tâm. (Pháp)
24.         Thanh Niên Canada Tranh Đấu cho Nhân Quyền VN: Anh Nguyễn Khuê Tú (Canada)



VRNs (31.01.2015) – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và bộ máy lý luận-tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam đang ráo riết biện giải tại sao đảng phải trường tồn để độc quyền cai trị, nhưng lại không sao giải thích được vì đâu mà dân không còn tin vào đảng nữa trong khi cán bộ, đảng viên thì cứ nối đuôi nhau “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”.
Hiện tượng này chưa bao giờ xẩy ra trước các Đại hội đảng 5 năm một lần, nhưng đã nổi lên vào dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập đảng (03/02/1930 – 03/02/2015) và trước Đại hội thứ XII dự trù khai mạc vào tháng 1/2016.

Có 6 lý do khiến Lãnh đạo đảng phải ra quân:
Trước tiên, sau quyết định không công bố kết qủa phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị và Ban Bí thư tại Hội nghị Trung ương 10 (từ 05 – 12/01/2015) như đảng hứa “sẽ công khai” thì Lãnh đạo tự tròng thêm vào cổ sợi giây thòng lọng thất hứa khiến uy tín đảng xuống sâu thêm một nấc dưới đáy lòng dân.
Thứ nhì, sau 3 năm thi hành Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” phổ biến ngày 18/01/2012, đảng vẫn còn vật lộn với “các tệ nạn tham nhũng, lãng phí” trong hệ thống cai trị. 

Thứ ba, sau 4 năm thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà đảng đã bắt đầu từ ngày 03-02-2007, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vẫn coi việc “rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực dụng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”không quan trọng bằng việc “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.

Thứ bốn, đòi hỏi đảng phải trả quyền tự quyết cho dân đã lên cao và lan rộng trong nhiều tầng lớp từ thành phố về nông thôn.

Thứ năm, làn sóng phẫn nộ của dân về thái độ đảng yếu mềm trước hành động lấn chiếm biển đảo Việt Nam của Trung Cộng ở Biển Đông không còn hạn chế ở Trí thức mà đã biến thành căm thù người Trung Quốc trong tâm khảm trẻ em và người dân lao động.
Thứ sáu, chủ trương quốc phòng không dựa vào nước lớn để bảo vệ Tổ quốc trước tham vọng bành trướng và đe dọa sự vẹn tòan độc lập, chủ quyền lãnh thổ ngày càng rõ rệt của Trung Quốc đã bị trí thức phê bình không thực tế và “quân tử viển vông” để được ngủ yên trong “qũy đạo Bắc Kinh” nhưng có hại cho nước.

CÀNG LÀM CÀNG HỎNG
Để đối phó với những vấn đề nêu trên, ông Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành Trung ương đảng chỉ biết chống đỡ bằng lời kêu gọi, chỉ thị đảng viên làm tốt hơn để chuẩn bị nhân sự cho khóa đảng XII.

Nhưng tại sao căn bệnh trầm kha của “quốc nạn tham nhũng”, nguyên nhân làm cho đảng viên suy thoái tư tưởng, mất đạo đức vẫn tiếp tục gây nhức nhối cho đảng và khổ cho dân 3 năm sau Hội nghị Trung ương 4 ?

Ông Trọng trả lời: “Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí được triển khai khá đồng bộ và đã có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, đây là cuộc đấu tranh cực kỳ khó khăn, phức tạp liên quan đến lợi ích, đụng chạm đến những người có chức, có quyền, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ, quyết liệt, không thể nóng vội.” (trích phỏng vấn của TTXVN, 25/01/2015)

Nhưng đảng muốn dân phải “kiên trì, bền bỉ” đến bao nhiêu năm nữa thì mới thấy ánh sáng ở cuối đường hầm, hay là ông muốn nói thế để “câu giờ” cho dân chờ sung rụng ?

Bởi lẽ từ em bé 5 tuổi cũng biết ông Trong đã nói như thế nhiều lần rồi. Dân nghe mãi cũng nhàm tai huống chi đảng viên thấp cổ bé miệng cấp thừa hành, lớp người chỉ biết nuốt nước bọt mà thèm trước cơ ngơi, tiền bạc của cấp có chức, có quyền ?

Khi Nghị quyềt 4 ra đời, nhiều cựu Lãnh đạo và người dân đã ca tụng ông Trọng có quyết tâm làm sạch đảng để lấy lại niềm tin trong dân, nhưng rồi mọi người lại phải nghe ông lâp đi lập lại hứa : “Trong thời gian tới, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí cần được tiếp tục đẩy mạnh, không phải bằng lời nói, hô hào chung chung, mà phải bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. 

Đó là phải xây dựng cho được một cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng, một cơ chế trừng trị, răn đe để không dám tham nhũng và một cơ chế bảo đảm để không cần tham nhũng. Đồng thời, phải tăng cường biện pháp tuyên truyền giáo dục để nâng cao đạo đức, xây dựng liêm chính, giáo dục tinh thần biết trọng liêm sỉ, danh dự; mở rộng phạm vi tham gia của công chúng và phát huy vai trò của báo chí, công luận trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Khi đã xảy ra tham nhũng thì phải xử lý kiên quyết, xử lý thật nghiêm, đúng quy định của luật pháp, không có vùng cấm, không có ngoại lệ…” 

(theo TTXVN, 25/01/2015)

Nhưng đảng đã có đủ mọi “cơ chế” để phòng ngừa, trừng phạt và giáo dục cán bộ, đảng viên từ trước khi có Nghị quyết 4. Đảng cũng đã có Mặt trận Tổ quốc thay mặt dân làm công tác giám sát và khuyến khích báo chí tiếp tay cho chính quyền chống tham nhũng, nhưng chưa bao giờ Mặt trận Tổ quốc làm tròn nhiệm vụ giám sát, ngược lại đã tiếp tay đồng lõa để cho đảng che giấu những kẻ có lỗi.

Bằng chứng cụ thể như việc kê khai tài sản của các ứng cử viên Quốc hội được đảng cơ cấu và Mặt trận đồng ý tuyển chọn sau các cuộc được gọi là “hiệp thương” đã không bao giờ được công bố cho dân biết mà chỉ cất vào hộc tủ đảng bộ cơ sở.

Báo chí cũng bị ngăn cấm không được loan tin, nếu chưa được xác minh bởi cơ quan điều tra thì đó là hành động kiểm duyệt và vi phạm quyền tự do thông tin của người làm báo.
Ngay đến vai trò giám sát của Quốc hội cũng bị hạn chế đến độ chưa bao giờ có một Đại biểu dám đòi Quốc hội điều tra hay đích thân “thăm dân cho biết sự tình” về một vụ tham nhũng được bàn luận trong dân thì làm sao chống được tham nhũng ?

Trong cuộc phỏng vấn đánh dấu 85 năm có đảng, ông Trọng nhìn nhận : “ Sự suy thoái về tư tưởng đạo đức, lối sống chính là một trong những nguyên nhân của tình trạng gia tăng các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.”

Nhưng tại sao phẩm chất và đạo đức của người Cộng sản Việt Nam ngày một suy đồi? 

Bởi vì, theo báo cáo của ông Ngô Văn Dụ, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra thì : “ Tình hình vi phạm kỷ luật Đảng trong thời gian qua còn tiếp tục diễn biến phức tạp, tỷ lệ đảng viên bị kỷ luật là cấp ủy viên các cấp còn cao (30,7%) cho thấy việc tu dưỡng, rèn luyện và chấp hành kỷ luật đảng của một số đảng viên có chức vụ còn nhiều hạn chế, kỷ luật do vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ đảng viên có vi phạm bị khai trừ chiếm 12%, bị phạt tù chiếm 1,4% so với số bị thi hành kỷ luật cho thấy tình hình vi phạm trong Đảng thời gian qua vẫn còn nghiêm trọng, chưa được kiềm chế. Một số trường hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chậm thời gian so với quy định, tỷ lệ thay đổi hình thức kỷ luật qua giải quyết khiếu nại, tố cáo còn cao…” (Báo cáo tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015 tại Hà Nội, ngày 27/01/2015)

Như vậy thì lỗi tại ai mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn hô suông: “Trong đấu tranh cách mạng, lưỡi lê, họng súng của quân thù đã không lung lạc được tinh thần, nhuệ khí của người cộng sản. Ngày nay, công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên càng phải giữ vững và phát huy phẩm chất, đạo đức cách mạng của người cộng sản. Đảng ta đã xác định : Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong đó yếu tố con người là quyết định, công tác cán bộ là then chốt của then chốt. Cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải gương mẫu đi đầu, nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều, có hiệu quả cụ thể thì dân mới tin; cán bộ có tốt, tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức lối sống trong sạch, mới có thể thành công được.”

Quá hay. Nghe ông Trọng nói mà lỗ tai cũng phải reo lên, nhưng có lẽ ông Trọng không được nghe Giáo sư Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại Cuộc tọa đàm trực tuyến ngày 22/01 (2015) do báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức với đề tài “Mãi mãi niềm tin theo Đảng”. 

Ông Bảo nói: “Theo tôi, bây giờ, nhất là khi Đảng ta đang nhấn mạnh đến đạo đức, lối sống trong Đảng, thì phải có bổ trợ như thế nào trong giải pháp cán bộ mới khắc phục tình hình nan giải hiện nay – người đông mà việc không chạy, người xứng đáng làm việc thì không có việc mà phải ngồi chờ, còn người không nên để trong bộ máy nữa mà chúng ta không biết xử lý như thế nào. Đó chính là khâu cải cách tư pháp, cải cách hành chính nói riêng và cải cách nhà nước phải tính đến trong thời gian tới. Đó cũng là hướng tư duy của Đảng ta trong khâu giải quyết mắt xích tổ chức cán bộ như một đột phá trong xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.”

Đằng sau lời nói của Giáo sư Hòang Chí Bảo là hình ảnh của tham nhũng, của tình trạng chạy chức chạy quyền, của tệ nạn “con ông cháu cha” được quy họach bởi các nhóm lợi ích trong đảng.
Vì vậy, ông Bảo mới cáo giác rằng: “Hiện nay chúng ta đang đứng trước một tình huống rất nhức nhối: Chưa bao giờ những người có học lại thất nghiệp nhiều như bây giờ. 170.000 cử nhân, thạc sĩ, có cả Tiến sĩ cũng thất nghiệp; cá biệt có Tiến sĩ ở nước ngoài về thi tuyển một công việc bình thường cũng bị trượt.

Ở đây có những lắt léo, bất minh trong vấn đề dùng người, mà nếu nhìn vào sự thật thì ta thấy đây là một sự bất công xã hội. Có lẽ phải dùng đến một hệ thống đồng bộ các giải pháp, từ giáo dục đào tạo, đặc biệt là siết chặt kỷ cương, quy chế, chế tài và phải đổi mới thể chế dùng người, chính sách dùng người thì chúng ta mới đáp ứng được yêu cầu này.”
Vậy Nghị quyết 4 thành công hay thất bại mà cho đến ngày 16/01 (2015), ông Nguyễn Phú Trọng vẫn còn lập lại lời ông nói năm 2013 rằng : “Cán bộ làm công tác chống tham nhũng mà tay đã nhúng chàm thì không thể chống được tham nhũng”.

Câu trả lời là, tuy đã có khỏang 50,000 trên tổng số 4 triệu đảng viên bị khai trừ, kỷ luật, trừng phạt sau 3 năm thi hành Nghị quyết 4 nhưng con số` “một bộ phận không nhỏ” tiếp tục suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống vẫn còn nhan nhản trong xã hội.

Do đó, không ai ngạc nhiên khi nghe ông Nguyễn Đức Hà, Vụ trưởng, Ban Tổ chức Trung ương, thành viên Tổ giúp việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 đã nói tại cuộc Tọa đàm ngày 22/01/2015 : “ Mặc dù chúng ta đã tiến hành nhiều cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhiều lần Trung ương đã có nghị quyết, nhưng kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu như mong muốn.”

Ông Hà nói tiếp: “Bên cạnh mặt tích cực, cũng thấy rằng trong Đảng hiện nay, tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm còn khá nặng nên nhiều khi kiểm điểm nhưng mới nói ưu điểm nhiều, khuyết điểm thì nói ít hoặc không dám nói, hoặc thể hiện ở mức độ nhẹ nhàng… Bên cạnh đó, tính hình thức, bệnh thành tích còn đang khá nặng ở tất cả các cấp, một số cán bộ, đảng viên nhận thức chưa thật sự đầy đủ, sâu sắc về vấn đề này, nên trong tự phê bình và phê bình vẫn còn nể nang, né tránh, hình thức và thậm chí còn ca ngợi lẫn nhau. Những điều này đã làm ảnh hưởng đến kết quả việc thực hiện Nghị quyết.” 

Ai phê bình ai?
Ngoài việc phòng, chống tham nhũng mà đảng cứ nói hoài câu “vẫn còn nghiêm trọng”, dù đã có Luật từ năm 2005 và Ban Chỉ đạo Trung ương từng do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu rồi lại chuyển sang cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trực tiếp điều hành từ Ngày 01-02-2013, Nghị quyết 4 còn tập trung vào công tác “tự phê bình và phê bình” để cán bộ tự chữa mình.

Tuy nhiên ông Nguyễn Đức Hà đã không ngần ngại nói công khai: “Có thể nói, việc tự phê bình và phê bình của các tập thể và cá nhân thì vẫn còn tình trạng nói ưu điểm nhiều, nói khuyết điểm ít, hoặc nếu có nói về khuyết điểm thì cũng cố gắng né tránh một số từ có tính nhạy cảm, rồi cứ loanh quanh nói khuyết điểm nhưng có khi đây lại là một sự mong muốn. Không phải không có chuyện mượn tự phê bình và phê bình để ca ngợi, để động viên, khen ngợi, thậm chí không phải không có ý kiến có tính chất nịnh nọt trong đó.

 Tôi cũng từng được nghe những chuyện phê bình lãnh đạo, phê bình người khác nhưng đó lại là sự “phê bình khen ngợi” thì không đúng. Và việc này tôi cũng phải nói thật là ở cấp nào cũng có, từ Trung ương đến các địa phương. Có lẽ chỉ có việc tự phê bình và phê bình tập thể và cá nhân của các đồng chí Bộ Chính trị và Ban Bí thư là thực sự nghiêm túc, thực sự là gương mẫu và đúng là một tấm gương để cho các cấp noi theo.” 

Ông Hà nói thế nhưng khi Bộ Chính trị đề nghị Hội nghị Trung ương 6 kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì lại không thành công vì chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Ban Chấp hành Trung ương cho phủi tay với câu nói nghe không lọt tai trong Diễn văn Bế mạc ngày 15/10/2012: “Về việc đề nghị xem xét kỷ luật, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá.”

Như vậy đảng là đã đẻ ra tình trạng “nể nang, né tránh, ngại va chạm” như câu trả lời sau đây của ông Nguyễn Đức Hà về công tác tự phê bình và phê bình cứ tan lõang theo cấp bậc:

“Quá trình thực hiện xuống từng cấp đã phôi phai, nó cũng bay đi ít nhiều một chút và không còn nguyên vẹn đúng như tinh thần. Tôi thấy đây là cái phổ quát nhất, nếu bây giờ chúng ta cứ từng cơ quan, từng đơn vị, nếu đồng chí nào là cấp ủy, Bí thư Chi bộ, Bí thư Đảng ủy, Bí thư Huyện ủy cứ yêu cầu Ban Tổ chức cung cấp từng bản kiểm điểm cuối năm của mấy nghìn đảng viên của địa phương thì có lẽ hầu như bản kiểm điểm nào cũng đều có một khuyết điểm giống nhau là đôi khi còn nể nang, né tránh, ngại va chạm. Tôi cho đây là khuyết điểm lớn nhất mà có thể nói tự phê bình và phê bình là vũ khí sắc bén nhất về xây dựng Đảng, nhưng chính cái sắc bén nhất thì chúng ta lại đang yếu.”

Vậy công tác cả nước “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, sau 8 năm mỏi mòn đã đi về đâu?

Ông Nguyễn Đức Hà không ngại nói thẳng : “Không ít nơi vẫn còn hình thức, chỉ nói thôi chứ những hành động cụ thể chưa nhiều. Vì vậy, cần phải khắc phục cho được bệnh thành tích và tính hình thức. 

Trong nội hàm “hình thức” ai cũng thấy có chuyện phòng, chống tham nhũng lấy “vừa chống vừa xây” hay “răn đe là chính” làm phương châm hành động thì bao giờ dân mới hết bị cán bộ nhũng nhiễu ?

Nhưng liệu tính “hình thức” này có bị biến dạng để làm theo Trung Quốc như trong kế họach đào tạo cán bộ chiến lược cấp cao của đảng CSVN hay không ?

Theo lời ông Tô Huy Rứa – ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Tổ chức trung ương tiết lộ ngày 27/01/2015 thì :” Qua làm việc với lãnh đạo các cấp của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc có chuẩn bị nhân sự cấp cao, nhưng không hoàn toàn như cách của Việt Nam là quy hoạch cán bộ cấp chiến lược không những cho nhiệm kỳ này mà cho các nhiệm kỳ sau.”

Như vậy rõ ràng đảng CSVN đã học theo cách chọn cán bộ cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc nhưng chỉ khác ở điểm Trung Quốc chọn người cho từng nhiệm kỳ còn Việt Nam thì chọn cho nhiều nhiệm kỳ.

Do đó, ông Tô Huy Rưá mới khoe : “ Chúng ta đã làm thành công, cuối cùng trung ương, Bộ Chính trị đã quyết định danh sách 290 đồng chí trung ương cho các khóa sắp tới, đã quyết định được 22 đồng chí vào quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Và tới đây chúng ta sẽ tiếp tục giới thiệu, bổ sung theo đúng quy định, quy trình.” (theo báo Tuổi Trẻ, ngày 28/01/2015)

Ông Rứa tuyên bố tại hội nghị cán bộ, công chức của Ban Tổ chức trung ương tổng kết công tác năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015.

Làm như thế thì đảng CSVN bây giờ là chi nhánh của đảng Cộng sản Trung Quốc hay chỉ còn độc lập trên lý thuyết mà ông Nguyễn Phú Trọng còn nói với TTXVN ngày 25/01/2015 rằng ông chúc “Đảng ta, dân tộc ta ngày càng cường thịnh, mãi mãi trường tồn” , nhưng cho ai và vì ai ? -/-

Phạm Trần

VRNs (02.02.2015) – Sài Gòn – Hai ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng cũng như 14 ủy viên còn lại trong Bộ Chính trị hãy thử bình tâm, gạt ra ngoài mọi ý thức hệ và quyền lợi, tự đặt mình như tất cả những Việt bình thường và nghiêm túc đặt một câu hỏi duy nhất thôi: Hàng triệu chiến sĩ và thường dân đã hi sinh trong các cuộc chiến từ 1945 và nay 90 triệu nhân dân VN có ai tưởng tượng được và mong muốn đất nước chúng ta một trăm năm sau lại giống hệt như thời thực dân Pháp trước đây?

Những gì người sáng lập chế độ toàn trị từng nghiêm khắc kết án sự tàn bạo, bóc lột, tham nhũng và bất công của chế độ thực dân Pháp gần 100 năm trước thì nay dưới chế độ toàn trị không chỉ vẫn như vậy mà nhiều mặt còn tồi tệ và dã man hơn!
 15020200
Chống thực dân nhưng tại sao lại sao chép các chính sách của nó?

“Chúng tôi không có quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, ngay cả quyền tự do hội họp và lập hội cũng không có!” [1]

Câu trên của ai? Chính là của Hồ Chí Minh, người sáng lập chế độ toàn trị ở VN. Ông đã kết án nghiêm khắc chế độ thực dân tại Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của đảng Xã hội Pháp năm 1920, Nghĩa là đã gần một thế kỉ trước đây ông Hồ đã kết án chính sách của thực dân Pháp thủ tiêu các quyền tự do căn bản ở VN và hứa, nếu cầm quyền thì để nhân dân được quyền tự do báo chí, cũng như các quyền tự do căn bản khác!

Nhưng 95 năm sau tại Hội nghị trung ương 10 (1.2015) Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố: “Báo chí là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước… dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước” và “không để tư nhân sở hữu báo chí”[2]. Trong thực tế, hiện nay trên 800 tờ báo, đài và trên 18.000 người viết báo đều dưới quyền chỉ huy của Ban Tuyên giáo trung ương theo chỉ đạo của Bộ Chính trị. Các người cầm bút lề đảng bị bẻ cong ngòi bút. Chính vì thế, gần đúng một thế kỉ sau nhân dân VN vẫn bị đàn áp tư tưởng, không có tự do báo chí, tự do ngôn luận; các quyền lập hội, hội họp, biểu tình cũng vẫn không có! Nghĩa là chế độ toàn trị hiện nay không khác nào chế độ thực dân Pháp một thế kỉ trước!

Cũng gần một trăm năm trước người sáng lập chế độ toàn trị cũng kết án gay gắt chính sách thuộc địa ở VN của thực dân Pháp bóc lột nhân dân và tài nguyên VN chỉ “để làm giàu cho một số cá mập!” [3] Nhưng gần 100 năm sau số cá mập đỏ mọc ra như rươi trong chế độ toàn trị do ông Hồ xây dựng lên. Chính Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước, đã phải nhìn nhận sự tung hoành của bọn cán bộ tham quan như “Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này”.[4] 

Từ những vụ tham nhũng khủng PMU18 chui cả vào gia đình Tổng bí thư thời Nông Đức Mạnh-Phan Văn Khải, cả các cơ quan trong đảng, bộ Công an, bộ Giao thông vận tải…;[5] đến các vụ khủng khiếp hơn là Vinashin, Vinalines dưới quyền của Nguyễn Tấn Dũng, làm ngân sách quốc gia mất nhiều tỉ Mĩ kim.[6]

Chưa kể đến nhiều Ủy viên trong Bộ Chính trị, Ban bí thư, Trung ương đảng và các quan đỏ ở các địa phương chiếm đất xây biệt thự nguy nga, biến nhà công thành nhà ông, cho con cái vào các chức vụ quan trọng hay những nơi hái ra tiền. Mới chỉ một số vụ được khui ra. Như hai con trai và con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tương đối còn trẻ nhưng đã được cử vào các chức vụ cao ở hai tỉnh, hay đang là triệu phú Dollar cầm đầu ngân hàng. Các con trai của cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và cựu Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Chi cũng vậy.

Gần đây trong chiến dịch trả thù và tranh phần giữ ghế trong Đại hội 12 giữa phe bảo thủ giáo điều và các nhóm lợi ích ở cấp chóp bu, họ còn tung tin Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh…. cho vợ con, vây cánh thao túng nhiều doanh nghiệp nhà nước….Mặc dù Nguyễn Tấn Dũng vừa hô hoán đòi phải thông tin kịp thời và chính xác, nhiều đảng viên kêu gọi phải công khai làm rõ các vụ này để biết đúng sai, nhưng từ các đương sự tới các cơ quan có trách nhiệm cả trong đảng lẫn chính phủ đều im thin thít.

Các vụ tham nhũng gần đây được khui ra của cựu Tổng Thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền hay cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà nội Hoàng Văn Nghiên dưới thời Nguyễn Phú Trọng- Nguyễn Tấn Dũng… chỉ như phần nổi của tảng băng mà thôi![7] Tình trạng cán bộ từ cấp cao trở xuống tham nhũng tài sản công, xà xẻo tiền bạc hàng tỉ Dollar từ các công trình xây dựng đường xá, cầu cống có nguồn vốn từ ODA nổi tiếng trên thế giới. Mới đây tại hội nghị quốc tế “Tăng cường quản trị thúc đẩy phát triển tại Việt Nam”ngày 20.01.15 đã cho biết, VN đứng thứ 2 trong số 20 nước diễn ra tham nhũng nhiều nhất trong việc sử dụng vốn ODA.[8]

Chính ông Trọng đã phải nhìn nhận công khai trước Hội nghị Cán bộ toàn quốc vào cuối tháng 2.2012 về sự mất đạo đức, bán rẻ lương tâm của cán bộ càng tăng cả số lượng lẫn chất lượng:
“Trong điều kiện Đảng cầm quyền, nhiều đảng viên có chức, có quyền, có điều kiện nắm giữ tài sản, tiền bạc, cán bộ;… đất nước lại phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, nhiều người lo lắng về Đảng, về bản chất Đảng, lo lắng mặt trái của cơ chế thị trường, của hội nhập quốc tế tác động vào Đảng. Bây giờ trong Đảng cũng có sự phân hóa giàu – nghèo, có những người giàu lên rất nhanh, cuộc sống cách xa người lao động; liệu rồi người giàu có nghĩ giống người nghèo không? Nhà triết học cổ điển Đức L.Foiơ Băc đã từng nói rằng, người sống trong lâu đài nghĩ khác người ở trong nhà tranh. Mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai? Có giữ được bản chất là đảng cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc không?” [9]

Năm 1922 Hồ Chí Minh còn vạch tội thực dân Pháp: “Nếu bọn thực dân Pháp rất vụng về trong việc phát triển nền kinh tế ở thuộc địa, thì họ lại là những tay lão luyện trong nghề đàn áp dã man và trong việc chế tạo ra cái lòng trung thành bắt buộc”[10]. Nhìn vào xã hội VN gần một thế kỉ sau thì sao lại giống nhau một cách lạ lùng đến như thế. Trên 60 năm theo mô hình kinh tế XHCN, hiện VN là một nước nghèo đói, tụt hậu, hàng bao nhiêu triệu công nhân chỉ vẫn làm gia công, cái đinh ốc cũng không tự làm được, năng suất lao động chỉ bằng 1/16 của Singapore! [11]

Nhưng cũng như thực dân Pháp trước đây, hiện nay bộ máy công an của chế độ toàn trị đàn áp còn tàn bạo, tinh vi, quỉ quyệt hơn. Từ 1954 chế độ toàn trị đã bỏ tù hàng triệu người trong các trại giam qua các cuộc khủng bố trong phong trào Cải cách Ruộng đất theo gương Mao, vụ Nhân văn Giai phẩm, trong các trại cải tạo; đẩy mấy triệu đồng bào thành những thuyền nhân, hàng trăm ngàn đã bị vùi thây trên biển. Hiện nay họ không chỉ tiếp tục ruồng bố, bắt giam những người khác chính kiến, các thanh niên và phụ nữ dân chủ, còn để công an đóng vai du côn đánh nông dân, công nhân, thanh niên và trí thức biểu tình, làm những hành động vô giáo dục và mất lương tri, như giựt các vòng hoa thăm viếng những người dân chủ bị giết hại! Nếu tính theo đầu người thì có lẽ VN đang đi đầu thế giới về lực lượng công an, số thứ trưởng và các tổng cục trong bộ Công an đang lạm phát và số tướng Công an thì đang mọc như nấm!

Cũng như thực dân Pháp một thế kỉ trước đây bắt người Việt “trung thành bắt buộc”, như HCM đã nhận xét, nay từ Nguyễn Phú Trọng, Phùng Quang Thanh đến Trần Đại Quang… đòi quân đội, công an phải trung thành tuyệt đối với đảng. Trong dịp kỉ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh cực kì sai lầm là “bất luận trong hoàn cảnh, điều kiện nào cũng phải kiên định nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt”[12].

 Trên thế giới ngày nay ngoài Trung quốc, Cu ba, Bắc Hàn và VN có còn nước nào đòi đặt quân đội và công an của một quốc gia phải trung thành muôn đời với một đảng? Vài hôm trước họ còn cho các cán bộ đầu đàn Tuyên giáo mở trực tuyến trên tờ CS điện tử với chủ đề “Mãi mãi niềm tin theo Đảng” để ru ngủ và dọa nạt thanh niên phải trung thành với đảng nhân dịp 85 năm ra đời của ĐCS![13]

Nói tóm lại, những gì gần 100 năm trước người sáng lập chế độ từng cương quyết tố cáo, kết án chống chế độ thực dân Pháp và long trọng hứa trong Tuyên ngôn Độc lập 02.09.1945 là sẽ làm hoàn toàn khác[14], rồi tuyên truyền xô đẩy mấy triệu nhân dân ta vào các cuộc chiến, nhưng 100 năm sau hiện thực của xã hội VN ngày nay dưới chế độ toàn trị lại là bức tranh của VN thời thực dân Pháp 100 năm trước! Nhiều mặt còn tồi tệ và tàn bạo hơn! Tại sao? Vì đâu nên nỗi?

Lí thuyết gia Nguyễn Phú Trọng gần 20 năm ngồi trong Bộ Chính trị và 4 năm làm Tổng bí thư giải thích ra làm sao? Nguyễn Tấn Dũng cũng gần 20 năm ngồi trong Bộ Chính trị và gần 10 năm làm Thủ tướng trả lời thế nào? Có thấy bức tranh vân cẩu tang thương của xã hội thời XHCN lại cũng chính là bức tranh vân cẩu tang thương thời thực dân Pháp một thế kỉ trước, thậm chí nhiều lãnh vực còn tồi hệ và dã man hơn! Có biết tại sao Bộ Chính trị đã đưa không biết bao nhiêu nghị quyết chống tham nhũng, nhưng tham nhũng lại ngày càng mọc ra như nấm, như rươi? Nguyễn Phú Trọng chưa đánh đã run sợ “gây thù oán”; thậm chí cuối cùng đã phải đầu hàng và than thở là đánh chuột sợ vỡ bình! Có biết tại sao, miệng vẫn tuyên bố đất nước độc lập nhưng cứ phải cúi đầu và khấn thần chú “16 chữ vàng” và “bốn tốt”, tuy thế người “Bạn” Bắc kinh vẫn ngang ngược tung hoành trên biển Đông chiếm đảo, tài nguyên và giết hại ngư dân VN? 

Trong khi ấy vì những động cơ nào Nguyễn Phú Trọng, người cầm đầu chế độ toàn trị, lại vẫn hồ hởi gọi những người cầm đầu Bắc kinh là “Bạn”, nhưng lại kết án trí thức, chuyên viên, phụ nữ và thanh niên chống sự xâm lấn của Bắc kinh là “lực lượng thù địch”? Vì động cơ nào Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu chính phủ đã hùng hổ tuyên bố “Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp “song sinh”[15], nhưng lại rót số tiền khủng vào bộ máy công an đàn áp dân lành?

Hai ông Trọng và Dũng cũng như 14 ủy viên còn lại trong Bộ Chính trị hãy thử bình tâm, gạt ra ngoài mọi ý thức hệ và quyền lợi, tự đặt mình như tất cả những Việt bình thường và nghiêm túc đặt một câu hỏi duy nhất thôi: Hàng triệu chiến sĩ và thường dân đã hi sinh trong các cuộc chiến từ 1945 và nay 90 triệu nhân dân VN có ai tưởng tượng được và mong muốn đất nước chúng ta một trăm năm sau lại giống hệt như thời thực dân Pháp trước đây?

Những gì người sáng lập chế độ toàn trị từng nghiêm khắc kết án sự tàn bạo, bóc lột, tham nhũng và bất công của chế độ thực dân Pháp gần 100 năm trước thì nay dưới chế độ toàn trị không chỉ vẫn như vậy mà nhiều mặt còn tồi tệ và dã man hơn!

Vì đâu nên nỗi? Kinh tế thị trường định hướng XHCN dưới chế độ toàn trị
Từ gần 30 năm nay chế độ toàn trị vẫn ngang ngạnh chỉ đổi mới một chân trên kinh tế, còn chân chính trị vẫn giữ độc đảng. Vì thế chính sách kinh tế đổi mới được gọi là kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Mục tiêu của chính sách này là, sử dụng các tập đoàn và tổng công ti như người nuôi bò lấy sữa làm kế sinh nhai. Tức là các Doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ không chỉ cung cấp cho đảng nguồn tài chánh để đảng dùng làm phương tiện hoạt động; không những thế nó còn là công cụ ngăn cản không cho kinh tế tư nhân vươn lên trở thành đối trọng đe dọa kinh tế nhà nước. Doanh nghiệp Nhà nước phải thực hiện hai mục tiêu này để đảng vẫn nắm độc quyền trong chính trị và thống soái trong kinh tế. Họ tin rằng đây là thần dược, một sách lược khôn ngoan để trụ vững chế độ trong giai đoạn hiểm nghèo sau khi Liên xô sụp đổ.

Thực hiện chủ trương mà họ tự vỗ ngực là sáng suốt này trong mấy thập niên qua, nên kinh tế nhà nước, tức các tập đoàn và tổng công ti nhà nước giữ quyền chủ đạo, nghĩa là nắm giữ toàn bộ các lãnh vực kinh tế then chốt, các huyết mạch chính. Các Doanh nghiệp Nhà nước được hưởng nhiều đặc ân trong vay vốn từ Ngân hàng Nhà nước, thả cửa sử dụng mặt bằng và các hạ tầng cơ sở; các hội đồng quản trị do các cán bộ cầm đầu không dựa trên khả năng chuyên môn, nhưng trên vây cánh và chạy chọt theo tiêu chuẩn„Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ !”. Các cơ quan kiểm tra của đảng, chính phủ và quốc hội chỉ tới quan sát như người cưỡi ngựa xem hoa![16] Đặc biệt, gần 10 năm qua dưới thời Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng cũng là giai đoạn bùng phát mạnh nhất, lạm dụng khủng khiếp ngân sách công và cực kì phí phạm tài nguyên quốc gia của các tập đoàn và tổng công ti nhà nước.

Nền kinh tế thị trường chỉ thành công trong các xã hội dân chủ đa nguyên, khi qui luật cạnh tranh được đặt dưới sự kiểm soát và chế tài chặt chẽ của các cơ quan công quyền độc lập, phải công khai các ngân sách đầu tư, chi thu.. và báo chí độc lập theo dõi. Nghĩa là nếu không có sự cạnh tranh giữa các chính đảng đối lập, không có các cơ quyền công quyền độc lập, không có báo chí tự do và các tổ chức dân sự độc lập thì áp dụng Kinh tế thị trường là một đại họa cho đất nước!

Tình hình hiện nay gần 30 năm áp dụng nguyên tắc kinh tế thị trường trong chế độ độc đảng, vắng bóng mọi cơ chế kiểm soát độc lập và công khai đã dẫn tới hậu quả cực kì độc hại là: Để cho các cán bộ có quyền lực từ trung ương tới địa phương tự do thao túng, đúng là cách gởi trứng cho ác! Một qui luật chung ai cũng biết, khi tiền bạc, đất đai và tài sản công không được qui định chặt chẽ, kiểm soát nghiêm ngặt thì là cách tốt nhất cho lòng tham không đáy bộc phát và lợi dụng. Vì vắng bóng các định chế căn bản này, nên khi áp dụng Kinh tế thị trường định hướng XHCN thì chính chế độ độc đảng tạo ra những điều kiện tốt nhất để hình thành các nhóm lợi ích ích kỉ cấu kết với nhau, bảo vệ nhau trong việc bòn rút tài sản công, tự do tham nhũng. Sau một thời gian nhất định khi thu vén được tài sản kếch xù thì các nhóm lợi ích này sẽ lũng đoạn không chỉ trong kinh tế mà còn lũng đoạn cả trong chính trị, giáo dục, văn hóa. Chính lúc này ĐCSVN đang rơi vào hoàn cảnh đen tối này! Nó đang trở thành nạn nhân của chính nó!

Sau gần 30 năm thực hiện Kinh tế thị trường định hướng XHCN dưới chế độ độc đảng, cuối cùng đã dẫn tới tình trạng, thay vì các tập đoàn kinh tế và tổng công ti nhà nước là những con bò sữa nuôi đảng, giúp đảng độc quyền, thì nay đang biến thái trở thành những con bò sữa nuôi bọn quan tham nhũng. Bọn này dựa vào đảng, nhân danh đảng và nhân dân, ỷ vào quyền lực cao để làm giầu riêng rất nhanh cho bản thân, gia đình và vây cánh. Nay chính bọn này đang phá tan hoang đảng và chế độ. Mới ba năm trước Nguyễn Phú Trọng đã lo sợ „Mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai?” Nhưng không còn phải là chuyện mai kia nữa mà nó đang đứng sờ sờ trước mắt! Nay các nhóm lợi ích đã thấy đủ mạnh, nên quyết ra tay phá tan các kế hoạch Tự phê bình và phê bình, chỉnh đảng, tới chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng từ suốt 4 năm qua. Phe bảo thủ cực đoan của Nguyễn Phú Trọng tiếp tục thua chạy dài đến nỗi tại Hội nghị trung ương 10 vào đần tháng1.2015 không cả dám công khai công bố kết quả việc bỏ phiếu tín nhiệm các ủy viên Bộ Chính trị và Ban bí thư, vì họ lẹt đẹt đứng sau những người của các nhóm lợi ích.[17]

Tâm lí tham tiền, tham quyền là mặt trái của con người, ở đâu cũng vậy, thời nào cũng vậy, qui luật này vượt không gian và thời gian. Một trong những nguyên tắc căn bản của kinh tế thị trường là qui luật cạnh tranh. Nhưng nếu để nó tự do cạnh tranh sẽ dẫn tới tình trạng cá lớn nuốt cá bé theo luật rừng xanh. Tình trạng này đã diễn ra dưới thời độc tài vua chúa cấu kết với bọn tư bản tài phiệt trên hai thế kỉ trước. Nó dã dẫn tới bóc lột, tham nhũng, bất công, bạo loạn và cuối cùng ở nhiều nơi sức mạnh của đồng tiền đã đánh tan chế độ phong kiến để sinh ra chế độ tư bản rừng rú của bọn tài phiệt. Tại VN hiện nay nó cũng sắp sửa đánh sập chế độ toàn trị.

Chính vì thế nhiều trí thức, các nhà khoa học xã hội và chính trị gia trên thế giới có trách nhiệm đã nhận ra mặt trái của Kinh tế thị trường. Họ thấy rằng, Kinh tế thị trường chỉ có thể là đòn bẩy để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống đại đa số nhân dân, nếu qui luật cạnh tranh được thực hiện trong công bằng và dưới sự kiểm soát chặt chẽ, công khai của các cơ quan công quyền độc lập và của toàn xã hội. Chính những cuộc vận động và đấu tranh của nhân dân ở nhiều nước Âu châu và Mĩ đã nổ ra các cuộc Cách mạng Dân quyền và Nhân quyền ở Pháp (1789) và Mĩ (1776) và mở ra thời đại của các chế độ dân chủ đa nguyên, chấm dứt màn đêm của thời kì trung cổ phong kiến man rợ.

Trong các thế kỉ tiếp theo nhiều xã hội Tây phương đã bền bỉ cải thiện Dân chủ đa nguyên với những đặc tính tam quyền phân lập, báo chí độc lập, kinh tế thị trường, pháp trị thay cho nhân trị. Chính được xây dựng trên những cơ sở lành mạnh này nên đại đa số nhân dân những nước theo Dân chủ đa nguyên từ lâu đã được hưởng đời sống sung túc, các quyền tự do dân chủ căn bản được triệt để tôn trọng. Nhiều nước Dân chủ đa nguyên dẫn đầu trong các bảng tổng kết hàng năm về lợi tức đầu người, tôn trọng nhân quyền, tự do báo chí và bộ máy công quyền trong sạch vắng bóng tham nhũng. Trong khi ấy chế độ toàn trị theo Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN từ năm này sang năm khác vẫn rơi vào loại những nước đội sổ trên tất cả các lãnh vực trên!

Nói tóm lại, Xã hội không có cạnh tranh (cả trong kinh tế, chính trị lẫn văn hóa, khoa học) là xã hội xuống dốc, tụt hậu. Nhưng xã hội cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới thối nát, tham nhũng, bất công. VN đang rơi cả vào hai đại họa này, vì phải sống dưới chế độ độc tài toàn trị mà lại áp dụng Kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó các doanh nghiệp nhà nước giành đặc lợi, đặc quyền!

Chuyện Đảng của những anh khùng-khờ và những con lật đật
Cặp đôi kinh tế thị trường và độc đảng có thể ví như cho rồng sống chung với rắn độc, đẻ ra những quái thai, những con yêu tinh, rất ranh ma quỉ quyệt. Đó là bọn tham quyền nuôi ảo tưởng chỉ muốn khư khư giữ độc quyền để thực hiện thế giới đại đồng không tưởng. Còn bọn kia chỉ ham tiền, chỉ muốn bấu xấu, muốn lợi dụng quyền lực để làm giầu bất chính cho bản thân, gia đình và bè cánh. Sự thỏa hiệp giữa họ với nhau chỉ có tính cách giai đoạn. Cả hai bọn này giống nhau ở điểm quan trọng là đều muốn độc quyền, nên sẵn sàng sử dụng bạo lực và các thủ đoạn tàn bạo để đàn áp những ai chống lại.

Sau trên 60 năm chuyên quyền độc đoán và gần 30 năm theo Kinh tế thị trường định hướngXHCN đã hình thành hai loại cán bộ chính đang thao túng bộ máy đảng và nhà nước. Nếu căn cứ vào đặc tính và thái độ thì có thể tạm đặt tên cho hai loại cán bộ này là „những anh bảo thủ giáo điều đến mức khùng-khờ“ và„những con lật đật“ chọn thái độ ở bầu thì tròn ở ống thí dài!

Vì thờ chủ nghĩa Marx-Lenin như Kinh Thánh, như „đũa thần“[18], lẫn lộn chính trị với tôn giáo, nên những người bảo thủ đã cung kính và trung thành chủ nghĩa này đến mức như những người khùng hay khờ khạo, tùy theo cách nhìn. Tuy thế giới đã thay đổi triệt để từ khoa học, kinh tế, chính trị tới an ninh, cả Liên xô và các nước CS Đông Âu cũng đã tan rã, nhưng họ vẫn tung hô Tuyên ngôn CS ra đời từ 1848 và tin vào thế giới đại đồng!

Nhưng giáo điều bảo thủ tệ hại nhất phải nói tới đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Mặc dù ông rất lú lẫn, nói trước quên sau, nhưng ông vẫn ngồi trong Bộ Chính trị từ gần 20 năm nay và trên 4 năm còn nắm chức Tổng bí thư. Nguyễn Phú Trọng bảo thủ đến mức chống lại cả các quyết định của Đại hội đảng và Trung ương đảng. 

Tại Đại hội 11 (1.2011) có hai phương án đã được đưa ra thảo luận và biểu quyết về sở hữu đất đai. Phương án 1 của phe Nguyễn Phú Trọng đưa ra „Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu“ và Phương án 2 của các đảng viên tiến bộ “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”. Khi đó Phương án 1 chỉ được 472 phiếu đồng ý (34,3%), nhưng Phương án 2 lại được đa số áp đảo với 895 phiếu đồng ý (65,04%). Như vậy chủ trương „chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất“ đã bị Đại hội 11 bác bỏ![19]

Nhưng ngày 19.11.2011 tại cuộc họp báo đầu tiên với tư cách Tổng bí thư, khi được hỏi về việc này Nguyễn Phú Trọng tuy nói là „chấp hành“ quyết định của Đại hội, nhưng liền đó lại phủ nhận ngay và ngụy biện với việc dùng cụm từ „duy trì kinh tế thị trường theo định hướng XHCN“:

„Đại hội biểu quyết như thế nào thì chúng ta phải chấp hành, theo ý chí của toàn đảng nhưng không làm ảnh hưởng đến chính sách nhất quán của Việt Nam là xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước, duy trì kinh tế thị trường theo định hướng XHCN„ [20].

Nghĩa là „chế độ công hữu“ trong đất đai vẫn được duy trì, mặc dù trái với quyết định của Đại hội 11. Vì thế đến nay nhân dân vẫn bị tước đoạt quyền tư hữu về đất đai!

Do cực đoan bảo thủ nên tại Hội nghị trung ương 10 đầu tháng 1.2015 Nguyễn Phú Trọng lại công khai chống lại quyết định rất quan trọng của Trung ương đảng lần thứ 2. Thật vậy, Thông báo Hội nghị trung ương 10 đã minh thị quyết định:
„Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định, trong nhiệm kỳ Đại hội XII, cần đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới“. [21]

Trước đó, khi „xác định 12 nhiệm vụ, giải pháp trong 5 năm tới“ Hội nghị trung ương 10 cũng đã đi tới quyết định chung được ghi trong nhiệm vụ thứ 12: „(12) Quán triệt và xử lý tốt các quan hệ lớn: giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị“[22].

Như vậy Hội nghị trung ương 10 đã đi đến một đồng thuận chung rất rõ ràng là, lần đầu tiên công khai ghi rõ một chủ trương cực kì quan trọng, đó là từ Đại hội 12 trở đi phải thực hiện nghiêm túc và triệt để cả „đổi mới chính trị“. Điều này phải hiểu là từ Đại hội 12 trở đi chế độ độc đảng phải nhường bước cho chế độ đa đảng. Không ai có thể hiểu cách khác được!
Nhưng Thông báo Hội nghị trung ương 10 chưa ráo mực thì trong diễn văn bế mạc Nguyễn Phú Trọng đã vội vàng ngang ngược phủ nhận và giải thích hoàn toàn ngược chiều quyết định tối quan trọng và sáng suốt của Trung ương đảng: „Phải nắm vững và khẳng định: Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước ta“[23].

Đây là lần thứ hai ông Trọng đã đạp lên quyết định của Đại hội và Trung ương đảng. Khi người cầm đầu đảng coi thường các quyết định của Đại hội và Trung ương đảng thì không có gì đáng ngạc nhiên chính Nguyễn Phú Trọng đang ngày càng bị thất thế và thua dài trong các Hội nghị trung ương các năm vừa qua. Trung ương đảng đã khước từ không đồng ý yêu cầu của Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị đòi kỉ luật Nguyễn Tấn Dũng trong Hội nghị trung ương 6 (10.2012)[24], khước từ không bỏ phiếu cho hai ứng cử viên do Nguyễn Phú Trọng đề nghị vào Bộ Chính trị tại Hội nghị trung ương 7 (05.2013)[25]

Tệ hại nữa là trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Hội nghị trung ương 10 ông Trọng và một số người thân tín trong Bộ Chính trị đã thua xa cánh của các nhóm lợi ích. Chính vì thế Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh không cho công bố công khai kết quả cuộc bỏ phiếu này, mặc dầu trước đó ông đã hứa[26]

Nguyễn Phú Trọng đã sợ trước sự thật và không tin cả vào những gì mình nói, rõ ràng đã tự đánh mất tư cách. Hơn bốn năm làm Tổng bí thư nhưng tất cả các dự án quan trọng đều thất bại, vì uy tín quá thấp và không tự lường được năng lực quá yếu của mình….Đó là những nguyên nhân chính dẫn ông đến thất bại liên tục, khiến cho phe bảo thủ giáo điều đang bị thất thế nghiêm trọng, nhiều cán bộ từng kì vọng nay cũng đang thất vọng.

Nhờ thế phe các nhóm lợi ích mới đang bung ra mạnh. Như ở phần trên đã phân tích, phe nhóm lợi ích đang phát lên dưới thời áp dụng Kinh tế thị trường định hướng XHCN, đặc biệt bùng phát dưới thời Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng. Đặc điểm của phe nhóm này là tìm mọi cách kết hợp với nhau để chia phần giữ ghế, từ những cơ quan cao nhất trong đảng như Bộ Chính trị, Trung ương đảng, các bộ và ban trung ương tới các cơ quan đảng ủy ở các thành phố và tỉnh. Khi cần thiết họ có thể nín hơi, ngậm miệng, nhiều khi tạm nhịn cả ăn nữa. Như Nguyễn Tấn Dũng vừa ra lệnh giảm các đoàn của chính phủ mượn tiếng đi thăm viếng nước ngoài để chuyển tiền và mua hàng ngoại; thậm chí còn giảm nhập cảng xe hơi, hứa giảm biên chế các bộ… Nhưng đây chỉ là dàn cảnh tạm thời, khi Đại hội 12 xong vào đầu năm tới thì đâu lại vào đấy! 

Các bộ lại lạm phát thứ trưởng; các cục, các vụ…mọc thêm như nấm; các tập đòan và tổng công ty nhà nước càng trở thành sân sau béo bở cho gia đình và vây cánh hơn nữa. Tuy nhiên khi cơ hội thích hợp họ lại rất thích nổ để mua dư luận. Nguyễn Tấn Dũng đã từng tuyên bố nẩy lửa trong vụ công an Hải Phòng cưỡng chế đất đai của nông dân Đoàn Văn Vươn đầu 2012, trong Thông điệp năm mới 2014 ông hô hoán “Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp “song sinh”, trong vụ giàn khoan HD 981 giữa năm 2014 ông dõng dạc nói không nghe lời viển vông của Bắc kinh…[27] Nhưng cũng chỉ như người hát dạo vung kiếm chém nước cho vui!

Thái độ của những cán bộ cấp cao trong các nhóm lợi ích giống như hình ảnh của con lật đật, vừa ngã xuống lại đứng lên nhanh, lần sau mạnh hơn lần trước, sẵn sàng làm trò cười không biết mệt, không biệt ngượng. Người đại diện tiêu biểu nhất của loại cán bộ thuộc các nhóm lợi ích đang bung lên ở trong đảng chính là Nguyễn Tấn Dũng. Trong các năm qua với tư cách là Thủ tướng, mỗi khi bị Bộ Chính trị, Trung ương đảng hay nhân dân tấn công thì ông Dũng lại đóng bộ mặt nghiêm nghị, ăn năn xin lỗi bề ngoài, nhưng thực tình thì ông lại bố ráp để quật lại các đồng chí ngay trong Bộ Chính trị. Còn bên ngoài xã hội thì ông Dũng cô lập và miệt thị trí thức và đàn áp những người dân chủ!

Sách lược xảo quyệt này Nguyễn Tấn Dũng đã thành công nhiều lần. Nổi tiếng đầu tiên là trong vụ Vinashin làm tổn hại ngân sách trên 4,5 tỉ Dollar vào giữa năm 2010 không lâu trước Đại hội 11. Khi ấy vị thế chính trị của ông đang bị lung lay ngay cả trong Bộ Chính trị. Cho nên ngày 24.11.2010 trong tư cách là Thủ tướng, ông Dũng đã công khai xin lỗi: „Là người đứng đầu Chính phủ, tôi xin nhận trách nhiệm về những hạn chế yếu kém nêu trên của Chính phủ„[28].

Và ông Dũng còn long trọng hứa trước Quốc hội: “Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình là phải thực hiện tốt nhất chức vụ, trách nhiệm được giao, tập trung sức thực hiện có kết quả Kết luận chỉ đạo của Bộ Chính trị” [29].

Nhưng sau khi các phe thỏa hiệp chia ghế với nhau xong, Nguyễn Tấn Dũng được ngồi lại trong Bộ Chính trị và Thủ tướng, nên đã không ngại ngùng phủ nhận lời xin lỗi và nhận trách nhiệm của mình: “Xảy ra chuyện như Vinashin, cuối cùng Thủ tướng đứng ra nhận trách nhiệm. Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai”[30].

Lần thứ hai là khi phong trào chỉnh đảng với Tự phê bình và phê bình của Nguyễn Phú Trọng lên tới cao điểm, Nguyễn Tấn Dũng đang bị hầu hết các ủy viên Bộ Chính trị bao vây, nên ngày 22.10.2012 ông Dũng cũng rất trịnh trọng xin lỗi trước Quốc hội:

“Với trọng trách là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ và xin thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; một số tập đoàn, tổng công ty, điển hình là Vinashin, Vinalines, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai trò của kinh tế nhà nước”[31].

Nhưng sau khi ông đã phá tan kế hoạch của cánh bảo thủ tìm cách hạ ông tại Hội nghị trung ương 6, ngày 14.11.12 Nguyễn Tấn Dũng đã phủi sạch trách nhiệm cá nhân và đổ lỗi cho tập thể Bộ chính trị và cho Đảng trong vụ Vinashin cũng như những thất bại trong việc chỉ đạo các tập đoàn và tổng công ti nhà nước:

“Đảng lãnh đạo trực tiếp tôi, hiểu rõ về tôi, Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Đảng đã phân công tôi tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội bỏ phiếu bầu tôi làm Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận và hoàn thành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Quốc hội” [32].

Hai lần ra trước Quốc hội xin lỗi, rồi hai lần phủ nhận lời xin lỗi của mình, Nguyễn Tấn Dũng đúng là con lật đật đầu đàn! Nhưng rõ ràng qua đó ông Dũng đã tự bộc lộ bản chất tráo trở, bịp bợm không còn biết tự trọng của một người cầm đầu chính phủ!

Đáng để ý ở đây là lối lí luận cực kì ngụy biện tìm cách bào chữa để trốn tránh trách nhiệm cá nhân và đổ lỗi tất cả cho người khác của Nguyễn Tấn Dũng: “Đảng lãnh đạo trực tiếp tôi, hiểu rõ về tôi, Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Đảng đã phân công tôi tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội bỏ phiếu bầu tôi làm Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận và hoàn thành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Quốc hội”.

Cách nói này làm người ta nhớ lại chuyện ngụ ngôn phương Tây: Một anh chàng rất ranh ma quỉ quyệt, ăn mặc rất bảnh bao lại thích ăn ngon và say sưa, nhưng trong túi chỉ còn vài đồng xu mà bụng đang đói cào. Anh đã nghĩ ra một diệu kế và ghé vào một quán bên đường. Anh vui vẻ chào chủ quán. Thấy anh chàng ăn mặc bảnh bao lại biết ăn nói lịch sự nên chủ quán lễ phép hỏi anh muốn ăn uống gì.

 Anh ta trả lời: „Ông cứ làm cho tôi món ăn nào thích hợp với túi tiền của tôi!“ Chủ quán ước chừng anh này quần áo bảnh bao hẳn có nhiều tiền, nên tiếp anh ta với những món ăn uống ngon. Mỗi lần hỏi anh ta muốn ăn gì nữa liền được đáp lại, „Ông cứ làm cho tôi món ăn nào thích hợp với túi tiền của tôi“. Cuối cùng anh chàng lưu manh này đã được chủ quán cho ăn uống thịnh soạn, no nê. Khi chủ quán đòi tiền, anh móc trong túi ra với vài đồng xu và bảo: „Đây là túi tiền tất cả của tôi, như đã nói với ông ban đầu“. Khi ấy chủ quán cứng lưỡi chịu mất không trước anh chàng chuyên đánh lừa bịp thiên hạ!

Những cơ hội rất tốt đã bị bỏ qua
Trong mấy thập kỉ qua vì sai lầm và mù quáng nên những người cầm đầu chế độ toàn trị qua mấy thế hệ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội để hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lại đất nước.

Khi cuộc nội chiến tàn bạo và tang thương chấm dứt năm 1975, “một triệu người vui thì cũng có một triệu người buồn”[33]như sau khi về hưu cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã mới tỉnh ngộ và nhận xét đúng. Đây đúng là cơ hội trăm năm một thuở để hàn gắn lại những vết thương và hận thù dân tộc, để quyết chí kề vai cùng nhau xây dựng một nước VN mới. Khi đó bên thắng trận là những người có đủ các điều kiện tối hảo để thực hiện giấc mơ lớn của toàn dân tộc.

Nhưng thay vì suy nghĩ chín chắn, thành tâm và tổ chức tốt để tiến hành mục tiêu hòa giải dân tộc, kiến tạo đất nước đi lên thịnh vượng, dân chủ và văn minh; trái lại những kẻ chiến thắng đã trở thành kiêu binh mù quáng, dốc hết tâm trí suy nghĩ ra những thủ đoạn tàn bạo nhất để tiến hành một cuộc trả thù ít nhất một nửa dân tộc với những tiêu chí cực kì kì thị “ngụy quân, ngụy quyền, ngụy dân” cùng với các chính sách“cải tạo”, “đánh tư sản mại bản”, “các vùng kinh tế mới”, dẫn tới làn sóng phải trốn chạy của hàng triệu “thuyền nhân” chưa từng có trong lịch sử VN và nhân loại! 

Thay thế vào đó là thực hiện một cách máy móc mô hình XHCN, với kinh tế tập thể bắt nông dân phải vào các hợp tác xã, hệ thống xí nghiệp quốc doanh với trọng tâm là công nghiệp nặng để tiến nhanh tiến mạnh lên thế giới CS. Nhưng cuối cùng là nạn đói khủng khiếp và lạm phát phi mã trên 800% vào giữa thập niên 80. Không những thế, do đầu óc thiển cận họ lại đẩy đất nước vào những phiêu lưu mới, sa lầy vào hai cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc và ở Kampuchia, bị phương Tây phong tỏa.

Cơ hội vô cùng tốt thứ hai đã bị bỏ lỡ là khi Liên xô và các nước CS Đông Âu tan vỡ vào cuối thập niên 80. Khi ấy một số trí thức trong đảng và cả cán bộ cấp cao đã khuyến cáo không nên nhắm mắt tiếp tục tổ chức xã hội, nhà nước và kinh tế theo mô hình XHCN được nữa, vì nó đã tự chứng tỏ sai lầm từ VN, Liên xô tới Đông Âu. Họ đã khuyên phải lợi dụng cơ hội tốt này để đổi mới toàn diện và triệt để cả trong chính trị lẫn kinh tế, và ĐCSVN nên chuyển đổi thành những đảng XHDC như ở nhiều nước Bắc Âu…Những người tiêu biểu như các cựu Ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch, cựu Trưởng ban Văn hóa văn nghệ trung ương tướng Trần Độ….

Những người cầm đầu bảo thủ giáo điều đã không thèm nghe lời khuyên sáng suốt và chân thành của các vị này, mà còn cách chức hay chấm dứt nhiệm vụ của họ để bước thêm vào sai lầm cực lớn và cực kì nguy hiểm là cúi đầu cầu hòa với Bắc kinh tại Thành Đô,Trung quốc, 1990 nhắm mục tiêu miễn là giữ độc quyền tiếp tục cho đảng!

Nay những người cầm đầu bảo thủ giáo điều đang đứng trước thử thách nghiêm trọng mới, chế độ toàn trị hiện đã rơi vào chia rẽ, khủng hoảng trầm trọng ngay ở bộ phận cao nhất, ung thối đã chạy lên đầu! Cảnh báo 3 năm trước của Nguyễn Phú Trọng “Mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai?” nay đang đứng sờ sờ trước mắt như những sự kiện rất động trời vừa xẩy ra ở trong và ngoài Hội nghị trung ương 10 đã chứng minh.

Vì thế, đây chính là thời điểm cuối cùng để cho những người nào còn tỉnh táo trong Bộ Chính trị và Trung ương đảng phải biết sáng suốt, thành tâm tổ chức chuyển dứt khoát từ chế độ toàn trị sang Dân chủ đa nguyên một cách hòa bình để mọi tầng lớp nhân dân đều được hưởng lợi ích, trong đó có cả ĐCSVN. Còn nếu tiếp tục ngang bướng bày đặt các quỉ kế, thủ đoạn tàn bạo để đàn áp nhân dân, thanh niên và trí thức thì họ sẽ không có lối thoát, phải nhận những hình phạt nặng nề. Làm như thế chỉ như người lội ngược dòng! Họ cần nhận thức nghiêm túc, biết chọn ngõ ra trong danh dự hay tan biến trong tủi nhục, bị nhân dân nguyền rủa!

Phương châm xử thế khôn ngoan đã được gói trong tục ngữ, đánh kẻ đi chứ không đánh kẻ biết điều trở lại…..Là một dân tộc rất rộng lượng, nên nhiều người Việt sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm quá khứ để cùng nhau chung vai xây dựng tương lai cho quê hương và cho chính mình.

Những người CS tiến bộ cần tỉnh táo, quyết không để những người giáo điều cản bước hoặc coi thường các quyết định của Trung ương đảng; nhưng cũng cương quyết không để các nhóm lợi ích phản bội những cuộc vận động đang đi đúng hướng đổi mới cả bằng hai chân chính trị và kinh tế!

Độc quyền giống như một cái ao tù không tiếp nhận được các nguồn nước mới, nên lâu ngày nước cạn, những chất bẩn tích lũy biến nước trong ao tù trở nên bẩn, độc, vô dụng và nguy hiểm. Đây chính là hoàn cảnh hiện nay của VN dưới chế độ toàn trị. ĐCS đã giành độc quyền cả trong chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và tôn giáo trên 60 năm, nay lực đã cạn kiệt, chỉ còn lại cặn bã, như một cái ao tù hôi thối. Nó dẫn tới hậu quả cực kì nguy hiểm đe dọa sự tồn vong của cả dân tộc, không những thế nó đang làm tan hoang ĐCS.

Muốn cứu đảng một cách thông minh thì phải chấm dứt ngay chủ trương tiếp tục giành độc quyền cho đảng; phải để đảng đứng trong tư thế sẵn sàng cạnh tranh bình đẳng với các chính đảng khác. Chỉ có như vậy mới làm cho đảng thoát xác, dứt khoát với những sai lầm cũ, không để cho các nhóm lợi ích lợi dụng và thao túng, tìm lại tự tin và có thể đóng góp phần tương xứng vào hàn gắn vết thương dân tộc và cùng với các lực lượng khác xây dựng lại quê hương! Đây mới chính là ý nghĩa đích thực nhất….trong dịp kỉ niệm 85 năm ĐCSVN ra đời!
Âu Dương Thệ



No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

My Blog List