Thursday, January 7, 2016

Những thành tựu của cộng đồng mạng trong năm 2015



2016-01-06 17:50 GMT-08:00 Dien bien hoa binh [DienDanCongLuan] <:
 
Những thành tựu của cộng đồng mạng trong năm 2015

CTM Media - Thanh Lan

Chân Trời Mới Media phỏng vấn Linh mục Lê Ngọc Thanh
Thanh Lan: Kính thưa Linh mục Lê Ngọc Thanh, theo thống kê vào tháng 07/2015 của tổ chức Freedom House thì Việt Nam có gần 44 triệu người dùng Internet, tức là 48% dân số. Trong đó có 30 triệu người dùng Facebook, ngoài ra dù dân số Việt Nam chỉ hơn 90 triệu người nhưng lại sử dụng đến 124 triệu điện thoại di động. Với những con số kể trên xin Linh mục có thể cho quý thính giả biết một cách nhìn tổng quát về tình hình sinh hoạt trên mạng tại Việt Nam trong năm qua không ạ?
JPEG - 40.1 kb
Linh mục Lê Ngọc Thanh
Lm. Lê Ngọc Thanh: Thưa ký giả cùng anh chị em đang theo dõi chương trình của Chân Trời Mới Media. Với những con số mà Freedom House đưa ra cho chúng ta thấy rằng đời sống cũng như mọi cách thức trao đổi thông tin của người dân trong bối cảnh Internet hiện nay đang trở nên tích cực. Người dân chủ động đưa tin cho nhau, chủ động sản xuất tin và cung cấp tin cho nhau chứ không còn bị thụ động đợi chờ nhà nước cho xem cái gì, cho nghe cái gì và cho đọc cái gì trên tivi, radio và báo chí hàng ngày nữa. Điều đó cho thấy rằng chính sách độc quyền về thông tin của nhà nước Việt Nam đang trở nên lạc hậu và người dân càng ngày càng thấy rằng không còn đáng quan tâm điều đó nữa. Điều thứ hai là số lượng giới trẻ tham gia Internet. Nếu chúng ta thấy rất là mạnh ở những năm 2000 cho đến năm 2013 thì từ năm 2014 đến nay có hiện tượng những người lớn tuổi bắt đầu sử dụng Internet. Kể cả một số người mù chữ cũng tập sử dụng Internet để xem hình, xem video trên điện thoại di động. Và tôi nghĩ rằng, đứng về mặt tâm linh thì đúng là cảm ơn Chúa ban cho nhân loại chúng ta có những con người khôn ngoan để sáng tạo ra được Internet, để làm cho người dân Việt Nam trong một thế giới bị che giấu những thông tin bắt đầu được tiếp nhận; và đặc biệt là họ được quyền nói tiếng nói của họ.
Thanh Lan: Trong một lần làm việc với Bộ Thông Tin Truyền Thông năm ngoái ông TBT CSVN Nguyễn Phú Trọng đã than phiền là lực lượng thông tin và truyền thông nhà nước với 850 tờ báo, gần 20 nghìn nhà báo, mấy chục đài phát thanh truyền hình và hơn 1000 các họa ấn phẩm...; thế nhưng lại để cho lực lượng truyền thông ngoài luồng làm chủ trận địa thông tin và truyền thông. Thưa linh mục ai cũng biết ưu tiên số một của các chế độ độc tài cộng sản là nắm chặt trong tay trong tay truyền thông báo chí song song với bạo lực đàn áp. Với sự thể mà ông Trọng phải phàn nàn như vừa nêu trên thì hẳn là cộng sản Việt Nam phải tiến hành những biện pháp để xiết lại không gian thông tin và truyền thông. Xin Linh mục có thể cho biết trong thời gian vừa qua nhà nước cộng sản Việt Nam đã làm những gì để thực hiện điều này ạ?
Lm. Lê Ngọc Thanh: Về những điều mà Đảng Cộng sản cũng như nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam làm để có thể độc quyền về truyền thông, đó là họ dùng hệ thống luật như luật báo chí, nghị định 72 và những tuyên bố mang tính đe dọa, ví dụ như không cho phép báo chí tư nhân; nói xấu cán bộ trên mạng sẽ bị phạt tù v.v... Và họ đã cố gắng làm nhiều điều khác hơn nữa, kể cả dùng bạo lực. Nhưng trong thực tế là đến giờ phút này như tôi đã thưa với chị, là những quy định của nhà nước nó như thể là xây lô cốt của thời đại vậy. Những luật pháp, những chính sách họ đưa ra để ngăn cấm về thông tin đều trở nên vô hiệu khi Internet đã có.
Đã đến lúc họ phải suy nghĩ lại cách thức làm của mình, tại sao lại phải cấm người dân được tự do thông tin? Bởi vì đó là một cái khả năng lớn giúp cho việc phát triển quốc gia, bởi vì một người suy nghĩ thì sẽ không bằng mười người, trăm người, triệu người. Một vấn đề người dân có nhiều suy nghĩ thì sẽ có nhiều sáng kiến, có nhiều giải pháp sẽ giúp cho đất nước phát triển. Có thể nói gọn như điều mà chị đã hỏi, là những giải pháp của họ càng ngày càng cố gắng gia tăng nhưng đều theo những phương pháp rất là lạc hậu mà họ đã áp dụng từ trong thời chiến đến nay và đều không phù hợp với thời đại Internet ngày hôm nay, nên có thể nói đó là thất bại của họ.
Thanh Lan: Trong năm vừa qua cộng đồng mạng đã có nhiều chiến dịch thành công tạo áp lực khiến nhà nước phải thay đổi những toan tính của họ. Xin Linh mục cho thính giả của Chân Trời Mới Media biết một vài thành quả của các chiến dịch này ạ?
Lm. Lê Ngọc Thanh: Các chiến dịch phản ứng của người dân và đặc biệt nối kết với truyền thông trên Internet đã làm cho nhà nước phải thay đổi rất nhiều.
Thứ nhất là chúng ta thấy các án tử hình cho Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng và một số người khác nữa buộc phải dừng lại vô thời hạn.
JPEG - 55.8 kb
Các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm phản đối bằng cách căng băng rôn và cầu nguyện
Thứ hai là chúng ta thấy việc nhà nước bắt đầu ra tay rất mạnh đối với Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm ở bán đảo Thủ Thiêm. Với những phản ứng nhanh tức thì của dân chúng tại Sài Gòn cũng như dân cư mạng thì nhà nước phải chấp nhận nhượng bộ để đợi thời cơ. Nói chuyện này thì chúng tôi cũng lưu ý là chúng tôi đã nghe tin rằng họ đang chuẩn bị quyết tâm để giải quyết một cách bất ngờ việc cưỡng chế chùa Liên Trì và các cơ sở giáo dục của Dòng Mến thánh giá Thủ Thiêm; xin anh chị em quan tâm.
Thứ ba là chúng ta thấy những trường hợp bắt người, câu lưu người thì bây giờ hầu hết nếu không có lệnh bắt như trước đây thì họ phải thả ra ngay trong vòng 24 tiếng đồng hồ; họ không dám câu lưu lâu như trước đây. Và còn nhiều, nhiều điều khác nữa..., tôi nghĩ rằng chính nhờ hệ thống Internet làm cho nhà nước bắt đầu phải chùn tay lại. Và một điều mà tôi thấy thú vị, đó là các bạn trẻ được huấn luyện trên Internet một cách trực tiếp rất nhiều. Họ bắt đầu biết quyền của mình và họ bắt đầu phản ứng lại những vi phạm quyền công dân, tức là dân quyền và nhân quyền khi công an - nhất là công an giao thông - ra tay với họ. Thì đây là một trong những thành quả lớn mà tôi nghĩ rằng nền giáo dục Việt Nam không cung cấp cho các em mà chính Internet và cái sự tương tác truyền thông của công dân mạng đã tạo cho giới trẻ như vậy.
Hiện nay chúng ta thấy khi Ls. Nguyễn Văn Đài vừa bị bắt thì tức khắc các công dân mạng ở trong nước đã phát nhanh tín hiệu ra toàn cầu và đến giờ phút này có rất nhiều nơi, không chỉ online mà cả offline, đều lên tiếng phản ứng coi việc nhà cầm quyền bắt Ls.Nguyễn Văn Đài là một sai lầm. Và tức khắc như chị thấy, là các cơ quan ngoại giao, các NGO quốc tế có uy tín trên thế giới đều lên tiếng; và rõ ràng việc bắt Ls.Đài trở nên một trò hề với người dân Việt Nam chứ không còn đủ sức đe dọa người dân Việt Nam nữa.
Thanh Lan: Việt Nam là một quốc gia được coi là nước có vận tốc hội nhập mạng lưới toàn cầu nhanh nhất so với các nước trong vùng, nhưng đồng thời có một nhà cầm quyền giảo hoạt nhất trong việc đối phó với tự do thông tin và khắc nghiệt nhất đối với các Blogger tự do. Điển hình như việc bắt giữ các Blogger Ba Xàm, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Ngọc Già hay do áp lức mà họ phải thả một Blogger thì bắt hai Blogger khác v.v... Với hai thực cảnh trái ngược như vậy linh mục thấy viễn cảnh của sinh hoạt cộng đồng mạng Việt Nam trong năm 2016 như thế nào ạ?
Lm. Lê Ngọc Thanh: Tôi vẫn cứ rất lạc quan về tinh thần cũng như các hình thức sinh hoạt mạng của các Blogger cũng như các Facebooker và công dân mạng trong nước hiện nay. Bởi vì những chính sách của nhà nước đưa ra đã trở nên không phù hợp. Ví dụ như nhà nước đã từng kêu gào và đã có những hoạt động cụ thể để ngăn chặn Facebook, nhưng đến bây giờ chính chính phủ phải mở cổng thông tin trên Facebook. Chính Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội, tức là thủ đô cũng phải mở trang Facebook; và nhiều vị Bộ trưởng đã mở trang Facebook. Nên tôi thấy rằng những gì mà họ ra tay thì nó chỉ như là một hành động chứng tỏ của một anh độc tài không có hiểu biết vấn đề thời cuộc, đặc biệt là vấn đề truyền thông, nên tôi rất là lạc quan.
JPEG - 36.2 kb
Blogger Nguyễn Hữu Vinh bị bắt ngày 5/5/2014
Điều thứ hai là những Blogger bị bắt và được thả về hoặc là những Blogger đang bị bắt như anh Nguyễn Hữu Vinh chẳng hạn, thì khi chúng tôi có dịp nói chuyện với chính họ hoặc thân nhân của họ thì đều nhận được thông tin rằng là họ rất thong dong, rất bình an và không có gì sợ hãi cả. Và nhất là họ lại cảm thấy tuyệt vời vì mình đã làm được một điều tốt mà tất cả các anh chị em công dân mạng lại yêu mến mình. Có nhiều người bảo rằng nếu không làm việc đó trên mạng thì chưa chắc được mọi người yêu mến như vậy. Đó là cái giá trị mà tôi nghĩ rằng trong năm 2016 này anh chị em công dân mạng hãy tiếp tục vì đó là cái giải pháp tốt trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
Trước mắt là làm cho mọi người biết được thông tin, thứ hai là làm cho nhà nước không còn có thể cứ ngây ngô nói một cái câu gọi là "chúng tôi hoàn toàn đúng, nhân dân ủng hộ chúng tôi". Điều đó sẽ từ từ làm cho chính những người nói kiểu như vậy sẽ phải mắc cỡ trước ngay con cái của mình, trước ngay những người mà đã từng thần tượng họ. Internet sẽ giúp các công dân mạng có được điều đó và lúc đó đất nước Việt Nam phải thay đổi.
Thanh Lan: Xin cám ơn Linh mục Lê Ngọc Thanh đã dành cho Chân Trời Mới Media cuộc phỏng vấn ngày hôm nay ạ.
Lm. Lê Ngọc Thanh: Cám ơn ký giả Thanh Lan nhiều.

__._,_.___

Posted by: Patrick03 Lew 

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-22/11/2024

Popular Posts

My Blog List