Ba sàm Nguyễn Hữu Vinh đánh
thức nhận thức nhiều người
Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-01-11
2016-01-11
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Bà Lê Thị Minh Hà gặp
dân biểu Tom Koenigs tại quốc hội CHLB Đức hôm 31/10/2014
RFA files
Gia đình nhà báo Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang mạng Ba Sàm
được rất nhiều người đọc tại Việt Nam theo dõi, cho biết là ông sẽ ra tòa vào
ngàu 19/1, một ngày trước khi đảng cộng sản Việt Nam khai mạc Đại hội toàn quốc
lần thứ 12. Bắt đầu cuộc trao đổi với Kính Hòa của đài RFA, bà Lê Thị Minh Hà
cho biết cảm xúc của bà khi nhận được tin này:
Đối với tôi thì không có gì là đường đột lắm, vì cái lịch xử án
đưa ra vào lúc này đã là quá muộn, đó là một sự vi phạm tố tụng của các cơ quan
pháp luật, mà ở đây là tòa án và viện kiểm sát. Tôi không cần biết là tại sao
họ lại đưa ra xử vào ngày đấy, có liên quan đến đại hội đảng hay không. Dù
trong tình huống nào thì cái việc kéo dài thời hạn giam giữ, kéo dài thời gian
điều tra bổ sung, một cách ngoài luật như thế, sai phạm như thế, bản thân họ đã
vi phạm rất nghiêm trọng.
Kính
Hòa: Chị có hy vọng trong lần xử này không?
Bà
Lê Thị Minh Hà: Tôi khá là bình thản,
trong tất cả những kiến nghị của tôi trong vòng hai năm nay, cũng như là kiến
nghị của các luật sư tham gia vụ án này, đều thống nhất cho rằng anh Vinh là
người vô tội.
Điều thứ hai là khi tiến hành vụ án thì các cơ quan tố tụng lại vi
phạm rất là nghiêm trọng. Điều đó đã đẩy vụ án đến tình trạng ngày hôm nay, và
theo tôi thì họ rất là lung túng và khó xử dẫn đến những vi phạm như thế. Bất
kỳ hình phạt nào cũng sẽ là không hợp lý.
Hy vọng của tôi, cũng có một chút niềm tin, là họ sẽ trả tự do cho
anh Vinh. Không trả tự do cho anh Vinh thì họ sẽ trả giá rất đắt trong vụ này.
Kính
Hòa: Gần đây chị có gặp anh Vinh không? Chị
gặp anh ấy gần đây nhất là lúc nào? Sức khỏe anh ấy ra sao?
Bà
Lê Thị Minh Hà: Đó là một vấn đề tôi
rất là bức xúc. Ngày tôi gặp anh ấy lần cuối cho đến nay là ngày 26/10. Lúc đó
tôi mới biết thực sự tình trạng giam giữ của chồng tôi rất là tồi tệ. Suốt từ
lúc giam giữ đến giờ không có tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi anh ấy bị bệnh
thì có thông báo cho trại, thì họ cho bác sĩ đến khám rất là qua loa. Còn thì
không được viết kiến nghị, không được nhận hình ảnh của gia đình, không được
viết thư ra cho gia đình.
Tôi nghe câu chuyện ấy thì tôi rất bức xúc. Tôi đã làm đơn kêu cứu
gửi đi tất cả mọi nơi, tôi nghi rằng với những dấu hiệu tôi thấy thì anh Vinh
có thể đã bị nhiễm độc. Tôi gửi đến viện kiểm soát, tòa án nhân dân tối cao,
tôi gửi đều đặn đến năm lần rồi mà không nhận được kết quả nào thông báo cho
tôi vào gặp chồng tôi, và như vậy là đã ba tháng.
Ngày 7/1 khi luật sư Trần Quốc Thuận vào với quyết định xử án lần
này thì tôi đang rất bức xúc, cố nén để làm đơn tiếp là bệnh của chồng tôi lại
tái phát.
Kính
Hòa: Được biết chị cũng có những cuộc vận động
giới chức ngoại giao nước ngoài, theo chị thì những vận động đó có tác dụng hay
không, và chị có tiếp tục nỗ lực vận động hay không?
Bà
Lê Thị Minh Hà: Đối diện với một hệ
thống pháp luật lớn như thế này thì tôi chỉ có thể dựa vào anh chị em, bạn bè,
và sau đó tôi phải nghĩ đến chuyện vận động các cơ quan ngoại giao hay những tổ
chức quốc tế.
May cho tôi là họ cũng rất quan tâm. Ngay sau khi anh Vinh bị bắt
10 ngày thì đã có người liên lạc với tôi, và họ đã hỗ trợ tôi rất nhiều kiến
thức, về nhân quyền, về xét xử công bằng. Nhân đó tôi cũng biết được là người
ta đã vi phạm quyền tự do báo chí và ngôn luận của anh Vinh, vi phạm nhân quyền
rất lớn với anh Vinh.
Các hướng tôi nhằm vào là các tổ chức có ảnh hưởng kinh tế, chính trị,
quân sự, ngoại giao đối với Việt nam. Bản thân họ cũng thể hiện quan điểm là
không đồng ý với chính phủ Việt nam trong câu chuyện này. Ông Bí thư thứ nhất
của Đại sứ quán Mỹ đã gửi rất nhiều đơn thư cho chính phủ Việt Nam yêu cầu được
giám sát điều tra và tố tụng, yêu cầu được tham dự phiên tòa, cũng như là họ sẽ
tổ chức họp báo trước phiên tòa. Kết quả đến đâu thì tôi không biết trước được.
Kính
Hòa: Trang BaSam là trang mà anh Vinh đã bỏ cả
cuộc đời mình để thành lập, chị có thấy là các phe phái chính trị Việt nam hiện
nay dùng trang đó để đánh phá nhau không?
Bà
Lê Thị Minh Hà: Ở vị trí của tôi thì
thực ra tôi chỉ đọc thôi, chứ không đưa ra nhận xét gì, mà chỉ thấy là có rất
nhiều ý kiến trái ngược nhau. Thậm chí là tôi biết được một khái niệm mới là
côn đồ mạng.
Tức là từ khi người ta bắt anh Vinh, thì có trang Chân Dung quyền
lực thì tôi thấy là các trang trước đó không là gì cả. Các thông tin về phe này
bè cánh nọ, tôi không biết là nó thực hay hư, nhưng nó quá là kinh khủng khiếp,
nhưng mà nó chăng bị sao hết. Chẳng ai bắt họ cả, các cơ quan chức năng có truy
lùng các bài đấy hay không?
Thử hỏi là chuyện buộc tội, gán ghép cho anh Ba Sàm về chuyện này chuyện
nọ một cách vô cớ như thế, so với thực tế hiện nay của các trang mạng thì chẳng
có ý nghĩa gì hết. Liệu là có buộc tội ai như thế nữa không? Đó là cả một câu
chuyện phải nghĩ.
Kính
Hòa: Xin phép chị câu hỏi cuối là nếu đã biết
trước những hậu quả thì trở lại từ đầu, chị có đồng ý những hoạt động truyền thông
của anh Vinh Không?
Bà
Lê Thị Minh Hà: Tôi ủng hộ hoàn toàn
việc làm của chồng tôi. Tôi nghĩ chồng tôi là một nhà báo, làm báo vì anh ấy là
người yêu nước. Tất cả những thông tin của anh ấy rất khách quan, và đa chiều, chẳng
đứng về phe nào, mà cũng phải vì một sức ép nào cả. Công việc của anh ấy đóng
góp đáng kể ít nhất cho việc thay đổi về nhận thức của rất là nhiều người ở
Việt nam. Nếu như phải chọ lại thì tôi vẫn ủng hộ chồng tôi.
Nếu như trang BaSam như thế, đã tồn tại như thế, có rất nhiều bài
vở đăng trên đó, thì tôi thấy chọn lựa của chồng tôi là đúng.
Kính
Hòa: Xin cám ơn chị, chúc chị có nhiều may mắn
cũng như là nhiều may mắn đến với anh Vinh.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền