Thursday, January 7, 2016

Dân chủ thật-Dân chủ giả (Phần 2)


Dân chủ thật-Dân chủ giả (Phần 2)

Phạm Đình Nhiên

 Những tiêu chuẩn hay thước đo dân chủ:  Những chính quyền độc tài – dù cộng sản hay không cộng sản – hết sức xảo trá, tô vẽ, quanh co, che đậy,  nhưng không phải muốn nói gì thì nói để bưng mắt thế giới và người dân của họ.
Những học giả và những tổ chức bảo vệ dân chủ đã đưa ra những tiêu  chuẩn để thẩm định những chính quyền trên thế giới: chính quyền nào thực sự dân chủ, chính quyền nào độc tài và trong những chính quyền dân chủ đã thực hiện dân chủ đầy đủ cho người dân chưa, nhiều hay ít?

Theo Robert A. Dahl, một chính quyền dân chủ  phải thực hiện đủ 8 bảo đảm có tính cách định chế sau đây :
1.  Tự do thành lập và tham gia các tổ chức (hội đoàn).
2.  Tự do ngôn luận.
3.  Quyền bỏ phiếu.
4.  Mọi công dân có đủ tư cách tham gia vào chính quyền.
5.  Các nhà lãnh đạo chính trị có quyền tranh đua sự ủng hộ và tranh đua phiếu bầu.
6.  Tự do thông tin (nhiều nguồn thông tin, không chỉ có thông tin 1 chiều của chính quyền).
7.  Bầu cử tự do và công bằng.
8.  Sự thiết lập những chính sách của chính phủ (nhà nước) phải dựa trên những lá phiếu và những sự bày tỏ ý muốn khác của dân chúng (**). (Democracy and Democratization, Georg Sorensen, Westview Press, Inc. xuất bản 1993, trang 12).
Freedom House, một tổ chức tư không thuộc vào chính phủ nào đề ra 3 tiêu chuẩn sau đây:
1.  Tự do ngôn luận và báo chí.
2.  Tự do lập hội.
3.  Tự do ứng cử và bầu cử.

Một chính quyền được coi là dân chủ khi bảo đảm 3 quyền tự do căn bản kể trên.  Dựa vào các tiêu chuẩn đó, từ mấy chục năm nay, mỗi năm Freedom House công bố 1 bảng xếp hạng các nước trên thế giới thành 3 loại : tự do, tự do chưa đủ, không có tự do tức là độc tài .
Những nước nào kiểm duyệt báo chí thông tin bất lợi cho chính quyền, bắt bớ cá nhân hay đảng phái đối lập chỉ trích chính quyền, kiểm soát quyền lập và tham gia  hội đoàn, đe dọa, áp lực cử tri…  tuy có báo chí tư nhân, có những đảng phái đối lập hoạt động là những nước chưa có đầy đủ dân chủ như Singapore, Mã Lai, Pakistan…   .
Những nước chỉ có 1 đảng cầm quyền (đảng trị), tất cả các cơ quan, truyền thông, báo chí do nhà nước làm chủ, tùy tiện bắt bớ, giam cầm, thủ tiêu, tàn sát những người chống đối, không được tự do lập hội, không thể tự ý ra ứng cử, phải bầu cho những ứng cử viên do chính quyền đưa ra… là những nước độc tài.
Về độc quyền truyền thông , báo chí, rõ nét nhất là trong các nước độc tài đảng trị cộng sản: Tất cả các đài phát thanh, tuyền hình, báo chí… do Ban Khoa giáo đảng nắm hết, tư nhân bị cấm triệt để. Đó là chính sách đồng nhất của các nước này.  Tùy tiện bắt bớ, giam cầm… không qua toà án thì các chính quyền độc tài cộng hay không cộng đều giống nhau, chỉ tùy ở số lượng và mức độ.
Nghiệt ngã như Bắc Triều Tiên từ mấy chục năm nay luôn luôn có khoảng hơn 100.000 người tù khổ sai, trong đó có nhiều gia đình gồm cả vợ chồng con cái, bắt lao động và hành hạ, bỏ đói cho đến chết.
Tàn sát những người chống đối hay nghi ngờ chống đối cũng khét tiếng nhất là các nước cộng sản: Liên Xô (Nga) với Staline giết khoảng 20 triệu người, Mao trạch Đông (Tàu) chỉ trong 10 năm gọi là Cách mạng Văn hóa trong những năm 1960, 1970 tàn sát 20 triệu người, trong đó có cả những đồng chí của Mao như Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài … .
Gadafi ở Lybia, Pinoche ở Chilia, cha con Assad ở Syria hay các Hội Đồng quân phiệt ở Argentia, Brasil chỉ ở mức độ vài ngàn hay nhiều lắm là trên dưới 10.000 người bị tàn sát, thủ tiêu nên có người nói sự tàn ác trong các nước cộng sản làm cho hình ảnh của Néron, Tần Thủy Hoàng hay Hitler bị lu mờ .
Về quyền ứng cử và bầu cử, trong những nước độc tài độc đảng dù cộng hay không cộng, chỉ có những đảng viên của đảng mới được Bộ Chính trị  hay lãnh tụ lựa chọn ra ửng cử và cử tri không có quyền hay có thể chọn lựa người nào khác .
Ở những nước dân chủ như Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Mỹ… đều đạt được cả 3 tiêu chuẩn của Freedom House: Tự do báo chí, tự do lập hội, tự do ứng cử và bầu cử.
Điển hình là cuộc tranh cử sơ bộ đang diễn ra giữ các ứng viên Tổng thống nhiệm kỳ 2017 – 2020 thay thế ông Obama trong nội bộ đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà Mỹ.   Đảng Dân chủ có 5 người ra ứng cử nhưng đảng Cộng hoà có tới 17 người .

Những ứng cử viên này không do Trung ương đảng hay đảng bộ nào giới thiệu, chỉ định mà do chính các cá nhân đảng viên ai muốn ra tranh cử thì ghi tên tham dự cuộc tranh cử sơ bộ (trong nội bộ của đảng).  Ai được phiếu bầu nhiều nhất sẽ được cử đại diện đảng ra tranh cử với ứng cử viên của đảng đối lập. Trong lịch sử tranh cử ở Mỹ, đã có những người ra tranh cử với tư cách độc lập – gọi là đảng thứ 3 –  không thuộc Dân chủ hay Cộng hoà.
Nói về  các thái tử đảng hay truyền thống gia đình, chúng ta nhớ lại cách đây 8 năm, năm 2007 “hoàng hậu” Hillary Clinton, một người có danh tiếng, giàu có, thế lực lại bị  một thanh niên nghèo, tiếng tăm chưa có nhưng khôn khéo, biết cách vận động và đưa ra những chính sách giải quyết 2 cuộc chiến tranh ở Irak, Afganistan, các chính sách về kinh tế, xã hội . . . là ông Obama đánh bại.
Trong cuộc bầu cử sơ bộ hiện nay của đảng Cộng hoà, lúc đầu dư luận và các nhà phê bình chính trị ai cũng nói “Hoàng tử” Bush (the prince Bush – bố là George Herber Walker Bush và anh, George W. Bush từng là TT Mỹ) là ứng viên hàng đầu nhưng qua mấy cuộc tranh luận công khai có báo chí, các đài truyền hình đứng trung gian tổ chức và trực tiếp phổ biến tới công chúng, thì vị “hoàng tử” này càng ngày càng lẹt đẹt phía sau . Cuộc thăm dò (poll) ý kiến tháng 4/2015, Bush được  23% cử tri Cộng hoà ủng hộ, Trump chưa thấy đâu vì mãi đến cuộc thăm dò đầu tháng 7/2015 Trump, 1 tỷ phú chưa bao giờ giữ 1 chức vụ công, được 6%.  Nhưng hơn 1 tháng sau, tháng 8 Trump dẫn đầu với 24%, Jeb Bush 13%, cựu y sĩ Ben Carson 9% …  . Cuộc thăm dò của đài CBS và báo New York Times công bố ngày 5/11/2015 Trump vẫn dẫn đầu với 27%, Carson vượt lên 23% và Bush chỉ còn 6% , thật thảm hại!
Qua các cuộc tranh cử ở Mỹ, chúng ta thấy rõ 4 điểm trong sinh hoạt chính trị ở những nước tự do, dân chủ: thứ nhất, mọi người dân đều có quyền ra ứng cử, có quyền tự do tranh luận – thứ 2, báo chí và truyền thông đóng 1 vai trò rất quan trọng là phổ biến trực tiếp và công khai lập trường, chính sách của các ứng cử viên để công chúng phán xét – thứ 3, mỗi cử tri có quyền bỏ  phiếu theo ý mình và, – thứ 4, các ứng cử viên phải tự mình trực tiếp thuyết phục cử tri ủng hộ qua sự biểu lộ tài năng, lập trường, cách thức giải quyết những vấn đề của quốc gia chứ không phải dựa vào đảng phái, phe nhóm, thân thế (truyền thống gia đình hay thái tử đảng) để nắm quyền như Kim jong-Un Bắc Triều Tiên, Raoul Castro Cuba, Assad con ở Syria .
Để kết luận, độc tài và dân chủ như ánh sáng và bóng tối, không thể lầm lẫn được. Và phong trào dân chủ như những lớp sóng thủy triều đang vỗ ngày đêm làm lung lay tận gốc rễ các chính quyền độc tài.  Vì thế chúng ta không ngạc nhiên khi cuộc Cách mạng hoa Lài ở Tunisia bùng lên lật đổ Ben Ali ngày 14/01/2011 thì không những chính quyền ở Ai Cập, Yemen, Jordanie, Syria, Eden, Oman… gần đó khốn đốn mà cả những chính quyền ở xa cả chục ngàn cây số tận Viễn Đông  châu Á như Miến Điện, Singapore, Mã Lai, Trung Cộng… cũng rung rinh:  Mubarrack bị lật đổ ngày 11/02/ 2011 sau đó bị truy tố và bỏ tù, tướng Than Swe đứng đầu quân phiệt Miến mấy chục năm vội vàng lánh mặt, Lý Quang Diệu nhanh chóng rút khỏi chức vụ “Bộ trưởng cao cấp” trong nội các của con trai là Thủ tướng Lý Hiển Long ngày 14/5/2011, Mã Lai bãi bỏ luật An ninh do người Anh đặt ra, còn Trung Cộng có rất nhiều cuộc biểu tình ở các thành phố, kể cả ở Bắc Kinh. Chỉ riêng Bắc Kinh, nhà cầm quyền Trung Cộng đã phải bố trí 300 ngàn công an và tự quản khu phố, dân quân bảo vệ thành phố thủ đô này.
Phong trào dân chủ ngày càng lớn mạnh ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Nhiều lắm thì những chính quyền độc tài hiện nay chỉ có thể lảm chậm bước tiến của cao trào dân chủ chứ không thể đảo ngược dòng lịch sử đang tiến bước mạnh mẽ của nhân loại.
GHI CHÚ :
-(**)  Không hứa cuội, nói 1 đàng làm 1 nẻo của các chính quyền độc tài cộng sản hay không cộng sản .
P.Đ.Nh
Tác giả gửi BVN



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-22/11/2024

Popular Posts

My Blog List