Friday, June 26, 2015

Phạm Chí Dũng..« Anh bị bắt »



 Nhà báo Phạm Chí Dũng được xem là nhà quan sát về chính trị có tiếng ở Việt Nam

Ba giờ sáng Paris, tức 8 giờ sáng VN thứ Năm 25/06/2015, Thụy My nhận được một tin nhắn vỏn vẹn ba chữ : « Anh bị bắt ». Ngay sau đó là một cuộc gọi ngắn gọn của anh Phạm Chí Dũng, cho biết sáng nay anh vừa ra khỏi nhà thì bị khoảng hai chục người dùng vũ lực buộc anh phải theo họ. Anh tỏ ra rất bình tĩnh.

Trước đó vài tiếng đồng hồ, anh Phạm Chí Dũng rất vui khi Thụy My báo tin TPA vừa được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua với số phiếu 60-38.
Những cuộc gọi liên tiếp sau đó vào số điện thoại của anh, tất nhiên là không có hồi đáp – máy bị tắt, hoặc đổ chuông nhưng không ai bắt máy… Thụy My sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin ngay khi biết được gì mới.
Chưa kịp đăng lại trên blog bài viết mà anh khá tâm đắc mới đây…(Mời các bạn chọn từ khóa "Phạm Chí Dũng" trên blog để đọc lại các bài cũ của anh).
Cầu mong anh bình an ! (Thụy My)
***

Nhà báo Phạm Chí Dũng được xem là nhà quan sát về chính trị có tiếng ở Việt Nam. Ông cộng tác viết bài, trả lời phỏng vấn của hầu hết các đài phát thanh quốc tế Việt ngữ như RFI, BBC, VOA và RFA. Riêng trên báo Người Việt, ông thường có bài viết nhận định về tình hình Việt Nam cả trên Nhật báo mỗi Thứ Hai hàng tuần và trên Người Việt Online.

Phạm Chí Dũng sinh năm 1966, ông từng là nhà báo, là hội viên Hội Nhà văn thành phố Sài Gòn và từng là đảng viên cộng sản. 

Ngày 5 tháng 12 năm 2013, ông Dũng làm đơn xin ra khỏi đảng, vì cho là:"Đảng Cộng sản không còn đại diện và phục vụ cho quyền lợi của đại đa số nhân dân."

Ngày 04 tháng 7 năm 2014, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam tuyên bố thành lập và ông Phạm Chí Dũng được bầu làm chủ tịch.

Khái niệm thành lập hội bắt nguồn từ Câu lạc bộ Nhà báo Tự do mà blogger  Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) là thành viên chủ chốt. Tổ chức đó sau khi thành hình năm 2007, ông Nguyễn Văn Hải bị truy tố và tổ chức này tan vỡ.

Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Auskar Surbakti của đài ABC TV 24 Australian vào ngày 28 tháng 7 2014, Chủ tịch Phạm Chí Dũng nói : "Nếu họ có tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam thì họ không cần phải lập hội này. Hội này gồm những người mà muốn có tiếng nói độc lập, muốn chỉ trích những chính sách sai lầm của chính phủ."

Hồi năm ngoái, nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng 5, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris, lần đầu tiên đã công bố danh sách « 100 anh hùng thông tin » năm 2014, gồm các nhà báo và blogger ở 65 quốc gia trên thế giới. Trong số ba người Việt Nam được vinh danh có ông Phạm Chí Dũng.

Ông Phạm Chí Dũng từng bị an ninh Việt Nam tịch thu hộ chiếu khi ông ra phi trường Tân Sơn Nhất đi tham dự cuộc hội thảo về vấn đề dân chủ và nhân quyền cùng buổi kiểm điểm nhân quyền UPR do Liên Hiệp Quốc tổ chức mà Việt Nam là một trong những nước phải trả lời việc này vào ngày 5 tháng 2, 2014 ở Geneva, do tổ chức UN Watch mời. (KN - NV)

Phải chăng bắt khẩn cấp Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhằm phá hoại chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng sắp sang Mỹ?



Đi đón cha ra tù, lại bị khoảng 50 công an và côn đồ hành hung đánh đập tét mắt có thể bị mù. CA đánh cả phụ nữ.
CÔNG AN QUÁ DÃ MAN KHÔNG CÓ TÍNH NGƯỜI!
  
....................................................
Đoàn chúng tôi gồm 44 người đi đón bố tôi.
Sau khi đến trại 6, an ninh trại 6 và công an khu vực đã phong tỏa các ngã đường. Tiếp đó chúng tôi biểu tình tại chỗ và hô các khẩu hiệu "công an hèn với giặc, ác với dân, bắt người vô tội để cướp đất là tội ác"
và yêu cầu ban giám thị trại 6 ra đối chất với chúng tôi.
Cuộc biểu tình diễn ra hơn 1 giờ, thì chúng tôi nhận được tin bố tôi đã được thả cách đó 700m.

Chúng tôi đã đi tuần hành đến chỗ bố tôi, chúng tôi mang theo biểu ngữ "nông dân Dương Nội quyết tử giữ đất" khi gần đến chỗ bố tôi hẹn, thì chúng tôi bị khoảng 50 an ninh, côn đồ chặn lại và hành hung tàn bạo, đoàn chúng tôi hầu hết là phụ nữ cao tuổi, đều bị đánh đập. Mắt của em trai tôi bị rách 2cm có thể gây mù lòa.
Chị Mai Thanh bị chấn thương hộp sọ, biểu hiện nôn khan và những người khác bị chấn thương nặng. Lúc đó tôi cũng bị đánh bất tỉnh.

Sau khi sự việc này xảy ra, thì tôi nhận được tin bố tôi đã bị an ninh trại 6 đưa về chỗ cũ (nơi biểu tình). Bố tôi sau khi ra tù sức khỏe nguy kịch, bị phù nề toàn thân. Trước đó có thể do y tế trại 6 đã tiêm những loại thuốc tiêu phù nề cấp tốc để lừa dối gia đình tôi.
Toàn bộ tội ác ngày hôm nay là do công an trại 6 và công an khu vực gây ra.
Hiện chúng tôi đang trên đường đến trại giam số 5 để thăm mẹ tôi, có thể lại có đàn áp.
Thời gian tới đây, chúng tôi sẽ mang tất cả các hình ảnh đánh người dân ngày hôm nay, và trước kia đi khắp thành phố Hà Nội.
Sự việc đàn áp ngày hôm nay không những không dập tắt được lý trí của chúng tôi, mà nó chỉ dấy lên lòng căm thù.
Qua đây chúng tôi khẩn thiết kêu gọi cộng đồng lên án tội ác của trại giam số 6, và công an tỉnh Nghệ An.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

FB Trịnh Bá Phương


11 tổ chức quốc tế lên tiếng trước ngày Ls. Lê Quốc Quân mãn hạn tù, đòi phục hồi bằng hành nghề luật sư của Ls. Quân, cũng như đền bù thiệt hại trong thời gian ông bị giam giữ tùy tiện.


Qua email: webmaster@president.gov.vn
Qua telefax: 0084 37 33 52 56
Ông Trương Tấn Sang
Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
02 Hùng Vương, Quận Ba Đình
Hà Nội
Việt Nam
Qua email: vpcp@chinhphu.vn
Qua telefax: 0084 08 04 41 30
Ông Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
01 Hoàng Hoa Thám, Quận Ba Đình
Hà Nội
Việt Nam
Ngày 24 tháng 6, 2015
V/v Ông Lê Quốc Quân mãn hạn bắt giam tùy tiện
Thưa quý ông,
Chúng tôi, những tổ chức đứng tên lá thư này chào mừng ngày sắp mãn hạn tù của ông Lê Quốc Quân, một nhà đấu tranh nhân quyền và luật sư được nhiều người quý trọng; và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền, phục hồi bằng hành nghề luật sư của ông Quân, cũng như đền bù thiệt hại trong thời gian ông bị giam giữ tùy tiện. Nhà cầm quyền Việt Nam lâu nay đã đàn áp ông Lê Quốc Quân về những hoạt động nhân quyền của ông. Vào năm 2007, sau khi đại diện nhiều nạn nhân của sự chà đạp nhân quyền, ông đã bị tước bằng hành nghề luật sư vì bị nghi ngờ tham gia vào những "hoạt động lật đổ chính quyền". Ông đã bị bắt nhiều lần vì đã tiếp tục hoạt động cổ võ nhân quyền. Vào tháng 8 năm 2012, ông đã bị hành hung bởi những kẻ lạ mặt và phải nhập viện. Vụ hành hung không bao giờ được cảnh sát điều tra.
Ông Lê Quốc Quân bị bắt ngày 27 tháng 12, 2012 và bị cáo buộc tội trốn thuế. Sau khi bị bắt giữ, ông đã bị biệt giam và không được phép gặp luật sư trong hai tháng. Gia đình yêu cầu thăm nuôi nhiều lần đều bị từ chối. Ông Lê Quốc Quân chỉ được gặp người thân tại phiên tòa ngày 2/10/2013; tại phiên tòa này ông đã bị tuyên án 30 tháng tù giam vì tội trốn thuế và bị phạt 1,2 tỉ đồng (tương đương với 59,000 Mỹ kim). Ông sẽ mãn hạn tù vào ngày 27/6/2015; đến lúc đó ông đã chịu nguyên án tù 30 tháng, không hề được giảm.
Vào năm 2013, Ủy ban Điều tra về bắt giữ tùy tiện của Liên Hiệp Quốc đã lên án việc ông Lê Quốc Quân bị giam cầm là vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền được xét xử công bằng. [1] Ủy Ban xét thấy là ông Lê Quốc Quân trở thành đích nhắm vì công việc hoạt động và viết blog của ông. Ủy Ban kêu gọi thả ông ngay lập tức hoặc phải để cho một tòa án độc lập, không thiên vị xét lại các cáo buộc ông theo các tiêu chuẩn của ICCPR. Ủy Ban xét thấy rằng ông đã bị biệt giam, không được tiếp xúc với luật sư và không được thả trước phiên xử là vi phạm điều luật về xét xử công bằng của ICCPR. Ủy Ban còn đề nghị Việt Nam phải bồi thường thiệt hại cho ông Lê Quốc Quân vì việc bắt giữ tùy tiện này. Nhà cầm quyền Việt Nam đã không hề phản hồi về phán quyết này.
Hồ sơ nhân quyền Việt Nam được duyệt xét tại Liên Hiệp Quốc vào ngày 5/2/2014 trong cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát. Trường hợp của ông Lê Quốc Quân đã được nêu đặc biệt như một ví dụ tiêu biểu cho nhiều luật sư bị nhà cầm quyền Việt Nam hăm dọa, cản trợ và sách nhiễu vì tham gia hoạt động bảo vệ và cổ võ nhân quyền. [2] Nhiều quốc gia, trong đó có Anh Quốc, Hòa Lan, Ái Nhỉ Lan và Úc đã kêu gọi Việt Nam ngưng bóp nghẹt tự do ngôn luận. Hoa Kỳ đã yêu cầu thả tất cả các tù nhân lương tâm vô điều kiện, trong đó có ông Lê Quốc Quân. [3]
Vào tháng 2 năm 2014, ông Lê Quốc Quân đã tuyệt thực để phản đối việc trại giam không cho ông gặp luật sư, không cho ông nhận sách luật và sách tôn giáo, và cấm ông gặp linh mục cho những hướng dẫn tâm linh trước phiên xử Phúc thẩm.
Vào ngày 18/2/2014, Tòa án Tối cao Hà Nội đã duy trì bản án đối với ông Lê Quốc Quân. Phán quyết của Ủy ban Điều tra về Bắt giữ tùy tiện của Liên Hiệp Quốc đã không được lưu tâm tới.
Liên Hiệp Âu Châu (EU) công nhận ông Lê Quốc Quân là tù nhân lương tâm và đã chính thức bày tỏ mối quan tâm về tuyên án của Tòa phúc thẩm. Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ trong một bản lên tiếng ngay sau phiên xử đã kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam thả ông Lê Quốc Quân và các tù nhân chính trị khác. [5]
Vào tháng 9 năm 2014, một liên kết bao gồm nhiều NGO đã đệ nạp kiến nghị lên Ủy ban Điều tra về bắt giữ tùy tiện về trường hợp ông Lê Quốc Quân. [6] Kiến nghị này đang được chờ phán quyết của Ủy Ban.
Một bản lên tiếng đã được đọc tại cuộc họp kỳ thứ 27 của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 16 tháng 9, 2014, đặc biệt đòi hỏi sự quan tâm đến trường hợp của Lê Quốc Quân. [7]
Kể từ khi bị bắt vào ngày 27/12/2012, nhiều tổ chức và cá nhân đã nhiều lần lên tiếng về trường hợp của ông Lê Quốc Quân. Nhà cầm quyền Việt Nam chưa bao giờ hồi đáp.
Ngày mãn hạn tù của ông Lê Quốc Quân sắp diễn ra. Vào ngày 27/6/2015 ông sẽ được thả sau khi thụ án toàn bộ 30 tháng tù giam.
Các tổ chức đồng ký tên dưới đây kêu gọi Chính quyền Việt Nam tôn trọng và bảo vệ các quyền hạn của ông Lê Quốc Quân đã được quốc tế công nhận, cụ thể là:
(a) ngưng việc tiếp tục ngược đãi, sách nhiễu và/ hoặc bắt trái phép ông Lê Quốc Quân;
(b) phục hồi giấy phép hành nghề luật sư và hủy quyết định truất bằng luật của ông; và
(c) đền bù thiệt hại mà ông phải gánh chịu khi bị giam giữ tùy tiện.
Xin cám ơn sự quan tâm của quý vị về vấn đề này và mong nhận được hồi âm từ quý vị.
Một bản sao của lá thư đã được gởi đến Tổng thống Hoa Kỳ và vị đại diện Liên Hiệp Âu Châu tại Hà Nội.
Trân trọng,
Amnesty International USA
Leila Chacko Gail Davidson
Viet Nam Country Specialist
Center for International Law (CenterLaw), Philippines
Gilbert Andres
Trustee of CenterLaw
Electronic Frontier Foundation
Eva Galperin Sally Blair
Global Policy Analyst
English PEN
Cat Lucas
Writers at Risk Programme Manager
Front Line Defenders
Mary Lawlor
Executive Director
Lawyers for Lawyers (L4L)
Adrie van de Streek
Executive Director
Lawyers’ Rights Watch Canada (LRWC)
Gail Davidson
Executive Director
Media Legal Defence Initiative (MLDI)
Peter Noorlander
Chief Executive Officer
National Endowment for Democracy (NED)
Sally Blair
Senior Director, Felloswhip Programs
Réseau Avocats Sans Frontières / ASF Network
Anne Lutun
ASF Network Coordinator
World Movement for Democracy
Art Kaufman
Senior Director
---
[1] Opinion adopted by the Working Group on Arbitrary Detention at its sixty-seventh session, 26–30 August 2013, No. 33/2013 (Viet Nam), 12 November 2013, A/HRC/WGAD/2013/ http://www.advocatenvooradvocaten.nl/wp-content/uploads/UN-WGAD-decision_Le-Quoc-Quan.pdf
[2] http://www.advocatenvooradvocaten.nl/wp-content/uploads/UPR-Vietnam-Joint-Submission-L4L-LRWC-The-Law-Society-JanuaryFebruary-2014-1.pdf
[3] The United States recommended Viet Nam to revise vague national security laws that are used to suppress universal rights, and unconditionally release all political prisoners, such as Dr. Cu Huy Ha Vu, Le Quoc Quan, Dieu Cay and Tran Huynh Duy Thuc http://www.upr-info.org/sites/default/files/document/viet_nam/session_18_-_january_2014/a_hrc_26_6_e.pdf
[4] Message from the Delegation of the European Union to Vietnam on lawyer Le Quoc Quan’s appeal trial, Hanoi, 18 February 2014, http://eeas.europa.eu/delegations/vietnam/documents/press_corner/2014/20140218_quan_appealtrial_en.pdf
[5] http://www.wsj.com/articles/SB10001424052702304906704579110930351434834
[6] http://www.advocatenvooradvocaten.nl/wp-content/uploads/Petition-Le-Quoc-Quan-2014-09-05.pdf
[7] Petition for Relief Pursuant to Commission on Human Rights Resolutions 1997/50, 2000/36, 2003/31, and Human Rights Council Resolutions 6/4 and 15/1, submitted by Media Legal Defence Initiative on 5 September 2014, http://www.advocatenvooradvocaten.nl/wpcontent/uploads/Oral-Statement-L4L-HRC-15-September-2014.pdf


No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

Popular Posts

My Blog List