20/06/2015
WESTMINSTER (VB) – Nhân dịp từ Việt Nam sang điều trần tại Quốc Hội Canada và Hoa Kỳ vào đầu tháng 6 năm 2015, Mục Sư Nguyễn Mạnh Hùng và Ông Nguyễn Văn Lợi đã được hai Cô Đông Xuyến và Mai Hương hướng dẫn đến thăm Tòa Soạn Việt Báo, trên Đường Moran, Westminster, California, Hoa Kỳ vào chiều Thứ Sáu, ngày 19 tháng 6 năm 2015.
Hai vị khách quý từ Việt Nam đã dành cho phóng viên Việt Báo cơ hội trao đổi về chuyến đi ra hải ngoại và tình hình tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam mà hai vị là các nhân chứng sống.
Mục Sư Nguyễn Mạnh Hùng, thuộc Hội Thánh Tin Lành Mennonite, là thành viên trong Hội Đồng Liên Tôn tại Việt Nam và cũng là người sáng lập Hội Thánh Chuồng Bò tại Sài Gòn. Ông Nguyễn Văn Lợi là chồng của cựu tù nhân lương tâm Đặng Ngọc Minh, là cha của cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc và Nguyễn Đặng Minh Mẫn, là người con gái của ông còn bị giam tù tại Việt Nam. Hai vị này đã dự điều trần tại Quốc Hội Canada vào ngày 28 tháng 5 năm 2015 và tại Quốc Hội Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 6 năm 2015.
Cảm nghĩ đầu tiên mà hai vị cho biết là không khí tự do của đất nước Canada và Hoa Kỳ cũng như ý thức tự giác và tuân thủ luật pháp của mọi người dân tại hai quốc gia này mà được biểu lộ rõ nhất qua việc lưu thông trật tự và giữ gìn vệ sinh công cộng. Mục Sư Nguyễn Mạnh Hùng và ông Nguyễn Văn Lợi đều bày tỏ lòng biết ơn sâu xa đến cộng đồng Việt Nam tị nạn tại hải ngoại đã kiên trì đấu tranh và hậu thuẫn cho các nhà tranh đấu trong nước.
Mục Sư Nguyễn Mạnh Hùng (trái) và ông Nguyễn Văn Lợi tại Tòa Soạn Việt Báo. (Photo VB)
Được hỏi về cách thức an toàn để có thể thoát khỏi sự truy bắt và cản trở của công an CSVN trên đường ra hải ngoại, cả hai vị đều cho biết là nhờ Việt Tân khéo léo dàn xếp. Cả hai vị đều đi đường bộ qua Cam Bốt rồi từ đó qua Thái Lan để đáp máy bay đi nước ngoài. MS Nguyễn Mạnh Hùng kể rằng Linh Mục Đinh Hữu Thoại và LM Lê Ngọc Thanh cũng nằm trong danh sách được mời điều trần nhưng đã bị bắt lại trên đường bộ qua ngả Tây Ninh để sang Cam Bốt.
Trả lời câu hỏi từ lúc ra hải ngoại và dự điều trần tại Canada và Hoa Kỳ thân nhân của hai vị tại Việt Nam có gặp khó khăn gì với công an và chính quyền CSVN không, MS Hùng kể rằng khi ông đang ở Canada thì người nhà báo cho biết công an CSVN đã cho côn đồ tới đập phá cửa kiếng của nhà thờ và hôm sau thì cho công an tới lấy cớ kiểm tra để phá nhà. Gia đình ông Nguyễn Văn Lợi cho biết chỉ một ngày sau khi ông ra hải ngoại công an tỉnh đã đòi người nhà tới để làm việc và tra hỏi về việc ông Lợi đi đâu.
Về việc điều trần tại Quốc Hội Canada và Hoa Kỳ, MS Nguyễn Mạnh Hùng và ông Nguyễn Văn Lợi đều cho biết các dân biểu và nghị sĩ rất quan tâm đền tình hình đàn áp tự do tôn giáo, nhân quyền và sự bách hại các tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Các vị dân cử hai nước cũng bày tỏ lo ngại về an ninh của những người từ Việt Nam ra điều trần và đã hứa là ngay ngày những vị này về lại Việt Nam thì sẽ liên lạc với sứ quán Canada và Hoa Kỳ tại Việt Nam để nhờ theo dõi, can thiệp tránh tình trạng những vị này bị công an CSVN trả thù sau khi về nước. Đặc biệt, một số vị dân cử đã tình nguyện làm người bảo trợ cho các tù nhân lương tâm tại VN như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Tạ Phong Tần, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đặng Xuân Diệu, v.v...
Mục Sư Nguyễn Mạnh Hùng cho biết trong 2 cuộc điều trần tại QH Canada và Hoa Kỳ, ông đều nêu ra một số đề nghị. Chẳng hạn phải có một cơ chế giám sát quốc tế đối với những lời hứa của chính quyền CSVN liên quan đến Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP). MS Hùng cũng đề nghị chính phủ và QH Canada và Hoa Kỳ áp lực CSVN ngưng ngay việc ban hành dự luật tôn giáo do công an CSVN soạn thảo và xin các tôn giáo quốc doanh góp ý trong 17 ngày, vì theo MS Hùng dự luật này vi phạm với Công Ước Quốc Tế, với Hiến Pháp của CSVN, bởi vì trong đó đòi hỏi các tôn giáo phải khai báo lý lịch tín đồ, hoạt động chi tiết từng ngày, từng tuần lễ, từng tháng và từng năm của các tổ chức tôn giáo.
Từ trái, theo chiều kim đồng hồ, Cô Mai Hương, Cô Đông Xuyến, MS Nguyễn Mạnh Hùng và ông Nguyễn Văn Lợi tại Tòa Soạn Việt Báo. (Photo VB)
Được hỏi về niềm tin và số lượng tín đồ đi theo các tổ chức tôn giáo độc lập, Mục Sư Nguyễn Mạnh Hùng cho biết niềm tin của tín đồ thì vẫn kiên trì, nhưng sinh hoạt tại các nhà thờ chùa độc lập thì sút giảm mạnh, tín đồ vì bị công an sách nhiễu nên đã chọn cách thờ phượng tại nhà để tránh phiền hà. MS Hùng nhấn mạnh rằng tín đồ Hội Thánh Mennonite đã giảm từ 1 triệu người xuống còn khoảng 7, 8 trăm ngàn.
Nhìn về tương lai của công cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo, nhân quyền và quyền của các tù nhân lương tâm tại Việt Nam sau chuyến đi điều trần tại Canada và Hoa Kỳ, Mục Sư Nguyễn Mạnh Hùng và ông Nguyễn Văn Lợi đều bày tỏ niềm lạc quan về sự tiến bộ và thành quả sẽ có, vì hai lý do: Thứ nhất, CSVN đang cần sự trợ giúp của quốc tế nói chung và Mỹ nói riêng để đối đầu với tham vọng xâm lăng biển đảo của Trung Quốc. Thứ hai, CSVN đang đối diện với nguy cơ khủng hoảng kinh tế vì lệ thuộc kinh tế Trung Quốc quá nhiều nên, cũng sẽ trông cậy vào việc hỗ trợ của quốc tế và Hoa Kỳ để thoát khỏi lệ thuộc TQ. Chính hai lý do đó buộc CSVN phải nới tay hay cải thiện nhân quyền và tự do tôn giáo. Nhưng MS Hùng nhấn mạnh là kết quả sẽ rõ hơn sau chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ, vì qua đó sẽ thấy biểu hiện phần nào thái độ của CSVN đối với sự kiềm chế của Bắc Kinh.
Lời nhắn nhủ của Mục Sư Nguyễn Mạnh Hùng và ông Nguyễn Văn Lợi đến với cộng đồng người Việt tị nạn tại hải ngoại là cần sự hỗ trợ và lên tiếng tiếp tục của cộng đồng người Việt hải ngoại, nhất là các cơ quan truyền thông để giúp phổ biến thông tin về sự đàn áp và bách hại của CSVN đối với các nhà đấu tranh trong nước để làm cho chế độ nới tay phần nào như thành quả đã có từ bấy lâu nay.
Cả hai vị đều nói họ biết rõ đi ra ngoài là cả một sự khó khăn, nhưng đi là vì đấu tranh cho dân tộc và đất nước nên chấp nhận tất cả.
http://vietbao.com/a239158/2-nha-dau-tranh-tai-vn-ra-dieu-tran-o-qh-canada-my-tham-vb-xin-cong-dong-viet-ho-tro-dau-tranh-trong-nuoc
Nhìn lại vụ án của Luật sư Lê Quốc Quân
Lý Thái Hùng
Cùng tác giả:
• 4 xu hướng vận động dân chủ hóa Việt Nam
• Việt Nam 40 Năm Dưới Chế Độ Cộng Sản (1975-2015) - Phần II
• Việt Nam 40 Năm Dưới Chế Độ Cộng Sản (1975-2015) - Phần I
xem tiếp
Trong quá trình đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam, Luật sư Lê Quốc Quân đã có ba lần bị CSVN bắt giữ một cách phi lý.
Lần bị bắt thứ nhất xảy ra vào ngày 8 tháng 3 năm 2007, khi anh và gia đình từ Hoa Kỳ trở về sau chuyến nghiên cứu về dân chủ, do tổ chức National Endownment for Democracy của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ. CSVN đã bắt giữ Luật sư Lê Quốc Quân ba tháng và phải trả tự do cho anh trước những áp lực quốc tế rất mạnh mẽ như từ ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ John McCain và bà Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Madeline Albright vào lúc đó.
Lần bị bắt thứ hai xảy ra vào ngày 10 tháng 4 năm 2011 khi anh cùng với Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đến tham dự phiên xử án Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Cả hai người bị giữ với lý do là "phá hoại trật tự công cộng". Trước áp lực mạnh mẽ của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền thế giới, công an CSVN đã phải thả hai người một cách vô điều kiện sau 3 ngày giam giữ trái phép.
Lần bị bắt thứ ba xảy ra vào ngày 28 tháng 12 năm 2012 khi đang trên đường đưa con đi học, vì bị cáo buộc tội trốn thuế. Trước đó vào tháng 8/2012, Luật sư Lê Quân bị công an giả làm côn đồ tấn công nhiều lần trên đường trở về nhà vì những hoạt động chống Trung Quốc xâm phạm lãnh hải qua vụ cắt cáp Tàu Bình Minh 02. Trong tù, Luật sư Lê Quốc Quân đã tuyệt thực để phản đối việc bị bắt giam trái pháp luật.
Ngày 2 tháng 10 năm 2013, CSVN đưa Luật sư Lê Quốc Quân ra tòa kết án anh 30 tháng tù giam và y án trong phiên tòa phúc thẩm vào ngày 18 tháng 2 năm 2014.
Trong ba lần bị bắt giữ nói trên, việc Cộng sản Việt Nam đã dựng lên cái gọi là “tội trốn thuế” để cầm tù Luật sư Quân vào năm 2012 là sự kiện lố bịch nhất và ai cũng thấy rõ đây là đòn triệt hạ những người yêu nước một cách thô bỉ nhất của Hà Nội.
Chính vì sự thô bỉ này mà Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki đã lên tiếng chỉ trích Hà Nội ngay sau khi phiên tòa kết thúc: “Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa là điều không thể chấp nhận được”.
Ngoài ra, trong cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, hàng trăm bà con từ Nghệ An, nơi sinh ra của Luật sư Quân, cùng với các nhà dân chủ và đồng bào thủ đô đã tụ họp để theo dõi và phản đối phiên tòa. Lo sợ phiên tòa có thể gặp trở ngại, CSVN đã huy động lực lượng cảnh sát cơ động ngăn chận không cho bà con đến gần, nên đã tạo ra tình trạng tắc nghẽn giao thông cả buổi sáng lúc diễn ra phiên tòa.
Ngày 27 tháng 6 năm 2015 tới đây là ngày mãn hạn 30 tháng tù giam về “tội trốn thuế” và Luật sư Quân sẽ bước từ nhà tù nhỏ sang nhà tù lớn để tiếp tục đấu tranh cho đến khi Việt Nam có tự do dân chủ thật sự.
Tuy phải chịu đựng bản án nghiệt ngã và phi lý, nhưng sự kiện CSVN áp đặt 30 tháng tù giam đối với Luật sư Lê Quốc Quân đã không chỉ khiến cho CSVN bị dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ mà còn tạo cho cộng đồng thế giới chú ý đến các nỗ lực tranh đấu của Luật sư Quân nói riêng và của phong trào dân chủ tại Việt Nam nói chung.
Đã có hơn 25 tổ chức quốc tế lên tiếng phản đối bản án mà Hà Nội đã áp đặt lên Luật sư Lê Quốc Quân trong cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Những tổ chức quốc tế này như Article 19, Phóng viên không biên giới, Media Legal Denfence Initiative, Freedom House, Avocats-sans-Frotières, Lawyers for Lawyers, Lawyer’s Right Watch Canada, English PEN, PEN American Center, The National the World Movement for Democracy, Human Right Watch, Văn Bút Quốc Tế, Access, the Electronic Frontier Foundation, Index on Censorship… đã có nhiều nỗ lực hỗ trợ tiếng nói dân chủ tại Việt Nam.
Trong các lá thư lên tiếng, bà Nani Jansen thuộc tổ chức Media Legal Defence Initiative đã phát biểu: “Việt Nam đã giả điếc trước những lời kêu gọi tự do ngay lập tức cho ông Quân”.
Hai tuần sau phiên tòa sơ thẩm, 57 Nghị sĩ Quốc Hội Na Uy đã viết thư gửi ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu trả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân. Trong khi đó, giáo sư Johannes Kals, một trí thức người Đức đã cùng với 31 người bạn Đức và Việt Nam khởi xướng một lá thư gửi ông Nguyễn Tấn Dũng và lá thư này hiện đã có 400 trí thức Đức và Âu Châu ký tên.
Trong số này có những nhân vật nổi tiếng ở Âu Châu đã tham gia cuộc vận động cho Luật sư Lê Quốc Quân như bà Vera Lengsfeld, Nhà hoạt động dân quyền tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức (DDR), Cựu thành viên Quốc hội Liên Bang Đức, từng nhận lãnh huy chương cao quý của quốc gia (Bundesverdienstkreuz); và ông Ingo Röthlingshöfer, Thị trưởng thành phố Neustadt an der Weinerstr, Bí thư đảng bộ đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo Đức (CDU) thành phố Neustadt.
Tuần báo Pháp nổi tiếng “Le Nouvel Observateur” (Người Quan Sát Mới) đã công bố một hồ sơ đặc biệt giới thiệu Luật sư Lê Quốc Quân là một trong 50 nhân vật đang và sẽ làm thay đổi thế giới” trong số báo ra ngày 12/9/2013. 50 khuôn mặt mà Tuần Báo Le Nouvel Ovservateur giới thiệu đều ở khắp 5 châu và đa số là những người trẻ tuổi, hy sinh bản thân, vận động đấu tranh từ quyền làm người đến bảo vệ môi trường.
Việc chọn lựa và giới thiệu Luật sư Lê Quốc Quân như một người trẻ đang góp phần thay đổi nguyên trạng chính trị tại Việt Nam của Tuần báo Pháp nói trên, không chỉ là sự khích lệ tinh thần đối với anh Quân mà còn là niềm hãnh diện chung cho giới trẻ dấn thân đấu tranh hiện nay.
Sau cùng, một tuần sau khi Luật sư Lê Quốc Quân ra khỏi nhà tù nhỏ, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ dẫn một phái đoàn viếng thăm Hoa Kỳ từ ngày mồng 5 đến mồng 9 tháng 7 sắp tới.
Đây là dịp rất hy hữu để Luật sư Lê Quốc Quân lên tiếng chính thức trước công luận Hoa Kỳ về tình trạng vi phạm nhân quyền (bắt giữ tùy tiện những người yêu nước) và tình trạng đối xử bất công, tồi tệ với tù nhân lương tâm ở trong tù, để không cho CSVN khỏa lấp vấn đề nhân quyền trong những cuộc mặc cả về TPP hay mua vũ khí sát thương.
Với những ghi nhận và quan tâm của thế giới về quá trình đấu tranh của Luật sư Lê Quốc Quân trong những năm tháng vừa qua, những bước chân kế tiếp của anh sau khi bước ra khỏi nhà tù nhỏ để tiếp tục dấn thân trên con đường đấu tranh chấm dứt độc tài và đem lại tự do, hạnh phúc cho dân tộc chắc chắn sẽ được đồng bào và thế giới ủng hộ.
Ngọn đuốc Lê Quốc Quân, như bao tù nhân lương tâm khác, sẽ tỏa sáng hơn sau những trù dập, đe dọa của chế độ. Bạo lực đã trở nên bất lực trước tấm lòng vì đại nghĩa của những người yêu nước.
Lý Thái Hùng
Ngày 19/6/2015
http://www.viettan.org/Nhin-lai-vu-an-cua-Luat-su-Le-Quoc.html
2 Nhà Đấu Tranh Tại VN Tới Cali: Xin Hỗ Trợ Nhân Quyền Trong Nước
20/06/2015
WESTMINSTER (VB) – Nhân dịp từ Việt Nam sang điều trần tại Quốc Hội Canada và Hoa Kỳ vào đầu tháng 6 năm 2015, Mục Sư Nguyễn Mạnh Hùng và Ông Nguyễn Văn Lợi đã được hai Cô Đông Xuyến và Mai Hương hướng dẫn đến thăm Tòa Soạn Việt Báo, trên Đường Moran, Westminster, California, Hoa Kỳ vào chiều Thứ Sáu, ngày 19 tháng 6 năm 2015.
Hai vị khách quý từ Việt Nam đã dành cho phóng viên Việt Báo cơ hội trao đổi về chuyến đi ra hải ngoại và tình hình tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam mà hai vị là các nhân chứng sống.
Mục Sư Nguyễn Mạnh Hùng, thuộc Hội Thánh Tin Lành Mennonite, là thành viên trong Hội Đồng Liên Tôn tại Việt Nam và cũng là người sáng lập Hội Thánh Chuồng Bò tại Sài Gòn. Ông Nguyễn Văn Lợi là chồng của cựu tù nhân lương tâm Đặng Ngọc Minh, là cha của cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc và Nguyễn Đặng Minh Mẫn, là người con gái của ông còn bị giam tù tại Việt Nam. Hai vị này đã dự điều trần tại Quốc Hội Canada vào ngày 28 tháng 5 năm 2015 và tại Quốc Hội Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 6 năm 2015.
Cảm nghĩ đầu tiên mà hai vị cho biết là không khí tự do của đất nước Canada và Hoa Kỳ cũng như ý thức tự giác và tuân thủ luật pháp của mọi người dân tại hai quốc gia này mà được biểu lộ rõ nhất qua việc lưu thông trật tự và giữ gìn vệ sinh công cộng. Mục Sư Nguyễn Mạnh Hùng và ông Nguyễn Văn Lợi đều bày tỏ lòng biết ơn sâu xa đến cộng đồng Việt Nam tị nạn tại hải ngoại đã kiên trì đấu tranh và hậu thuẫn cho các nhà tranh đấu trong nước.
Mục Sư Nguyễn Mạnh Hùng (trái) và ông Nguyễn Văn Lợi tại Tòa Soạn Việt Báo. (Photo VB)
Được hỏi về cách thức an toàn để có thể thoát khỏi sự truy bắt và cản trở của công an CSVN trên đường ra hải ngoại, cả hai vị đều cho biết là nhờ Việt Tân khéo léo dàn xếp. Cả hai vị đều đi đường bộ qua Cam Bốt rồi từ đó qua Thái Lan để đáp máy bay đi nước ngoài. MS Nguyễn Mạnh Hùng kể rằng Linh Mục Đinh Hữu Thoại và LM Lê Ngọc Thanh cũng nằm trong danh sách được mời điều trần nhưng đã bị bắt lại trên đường bộ qua ngả Tây Ninh để sang Cam Bốt.
Trả lời câu hỏi từ lúc ra hải ngoại và dự điều trần tại Canada và Hoa Kỳ thân nhân của hai vị tại Việt Nam có gặp khó khăn gì với công an và chính quyền CSVN không, MS Hùng kể rằng khi ông đang ở Canada thì người nhà báo cho biết công an CSVN đã cho côn đồ tới đập phá cửa kiếng của nhà thờ và hôm sau thì cho công an tới lấy cớ kiểm tra để phá nhà. Gia đình ông Nguyễn Văn Lợi cho biết chỉ một ngày sau khi ông ra hải ngoại công an tỉnh đã đòi người nhà tới để làm việc và tra hỏi về việc ông Lợi đi đâu.
Về việc điều trần tại Quốc Hội Canada và Hoa Kỳ, MS Nguyễn Mạnh Hùng và ông Nguyễn Văn Lợi đều cho biết các dân biểu và nghị sĩ rất quan tâm đền tình hình đàn áp tự do tôn giáo, nhân quyền và sự bách hại các tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Các vị dân cử hai nước cũng bày tỏ lo ngại về an ninh của những người từ Việt Nam ra điều trần và đã hứa là ngay ngày những vị này về lại Việt Nam thì sẽ liên lạc với sứ quán Canada và Hoa Kỳ tại Việt Nam để nhờ theo dõi, can thiệp tránh tình trạng những vị này bị công an CSVN trả thù sau khi về nước. Đặc biệt, một số vị dân cử đã tình nguyện làm người bảo trợ cho các tù nhân lương tâm tại VN như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Tạ Phong Tần, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đặng Xuân Diệu, v.v...
Mục Sư Nguyễn Mạnh Hùng cho biết trong 2 cuộc điều trần tại QH Canada và Hoa Kỳ, ông đều nêu ra một số đề nghị. Chẳng hạn phải có một cơ chế giám sát quốc tế đối với những lời hứa của chính quyền CSVN liên quan đến Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP). MS Hùng cũng đề nghị chính phủ và QH Canada và Hoa Kỳ áp lực CSVN ngưng ngay việc ban hành dự luật tôn giáo do công an CSVN soạn thảo và xin các tôn giáo quốc doanh góp ý trong 17 ngày, vì theo MS Hùng dự luật này vi phạm với Công Ước Quốc Tế, với Hiến Pháp của CSVN, bởi vì trong đó đòi hỏi các tôn giáo phải khai báo lý lịch tín đồ, hoạt động chi tiết từng ngày, từng tuần lễ, từng tháng và từng năm của các tổ chức tôn giáo.
Từ trái, theo chiều kim đồng hồ, Cô Mai Hương, Cô Đông Xuyến, MS Nguyễn Mạnh Hùng và ông Nguyễn Văn Lợi tại Tòa Soạn Việt Báo. (Photo VB)
Được hỏi về niềm tin và số lượng tín đồ đi theo các tổ chức tôn giáo độc lập, Mục Sư Nguyễn Mạnh Hùng cho biết niềm tin của tín đồ thì vẫn kiên trì, nhưng sinh hoạt tại các nhà thờ chùa độc lập thì sút giảm mạnh, tín đồ vì bị công an sách nhiễu nên đã chọn cách thờ phượng tại nhà để tránh phiền hà. MS Hùng nhấn mạnh rằng tín đồ Hội Thánh Mennonite đã giảm từ 1 triệu người xuống còn khoảng 7, 8 trăm ngàn.
Nhìn về tương lai của công cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo, nhân quyền và quyền của các tù nhân lương tâm tại Việt Nam sau chuyến đi điều trần tại Canada và Hoa Kỳ, Mục Sư Nguyễn Mạnh Hùng và ông Nguyễn Văn Lợi đều bày tỏ niềm lạc quan về sự tiến bộ và thành quả sẽ có, vì hai lý do: Thứ nhất, CSVN đang cần sự trợ giúp của quốc tế nói chung và Mỹ nói riêng để đối đầu với tham vọng xâm lăng biển đảo của Trung Quốc. Thứ hai, CSVN đang đối diện với nguy cơ khủng hoảng kinh tế vì lệ thuộc kinh tế Trung Quốc quá nhiều nên, cũng sẽ trông cậy vào việc hỗ trợ của quốc tế và Hoa Kỳ để thoát khỏi lệ thuộc TQ. Chính hai lý do đó buộc CSVN phải nới tay hay cải thiện nhân quyền và tự do tôn giáo. Nhưng MS Hùng nhấn mạnh là kết quả sẽ rõ hơn sau chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ, vì qua đó sẽ thấy biểu hiện phần nào thái độ của CSVN đối với sự kiềm chế của Bắc Kinh.
Lời nhắn nhủ của Mục Sư Nguyễn Mạnh Hùng và ông Nguyễn Văn Lợi đến với cộng đồng người Việt tị nạn tại hải ngoại là cần sự hỗ trợ và lên tiếng tiếp tục của cộng đồng người Việt hải ngoại, nhất là các cơ quan truyền thông để giúp phổ biến thông tin về sự đàn áp và bách hại của CSVN đối với các nhà đấu tranh trong nước để làm cho chế độ nới tay phần nào như thành quả đã có từ bấy lâu nay.
Cả hai vị đều nói họ biết rõ đi ra ngoài là cả một sự khó khăn, nhưng đi là vì đấu tranh cho dân tộc và đất nước nên chấp nhận tất cả.
http://vietbao.com/a239158/2-nha-dau-tranh-tai-vn-ra-dieu-tran-o-qh-canada-my-tham-vb-xin-cong-dong-viet-ho-tro-dau-tranh-trong-nuoc
Nhìn lại vụ án của Luật sư Lê Quốc Quân
Lý Thái Hùng
Cùng tác giả:
• 4 xu hướng vận động dân chủ hóa Việt Nam
• Việt Nam 40 Năm Dưới Chế Độ Cộng Sản (1975-2015) - Phần II
• Việt Nam 40 Năm Dưới Chế Độ Cộng Sản (1975-2015) - Phần I
xem tiếp
Trong quá trình đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam, Luật sư Lê Quốc Quân đã có ba lần bị CSVN bắt giữ một cách phi lý.
Lần bị bắt thứ nhất xảy ra vào ngày 8 tháng 3 năm 2007, khi anh và gia đình từ Hoa Kỳ trở về sau chuyến nghiên cứu về dân chủ, do tổ chức National Endownment for Democracy của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ. CSVN đã bắt giữ Luật sư Lê Quốc Quân ba tháng và phải trả tự do cho anh trước những áp lực quốc tế rất mạnh mẽ như từ ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ John McCain và bà Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Madeline Albright vào lúc đó.
Lần bị bắt thứ hai xảy ra vào ngày 10 tháng 4 năm 2011 khi anh cùng với Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đến tham dự phiên xử án Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Cả hai người bị giữ với lý do là "phá hoại trật tự công cộng". Trước áp lực mạnh mẽ của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền thế giới, công an CSVN đã phải thả hai người một cách vô điều kiện sau 3 ngày giam giữ trái phép.
Lần bị bắt thứ ba xảy ra vào ngày 28 tháng 12 năm 2012 khi đang trên đường đưa con đi học, vì bị cáo buộc tội trốn thuế. Trước đó vào tháng 8/2012, Luật sư Lê Quân bị công an giả làm côn đồ tấn công nhiều lần trên đường trở về nhà vì những hoạt động chống Trung Quốc xâm phạm lãnh hải qua vụ cắt cáp Tàu Bình Minh 02. Trong tù, Luật sư Lê Quốc Quân đã tuyệt thực để phản đối việc bị bắt giam trái pháp luật.
Ngày 2 tháng 10 năm 2013, CSVN đưa Luật sư Lê Quốc Quân ra tòa kết án anh 30 tháng tù giam và y án trong phiên tòa phúc thẩm vào ngày 18 tháng 2 năm 2014.
Trong ba lần bị bắt giữ nói trên, việc Cộng sản Việt Nam đã dựng lên cái gọi là “tội trốn thuế” để cầm tù Luật sư Quân vào năm 2012 là sự kiện lố bịch nhất và ai cũng thấy rõ đây là đòn triệt hạ những người yêu nước một cách thô bỉ nhất của Hà Nội.
Chính vì sự thô bỉ này mà Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki đã lên tiếng chỉ trích Hà Nội ngay sau khi phiên tòa kết thúc: “Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa là điều không thể chấp nhận được”.
Ngoài ra, trong cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, hàng trăm bà con từ Nghệ An, nơi sinh ra của Luật sư Quân, cùng với các nhà dân chủ và đồng bào thủ đô đã tụ họp để theo dõi và phản đối phiên tòa. Lo sợ phiên tòa có thể gặp trở ngại, CSVN đã huy động lực lượng cảnh sát cơ động ngăn chận không cho bà con đến gần, nên đã tạo ra tình trạng tắc nghẽn giao thông cả buổi sáng lúc diễn ra phiên tòa.
Ngày 27 tháng 6 năm 2015 tới đây là ngày mãn hạn 30 tháng tù giam về “tội trốn thuế” và Luật sư Quân sẽ bước từ nhà tù nhỏ sang nhà tù lớn để tiếp tục đấu tranh cho đến khi Việt Nam có tự do dân chủ thật sự.
Tuy phải chịu đựng bản án nghiệt ngã và phi lý, nhưng sự kiện CSVN áp đặt 30 tháng tù giam đối với Luật sư Lê Quốc Quân đã không chỉ khiến cho CSVN bị dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ mà còn tạo cho cộng đồng thế giới chú ý đến các nỗ lực tranh đấu của Luật sư Quân nói riêng và của phong trào dân chủ tại Việt Nam nói chung.
Đã có hơn 25 tổ chức quốc tế lên tiếng phản đối bản án mà Hà Nội đã áp đặt lên Luật sư Lê Quốc Quân trong cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Những tổ chức quốc tế này như Article 19, Phóng viên không biên giới, Media Legal Denfence Initiative, Freedom House, Avocats-sans-Frotières, Lawyers for Lawyers, Lawyer’s Right Watch Canada, English PEN, PEN American Center, The National the World Movement for Democracy, Human Right Watch, Văn Bút Quốc Tế, Access, the Electronic Frontier Foundation, Index on Censorship… đã có nhiều nỗ lực hỗ trợ tiếng nói dân chủ tại Việt Nam.
Trong các lá thư lên tiếng, bà Nani Jansen thuộc tổ chức Media Legal Defence Initiative đã phát biểu: “Việt Nam đã giả điếc trước những lời kêu gọi tự do ngay lập tức cho ông Quân”.
Hai tuần sau phiên tòa sơ thẩm, 57 Nghị sĩ Quốc Hội Na Uy đã viết thư gửi ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu trả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân. Trong khi đó, giáo sư Johannes Kals, một trí thức người Đức đã cùng với 31 người bạn Đức và Việt Nam khởi xướng một lá thư gửi ông Nguyễn Tấn Dũng và lá thư này hiện đã có 400 trí thức Đức và Âu Châu ký tên.
Trong số này có những nhân vật nổi tiếng ở Âu Châu đã tham gia cuộc vận động cho Luật sư Lê Quốc Quân như bà Vera Lengsfeld, Nhà hoạt động dân quyền tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức (DDR), Cựu thành viên Quốc hội Liên Bang Đức, từng nhận lãnh huy chương cao quý của quốc gia (Bundesverdienstkreuz); và ông Ingo Röthlingshöfer, Thị trưởng thành phố Neustadt an der Weinerstr, Bí thư đảng bộ đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo Đức (CDU) thành phố Neustadt.
Tuần báo Pháp nổi tiếng “Le Nouvel Observateur” (Người Quan Sát Mới) đã công bố một hồ sơ đặc biệt giới thiệu Luật sư Lê Quốc Quân là một trong 50 nhân vật đang và sẽ làm thay đổi thế giới” trong số báo ra ngày 12/9/2013. 50 khuôn mặt mà Tuần Báo Le Nouvel Ovservateur giới thiệu đều ở khắp 5 châu và đa số là những người trẻ tuổi, hy sinh bản thân, vận động đấu tranh từ quyền làm người đến bảo vệ môi trường.
Việc chọn lựa và giới thiệu Luật sư Lê Quốc Quân như một người trẻ đang góp phần thay đổi nguyên trạng chính trị tại Việt Nam của Tuần báo Pháp nói trên, không chỉ là sự khích lệ tinh thần đối với anh Quân mà còn là niềm hãnh diện chung cho giới trẻ dấn thân đấu tranh hiện nay.
Sau cùng, một tuần sau khi Luật sư Lê Quốc Quân ra khỏi nhà tù nhỏ, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ dẫn một phái đoàn viếng thăm Hoa Kỳ từ ngày mồng 5 đến mồng 9 tháng 7 sắp tới.
Đây là dịp rất hy hữu để Luật sư Lê Quốc Quân lên tiếng chính thức trước công luận Hoa Kỳ về tình trạng vi phạm nhân quyền (bắt giữ tùy tiện những người yêu nước) và tình trạng đối xử bất công, tồi tệ với tù nhân lương tâm ở trong tù, để không cho CSVN khỏa lấp vấn đề nhân quyền trong những cuộc mặc cả về TPP hay mua vũ khí sát thương.
Với những ghi nhận và quan tâm của thế giới về quá trình đấu tranh của Luật sư Lê Quốc Quân trong những năm tháng vừa qua, những bước chân kế tiếp của anh sau khi bước ra khỏi nhà tù nhỏ để tiếp tục dấn thân trên con đường đấu tranh chấm dứt độc tài và đem lại tự do, hạnh phúc cho dân tộc chắc chắn sẽ được đồng bào và thế giới ủng hộ.
Ngọn đuốc Lê Quốc Quân, như bao tù nhân lương tâm khác, sẽ tỏa sáng hơn sau những trù dập, đe dọa của chế độ. Bạo lực đã trở nên bất lực trước tấm lòng vì đại nghĩa của những người yêu nước.
Lý Thái Hùng
Ngày 19/6/2015
http://www.viettan.org/Nhin-lai-vu-an-cua-Luat-su-Le-Quoc.html
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền