Bài tường trình của Gs. Allen Weiner tại Quốc hội Hoa Kỳ ngày
11-06-2015
Gs. Allen Weiner
Cùng tác giả:
- Gs. Weiner khen ngợi phán quyết của LHQ
- Giáo sư Đại học Stanford phản bác Hà Nội về việc
bắt giữ 17 nhà hoạt động
- Giáo sư Weiner, 17 Thanh Niên Yêu Nước và UB Điều
Tra LHQ về Bắt Giữ Tùy Tiện
Bài tường trình của Giáo Sư Allen S. Weiner, Đại Học Stanford
Trước Nhóm Dân Biểu Vietnam Caucus
Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ
Trước Nhóm Dân Biểu Vietnam Caucus
Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ
11 tháng Sáu, 2015
Kính thưa quý vị thành viên của Nhóm Dân Biểu Vietnam Caucus
(Congressional Caucus on Vietnam), quý Dân biểu, cùng quý quan khách.
Tôi lấy làm hân hạnh có mặt nơi đây hôm nay. Tôi xin cảm tạ có
được cơ hội để phát biểu thay mặt cho những người Việt Nam mà tôi đại diện,
phần lớn vẫn còn bị giam cầm và bị xâm phạm quyền làm người của họ, chỉ vì họ
tham gia hoạt động chính trị và xã hội một cách ôn hòa. Tôi cám ơn có cơ hội
này để lên tiếng hỗ trợ cho một ý niệm rất đơn giản, đó là công dân Việt Nam
đáng được hưởng quyền bày tỏ chính kiến ôn hòa là quyền hạn được chấp nhận khắp
nơi trên thế giới.
Tổng Quan
Cách đây ba năm vào tháng Bảy 2014, tôi có đệ nạp một kiến nghị
với Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD) tại Geneva,
đặt vấn đề về việc bắt giữ và giam cầm trái phép mười bảy nhà hoạt động chính
trị và xã hội Việt Nam. Ủy Ban này là một bộ phận của Liên Hiệp Quốc có sứ mệnh
ngăn ngừa việc tước đoạt sự tự do một cách tùy tiện.
Những người có tên trong
kiến nghị tôi đệ nạp đã bị Chính quyền Việt Nam bắt giữ trong năm trước đó; có
vẻ như lý do bắt giữ những nhà hoạt động này là việc họ tham gia ôn hòa trên
mạng và những hoạt động khác để vận động chính quyền giải quyết nhiều vấn đề về
nhân quyền và bất công xã hội, bao gồm môi trường, y tế, pháp luật, chính trị, đất
đai, và các mối quan tâm liên hệ đến tham nhũng. Đa số những người đệ đơn là ký
giả trên mạng, blogger, hoặc từng tham dự các khóa huấn luyện về dân báo.
Họ đăng bài trên blog, ký tên vào các kiến nghị, và tham gia biểu
tình ôn hòa liên quan đến những vấn đề như kêu gọi dân chủ đa đảng và phản đối
các dự án khai thác bô-xít gây nguy hại đến môi trường và chiếm đất của người
dân. Tóm lại, họ thực thi những hình thức chính đáng của việc bày tỏ chính
kiến.
Ngoài ra những người mà tôi đại diện còn có liên hệ đến Dòng Chúa Cứu Thế
tại Việt Nam. Mười một người trong số đệ đơn còn bị kết tội là thành viên Việt
Tân, một đảng chính trị Việt Nam đấu tranh cho dân chủ. Tất cả những người này
bị biệt giam lúc ban đầu, và sau đó bị kết án trong các phiên tòa chỉ có thể
được gọi là chiếu lệ, và không được hưởng các quyền bảo vệ luật pháp tối thiểu.
Chính quyền Việt Nam đã dùng những điều khoản mơ hồ và thiếu chuẩn mực của bộ
luật Việt Nam, được áp dụng bởi một hệ thống tòa án do chính quyền kiểm soát,
nhằm bóp nghẹt sự đối kháng và chống đối những vi phạm nhân quyền.
Trong một Phán Quyết thông qua vào tháng Tám 2013 (nhưng chưa được
phổ biến công khai cho đến tháng Mười Một 2013), Ủy Ban Điều Tra đã phán quyết
xử thắng cho các nhân vật trong bản kiến nghị tôi đệ nạp. [1] Bản Phán Quyết
cho rằng việc bắt giữ và kết tội hình sự sau đó đối với các nhà hoạt động này
đã vi phạm nghĩa vụ nhân quyền quốc tế mà Việt Nam cam kết. Ủy Ban Điều Tra nói
rõ là thân chủ của tôi “quả thật bị bắt giữ vì thực thi” các quyền “tự do ngôn
luận, ý kiến, tụ họp” của họ. [2] Ủy Ban Điều Tra kêu gọi chính quyền Việt Nam
hãy “thả ngay lập tức” những người bị bắt. [3]
Những nhà hoạt động này đã hứng chịu hàng loạt vi phạm nhân quyền
bao gồm các quyền căn bản về ngôn luận, tụ họp, và lập hội, cũng như quyền
không bị bắt giữ, kết án, và giam cầm tùy tiện. Theo đà chà đạp nhân quyền ngày
càng gia tăng của chính quyền Việt Nam, những nhà hoạt động chính trị và xã hội
này bị bắt giữ, kết án và giam cầm mà không có lý do chính đáng nào cả. Cho đến
thời điểm này, đa số họ vẫn còn mòn mỏi trong tù, chỉ vì họ muốn thực thi quyền
tham dự ôn hòa vào đời sống chính trị và xã hội của xứ họ, những quyền hạn mà
nhân loại được hưởng bất kỳ họ ở đâu.
Bối Cảnh
Trước khi tiếp tục, tôi xin chia sẻ đôi chút về lai lịch của tôi.
Hiện thời tôi dạy về luật tại Trường Luật Stanford, và là Giám đốc Chương Trình
Luật Quốc Tế và Đối Chiếu. Trước khi vào dạy ở trường Luật Stanford, tôi là
luật sư cố vấn phục vụ 11 năm trong Văn Phòng Tư Vấn Pháp Luật của Bộ Ngoại
Giao Hoa Kỳ. Tôi phục vụ sáu năm trong ba văn phòng khác nhau của bộ, rồi sau
đó được bổ nhiệm làm việc trong Sứ Quán Hoa Kỳ tại The Hague, với vai trò Cố
Vấn Pháp Luật và là Nhân viên Hoa Kỳ trong Tòa án Bồi Thường Iran-Hoa Kỳ.
Tại Stanford, việc nghiên cứu và giảng dạy của tôi tập trung vào:
(1) các vấn đề an ninh quốc tế, bao gồm việc sử dụng quân sự đối với mối đe dọa
an ninh đương đại; (2) luật lệ về xung đột võ trang; và (3) giải quyết xung đột
quốc tế. Trong các lớp giới thiệu về Luật Quốc Tế hàng năm, tôi cho sinh viên
biết là một luật sư quốc tế, tôi là một “positivist”, có nghĩa là tôi có khuynh
hướng diễn giải luật quốc tế một cách cẩn trọng; tôi tin rằng các quốc gia bị
ràng buộc bởi các chuẩn mực luật pháp quốc tế mà họ đã tự nguyện cam kết.
Tôi
trình bày với quý vị điều này để làm rõ việc tôi không đến từ truyền thống hoạt
động nhân quyền, và tôi cũng phải là người có khuynh hướng thúc đẩy những lập
luận ức đoán và mỏng manh về những ràng buộc của luật quốc tế lên trên các quốc
gia. Cùng lúc đó, là người đã từng phục vụ trong Bộ Ngoại Giao, tôi tin chắc là
các quốc gia buộc phải tuân thủ theo các quy định pháp luật quốc tế mà họ đã
chấp nhận và cam kết tuân hành.
Tôi bắt đầu dính líu đến nỗ lực bảo vệ quyền hạn của nhóm người
Việt hoạt động chính trị và xã hội ôn hòa này vào đầu năm 2012, khi tôi được
bạn hữu từ cộng đồng NGO nhân quyền cho biết về việc bắt giữ nêu trên. Dựa vào
kinh nghiệm của một thập niên làm việc cho chính quyền, nơi cho tôi thấy sự
thật đằng sau việc tranh chấp thường phức tạp hơn là phiên bản vẽ vời trên mặt
báo, bản năng tự nhiên của tôi khiến tôi cẩn thận về việc dính líu đến việc
này. Làm sao tôi biết là các dữ kiện mà bạn hữu từ giới nhân quyền trình bày là
đúng sự thật?
Nếu chính quyền có lý do xác đáng hoặc có biện minh cho hành động
của họ thì sao? Nhưng khi tôi xem xét sự việc của các nhà hoạt động Việt Nam
này, thì mọi ngần ngại tan biến. Nếu có một trường hợp nào đó thật rõ ràng biểu
hiện cho sự vi phạm quyền bày tỏ chính kiến – quyền mà không có một chút nghi
ngại nào cả, được bảo đảm bởi luật pháp quốc tế, và Việt Nam đã chấp nhận và
cam kết tôn trọng – đây chính là trường hợp đó. Vì thế mà tôi đã đồng ý đại
diện cho nhóm người Việt Nam này để đệ nạp kiến nghị lên với Ủy Ban Điều Tra về
Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc.
Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (the
UNWGAD)
Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc được thành
lập bởi Ủy Ban Nhân Quyền trước đây; hiện nay Ủy Ban hoạt động dưới thẩm quyền
của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Ủy Ban Điều Tra có năm thành viên. Sứ
mệnh căn bản của Ủy Ban là tìm cách ngăn ngừa việc tước đoạt tự do một cách tùy
tiện. Theo đó, Ủy Ban điều tra các trường hợp tước đoạt tự do mà phạm vào các
tiêu chuẩn quốc tế đã định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (được mọi
giới công nhận là phản ảnh luật lệ quốc tế thông thường) hoặc vi phạm các hiệp
ước mà quốc gia đó đã cam kết. Hiệp ước quan trọng nhất là Công Ước Quốc Tế về
những Quyền Dân Sự và Chính Trị, một hiệp ước mà Việt Nam đã ký kết.
Ủy Ban có
thẩm quyền cứu xét các đơn khiếu kiện cá nhân bị giam giữ tùy tiện hoặc trái
phép. Khi nhận được đơn khiếu kiện như thế – với tiền đề là mọi yêu cầu về thủ
tục đã được đáp ứng – Ủy Ban đệ nạp đơn khiếu kiện đó cho chính quyền liên hệ.
Người đệ đơn được phép đệ nạp nhận xét về bất cứ ý kiến đệ nạp nào của chính
quyền bị cho là có bắt giữ tùy tiện. Sau khi cứu xét tất cả mọi đệ nạp, Ủy Ban
sẽ đưa ra Phán Quyết chính thức cho biết là quốc gia liên hệ có hay không có vi
phạm nghĩa vụ của họ chiếu theo luật pháp quốc tế khi họ bắt giữ các cá nhân đệ
đơn.
Phán Quyết của Ủy Ban không có tính cách ràng buộc về pháp luật – không như
phán quyết của một toà án. Nhưng nó phản ảnh một tuyên bố có trọng lượng cao cấp
đến từ một cơ phận trung dung của Liên Hiệp Quốc về việc một quốc gia có hay không
có vi phạm luật pháp quốc tế mà quốc gia đó có bổn phận tuân thủ.
Việc Kiện Tụng
Tôi đệ nạp kiến nghị thay mặt cho các thân chủ vào ngày 12 tháng
Bảy, 2012. Tôi được nhiều trợ giúp trong việc chuẩn bị kiến nghị bởi tổ chức
Destination Justice cũng như thành viên của tổ chức chính trị Việt Tân. Kiến
nghị cho rằng tất cả nhân sự đệ đơn đã bị bắt và giam giữ tùy tiện trong lúc họ
thực thi quyền tự do tư tưởng, lương tâm, và tôn giáo; [4] tự do ý kiến và ngôn
luận; [5] tự do hội họp [6] và quyền tham gia vào việc công. [7]
Chính quyền Việt Nam hồi đáp Kiến nghị vào ngày 18 tháng Mười Hai,
2012. Họ khẳng định đơn thuần là các nhân vật đệ đơn bị bắt giữ vì vi phạm luật
pháp Việt Nam, bao gồm tội “tuyên truyền chống lại Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam” theo điều luật 88 của Bộ Luật Hình Sự và “có những hoạt động nhằm lật
đổ chính quyền nhân dân” theo điều luật 79 của Bộ Luật Hình Sự.
Thật là một
điều "tá hỏa" cho tôi, khi xét đến những hành xử mà Việt Nam đã trích
dẫn trong thư hồi đáp của họ để biện minh cho việc giam giữ những người này: ba
người trong số đệ đơn “phổ biến truyền đơn … kêu gọi và xách động quần chúng
tẩy chay và phủ nhận kết quả của cuộc bầu cử quốc hội”; người khác thì “phổ
biến trên internet nhiều bản nhạc với nội dung chống lại Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam”; và người khác thì “viết và phát hành những bài vở với nội dung
chống lại ’Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.’” Mặc dầu chính quyền Việt Nam
tuyên bố là nhiều người trong danh sách đệ đơn là thành viên của đảng chính trị
Việt Tân, mà họ mô tả là một “tổ chức khủng bố”, Việt Nam đã không viện dẫn, đừng
nói chi đến việc trưng bằng chứng, là bất cứ ai trong danh sách đã có hành động,
hoặc có kế hoạch hành động bạo loạn.
Ủy Ban đã lưu tâm đặc biệt đến khía cạnh này của việc giam giữ và
khởi tố các nhân sự trong danh sách đệ đơn bởi chính quyền Việt Nam:
Khi không có chi tiết gì về tính bạo động trong các hoạt động của
các nhân sự đệ đơn, Ủy Ban xét thấy các điều khoản hình sự để cáo buộc mười sáu
người và toà kết án họ sau đó không thể được xem là phù hợp với các điều khoản
liên hệ trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về những
Quyền Dân Sự và Chính Trị. Ủy Ban nhắc lại là việc có và bày tỏ ý kiến, luôn cả
những ý kiến khác với chính sách của chính quyền, được bảo vệ theo điều khoản
19 của Công Ước Quốc Tế về những Quyền Dân Sự và Chính Trị.
[8]
Ủy Ban xét thấy việc tước đoạt tự do của tất cả các nhân vật đệ
đơn là “đi ngược lại các điều khoản 9, 10, 11, 18, 19 và 21 của Tuyên Ngôn Quốc
Tế Nhân Quyền và điều khoản 9, 14, 18, 19, 25 (a) và 27 của Công Ước Quốc Tế về
những Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã ký kết.” [9] Phán Quyết của Ủy
Ban rất rõ ràng. Ủy Ban kêu gọi Việt Nam “tiến hành những bước cần thiết để sửa
chữa tình trạng trên, gồm cả việc trả tự do tức khắc cho những cá nhân trên”,
[10] và thúc đẩy Việt Nam “sửa đổi luật pháp sao cho phù hợp với luật pháp quốc
tế, nhất là luật quốc tế về nhân quyền.” [11]
Kết Quả
Số phận của những người đệ đơn mà tôi đại diện ra sao? Chính quyền
Việt Nam đã không tuân thủ với Phán Quyết của Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy
Tiện hoặc bổn phận của Việt Nam theo Công Ước Quốc Tế về những Quyền Dân Sự và
Chính Trị hoặc Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
Chín trong số các nhà hoạt động vẫn bị tiếp tục giam giữ tùy tiện
bởi chính quyền Việt Nam vi phạm vào nghĩa vụ quốc tế. Họ là: ông Đặng Xuân
Diệu, ông Hồ Đức Hòa, ông Nguyễn Văn Oai, ông Paulus Lê Văn Sơn, ông Thái Văn
Dung, ông Trần Minh Nhật, bà Tạ Phong Tần, ông Trần Vũ An Bình, và ông Nguyễn
Đình Cương.
Sáu trong số các nhà hoạt động đã hết hạn tù nhưng hiện thời vẫn
bị quản chế làm ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của họ và đây lại là vi phạm của
chính quyền Việt Nam về nghĩa vụ quốc tế theo Công Ước Quốc Tế về những Quyền
Dân Sự và Chính Trị hoặc Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Những nhà hoạt động này
là: ông Đậu Văn Dương, ông Trần Hữu Đức, ông Nông Hùng Anh, ông Nguyễn Văn
Duyệt, ông Nguyễn Xuân Anh, và ông Hồ Văn Oanh.
Đằng sau mỗi một tên tuổi này là một con người thật đang hứng chịu
những bất công nghiêm trọng. Thí dụ như Đặng Xuân Diệu đang lãnh án tù 13 năm.
Được biết ông đã bị biệt giam, bị đánh đập trong tù, đối diện với những điều
kiện ngặt nghèo trong tù, tất cả chỉ vì cương quyết khẳng định ông vô tội.
Trước khi bị bắt giữ, ông Diệu là một blogger và một nhà hoạt động cộng đồng
giúp đỡ người nghèo và tàn tật.
Hồ Đức Hòa, một người đệ đơn khác lãnh án tù nặng nề 13 năm, đã bị
khước từ quyền thờ phượng trong tù. Theo gia đình cho biết, ông Hòa đã không được
gặp linh mục hoặc được tiếp cận với các sách vở tôn giáo.
Vai Trò Của Chính quyền Hoa Kỳ
Vào tháng Bảy 2012, trong chuyến viếng thăm Việt Nam, lúc đó là
Ngoại Trưởng Clinton khuyến cáo chính quyền Việt Nam về tình trạng nhân quyền
tồi tệ. Lúc đó, bà nói: “Tôi biết là có người lập luận rằng các nền kinh tế
đang phát triển cần phát triển kinh tế trước và quan tâm đến cải tổ chính trị
và dân chủ sau đó, nhưng đó là một sự mặc cả thiển cận.”
Sự thật là việc vật lộn ở Việt Nam ngày nay không phải là giữa
phát triển kinh tế và cải tổ chính trị; nó chỉ là nỗ lực của chính quyền Việt
Nam để nắm quyền lực tuyệt đối và đàn áp bất cứ phong trào chính trị hay xã hội
có tổ chức nào có thể thách đố quyền lực tuyệt đối của chính quyền. Vì thế
chúng ta phải nhìn ra được một cuộc mặc cả tồi khi chúng ta thấy nó.
Tôi hiểu
là có những quyền lợi chiến lược và kinh tế quan trọng bị đe dọa trong mối quan
hệ của chúng ta với Việt Nam. Nhưng chúng ta không nên vấp phải lỗi lầm hay mắc
phải trong quá khứ, đó là thiết lập một mối quan hệ thuận tiện với một chế độ
không đại diện cho người dân Việt Nam, ngược lại ngày càng tìm cách dùng hệ thống
tư pháp để đàn áp dân. Hoa Kỳ phải vượt qua những lời chiếu lệ bảo vệ nhân quyền
tại Việt Nam.
Chúng ta không nên thúc đẩy mối giao thương sâu đậm hơn trừ phi
Việt Nam có những bước tiến đáng kể để tôn trọng nghĩa vụ nhân quyền quốc tế.
Bước đầu tiên, và hiển nhiên nhất cho Việt Nam, là hãy thả ngay các nhà hoạt động
mà tôi đại diện cùng với những người khác bị giam giữ chỉ vì họ muốn có tiếng
nói cho tương lai của đất nước họ.
Một cách cụ thể, Hoa Kỳ không nên thưởng cho Việt Nam bằng cách
bao gồm Việt Nam trong TPP, khi chính quyền Hà Nội dùng hệ thống tư pháp để bóp
nghẹt đối kháng và vi phạm nhân quyền. Chúng ta làm thế không phải chỉ vì đó là
điều đúng phải làm; chúng ta còn phải hiểu là một quốc gia mà coi thường một bộ
luật pháp quốc tế mà họ hứa sẽ tuân thủ – như nghĩa vụ đối với Công Ước Quốc Tế
về những Quyền Dân Sự và Chính Trị – thì chắc gì họ cũng tuân thủ theo những
cam kết với Hoa Kỳ đối với TPP. Chúng ta thấy là Việt Nam là một quốc gia mà
luật pháp không có; do đó thật là không hay chút nào khi bước đến thỏa thuận
thương mãi và đầu tư với một quốc gia chỉ xem các hiệp ước quốc tế như một mảnh
giấy vụn.
Xin cám ơn quý vị đã cho tôi cơ hội trình bày hôm nay.
Giáo sư Allen S. Weiner hiện là Giám đốc Chương Trình Luật Quốc Tế và Đối Chiếu và Đồng
Giám Đốc Trung Tâm Về Xung Đột Quốc Tế và Đàm Phán thuộc Đại Học Stanford, Hoa
Kỳ.
********
[1] Bởi vì một trong số người đệ đơn nguyên thủy với Ủy Ban đã
được thả trong lúc cứu xét cho nên Phán Quyết của Ủy Ban chỉ bao gồm 16 cá
nhân.
[2] U.N.G.A., Hội Đồng Nhân Quyền, Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy
Tiện, Phán Quyết thông qua bởi Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện trong buổi
làm việc thứ sáu mươi bảy, 26-30 tháng Tám, 2013, U.N. Doc. No.
A/HRC/WGAD/2013/24, No. 26/2013 (Viet Nam) [hereinafter “Opinion”], ¶ 61.
[3] Phán Quyết, ¶ 72.
[4] Điều khoản 18 ICCPR và UDHR; Điều khoản 27, ICCPR.
[5] Điều khoản 19 ICCPR và UDHR.
[6] Điều khoản 22 ICCPR và Điều khoản 20 UDHR.
[7] Điều khoản 25 ICCPR và Điều khoản 21 UDHR.
[8] Phán Quyết, ¶ 66.
[9] Phán Quyết, ¶ 71.
[10] Phán Quyết, ¶ 72.
[11] Phán Quyết, ¶ 73.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền