100 an ninh và quan chức
huyện Xuyên Mộc ngăn việc dựng căn nhà gỗ trong tịnh thầt Đạt Quang
Đăng ngày 21.06.2015
—
TĂNG ĐOÀN GíÁO HỘI PHẬT GIÁO VIÊT NAM THỐNG NHẤT
TỜ TRÌNH
V/v Các cấp chính quyền Huyện Xuyên Mộc, xã Bàu
Lâm cưỡng chế trấn áp không cho xây dựng Tịnh Thất Đạt Quang
Kính gởi: Đức Trưởng Lão Hòa thượng Thích Thiện Hạnh Thượng Thủ Tăng Đoàn
GHPGVNTN.
Hòa Thượng Thích Viên Định Viện Trưởng HĐĐH Tăng
Đoàn GHPGVNTN.
Đồng kính gởi :Chư Tôn Đức Tăng Ni Phật Tử , các
hãng thông tấn báo chí trong và ngoài nước
Kính bạch Quý Ngài ! Kính thưa quý vị!
Sáng nay vào 9h ngày 19 tháng 6 năm 2015 Chư
Tăng và Phật tử cũng như thợ mộc đang tiến hành làm lễ để xây dựng căn nhà
rường bằng gỗ tại Tịnh Thất Đạt Quang thì lực lượng chính quyền các cấp gồm
khoảng 100 người: nhân viên an ninh của tỉnh, chính quyền huyện Xuyên Mộc. Chủ
Tịch Mặt Trận huyện, đầy đủ các ban ngành của UBND xã Bàu Lâm vào Tịnh Thất Đạt
Quang cưỡng chế không cho thợ mộc và quý phật tử dựng nhà với lý do là không có
phép xây dựng.
Con là người được thừa kế và chủ quyền của Tịnh
Thất Đạt Quang yêu cầu mời họ đến làm việc vì công thợ phải trả không thể dừng
được nhưng quý nhân viên an ninh không chịu . Con hỏi lý do vì sao quý vị cưỡng
chế không cho xây dựng họ trả lời không có giấy phép .Con trả lời với họ rằng
ngay từ lúc ban đầu tôi đem bản di chúc của Cố Thượng Tọa ra xin xác nhận quý
vị đã không xác nhận và không thừa nhận quyền thừa kế của tôi thì làm gì tôi
xin phép mà quý vị cấp giấy phép cho tôi xây dựng .
Trong nhiều lần làm việc với các vị có thẩm
quyền trong tỉnh ,huyện luôn vận động con tham gia sinh hoạt với Giáo Hội Phật
Giáo Việt Nam thì sẽ được dễ giải không khó khăn . Qua sự trấn áp cưỡng chế chở
cây gổ về trụ sở UBND xã Bàu Lâm cho thấy rằng bất chấp luật lệ bất chấp đạo lý
ngan nhiên trắng trợn cưỡng chế phi pháp sự xây dựng cơ sở hạ tầng đời sống của
tăng tín đồ trong hoàn cảnh sống hết sức cơ cực của chư Tăng điệu chúng trong
Tịnh Thất. Không có phòng ốc nhà cửa gì cả nằm lăn lóc tạm thời trên chánh điện
ngoài gốc cây lúc trời nắng hạn nhiệt độ lên cao thiếu thốn trăm điều. Con dẫn
nhân viên an ninh của tỉnh đi xem từng nơi ở của những người sống trong chùa để
đánh động lương tâm coi xem xét lại việc làm của chính quyền đúng hay sai có
lương tâm đạo đức không.
Trước khi tiến hành dựng lại cũng vô cùng đắn đo
suy nghỉ từ nhiều ngày tháng. Thứ nhất vì cây gổ người ta mua về để lăn lóc qua
lâu từ Năm 2007. Thứ 2 chùa quá chật hẹp nóng nảy thiếu thốn trăm bề vì nơi đây
vùng sâu xa gần trại giam Xuyên Mộc .
Kể từ lúc con tham gia với Tăng Đoàn GHPGVNTN thì luôn bị sách nhiểu trấn áp như vào năm 2014. Chiếm cổng Chùa Phước Bửu dựng cổng văn hóa ấp Thạnh Sơn 1A, tập thể chư Tăng Và Phật tử khiếu nại lên Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho đến nay đã hơn 6 tháng vẫn không một lần phúc đáp đơn khiếu nại việc chiếm cổng chùa,lấy đi máy chụp hình.
Kể từ lúc con tham gia với Tăng Đoàn GHPGVNTN thì luôn bị sách nhiểu trấn áp như vào năm 2014. Chiếm cổng Chùa Phước Bửu dựng cổng văn hóa ấp Thạnh Sơn 1A, tập thể chư Tăng Và Phật tử khiếu nại lên Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho đến nay đã hơn 6 tháng vẫn không một lần phúc đáp đơn khiếu nại việc chiếm cổng chùa,lấy đi máy chụp hình.
Ngôi nhà gổ này dự định dựng vào ngày 18 tháng 7
năm Giáp Ngọ (2014)trên đường vận chuyển vào tịnh thất Đạt Quang đã 1 lần bị
đem về hạt Kiểm lâm Xuyên mộc nay lại bị cưỡng chế tiếp đem về UBND xã Bàu Lâm.
Việc xây dựng căn nhà gổ xưa không ai dùng đến, vì dân chúng mua nhà cổ này từ
Quảng Trị vào từ năm 2007 bỏ lăng lóc nhiều nơi gom lại phục chế thì có tác hại
gì đâu mà liên tục trấn áp gây khó khăn đủ điều như vậy.
Thông qua việc trấn áp liên tục như vậy không
ngoài mục đích là lôi kéo vào trong những tổ chức được Đảng và Nhà nước dựng
lên để làm công cụ cho bộ máy tuyên truyền những điều sai trái mà không suy
nghĩ gì tới lợi ích Quốc gia dân tộc.
Ngày nay, sau 40 năm đất nước thống nhất tình hình đất nước đến
chổ lâm nguy, sơn hà nguy biến Trung Cộng xâm chiếm biển đảo lừa gạt tung hoành
khắp nơi trên lãnh thổ lãnh hải Việt Nam. Tình hình đất nước tụt hậu so với các
nước xung quanh đạo đức suy đồi nhân tâm ly tán. Văn hóa xuống cấp trầm trọng,
tài nguyên đất nước khai thác bừa bãi, quốc khố trống rổng vì quan chức tìm
cách tham nhũng vơ vét của cải, chiếm dụng đất công thành đất tư rồi bán chuyển
ra nước ngoài .Nhiều bộ phận thành phần trong xã hội đạo đức yếu kém làm giàu
bất chính.
Xin hỏi nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam cái nhà gổ mà xã hội chê không dùng, không ai mua vì nhỏ bé cổ xưa không
phù hợp với thời hiện đại thì có tội tình chi mà đày đọa căn nhà gổ này và chủ
nhân như thế ?
Thích Vĩnh Phước
Điều không thể không nhắc tới là sự cộng tác
nhiệt tình của các anh chị em Tình Nguyện Viên (TNV) cho chương trình này.
Ngay từ sáng sớm, các TNV đã có mặt đông đủ để hỗ trợ cho công việc khám chữa bệnh. Mỗi người chia nhau những công việc cụ thể sau: tiếp nhận hồ sơ, đón tiếp, phục vụ ăn uống, đưa các ông đến những phòng khám tư,…
Ngay từ sáng sớm, các TNV đã có mặt đông đủ để hỗ trợ cho công việc khám chữa bệnh. Mỗi người chia nhau những công việc cụ thể sau: tiếp nhận hồ sơ, đón tiếp, phục vụ ăn uống, đưa các ông đến những phòng khám tư,…
Trong những năm qua, một gương mặt khá thân quen
luôn thường trực tại phòng CLBH là chị Phượng. Chị có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ,
điều tra và liên lạc với các ông TPB để hẹn ngày giờ đến khám chữa bệnh.
Với chồng hồ sơ dầy trên bàn, chị tỉ mỉ ghi chép
từng chi tiết về hoàn cảnh, nơi chốn, quân ngũ, hiện tình của từng ông TPB.
Chị cho biết, trong ngày hôm qua đã khám chữa bệnh cho 10 ông nằm trong địa bàn Tp. Sài Gòn. Và trong buổi sáng hôm nay sẽ tiếp tục khám chữa bệnh cho 15 ông thuộc các tỉnh ven Thành phố. Và chị đã liên lạc với các ông ở những tỉnh xa hơn như Bến Tre, Đồng Tháp để các ông tranh thủ lên Sài gòn vào chiều nay để cho kịp chuyến khám bệnh vào ngày mai.
Chị chia sẻ về công việc của mình như sau: “Mấy
ông TPB thường tuổi đã cao, sức yếu lại lảng tai, nên mỗi lần gọi điện thoại để
liên lạc thông báo chi tiết về ngày giờ khám chữa bệnh rất khó khăn. Có ông gọi
điện thoại đến chục lần mới liên lạc được…”
Còn vợ chồng anh chị Điệp Oanh cứ mỗi lần nghe
biết có chương trình Tri Ân TPB hoặc khám chữa bệnh thì anh chị gác mọi công
việc lại để có thể đến tham gia vào đội ngũ TNV.
Anh Điệp là một nhạc công đã từng là chủ một
phòng trà danh tiếng ở Tp Sài Gòn này. Mỗi lần có chương trình họp mặt Tri Ân
TPB, anh là người đánh đàn phục vụ chương trình văn nghệ. Với ngón đàn điêu
luyện, anh “chơi” những “bản nhạc vàng” ca ngợi người lính VNCH, đã khơi lên
nơi lòng của các ông TPB nhiều cảm xúc dâng trào của một thời chiến trường gian
khổ, đấu tranh cho nền hòa bình dân tộc mà trong mấy chục năm qua người ta đã cố
chôn vùi nó.
Tôi hỏi anh: “Anh có bị ảnh hưởng gì không khi
công khai chơi những bản nhạc vàng như thế?”
Anh tươi cười cho biết: “sau lần chơi những bản nhạc vàng ca ngợi người lính VNCH thì an ninh đã theo dõi và phá phòng trà, nơi anh bỏ vốn đầu tư. Và anh đã phải đóng cửa không còn làm ở đó nữa”.
Tôi thắc mắc hỏi: “vậy hiện giờ anh sống bằng
nghề nào?”
Anh vui vẻ cho biết: “Hiện tại hai vợ chồng làm kem tại nhà. Nơi nào có nhu cầu thì mình giao đến cho họ.” “Sống qua ngày là được, miễn sao mang tới niềm vui cho các ông TPB, những người đã chịu quá nhiều thiệt thòi mất mát là hạnh phúc rồi….” Anh còn không quên hứa tặng cho tôi một hộp kem mùi sầu riêng để thưởng thức ngón tay nghề phụ của anh!
Anh vui vẻ cho biết: “Hiện tại hai vợ chồng làm kem tại nhà. Nơi nào có nhu cầu thì mình giao đến cho họ.” “Sống qua ngày là được, miễn sao mang tới niềm vui cho các ông TPB, những người đã chịu quá nhiều thiệt thòi mất mát là hạnh phúc rồi….” Anh còn không quên hứa tặng cho tôi một hộp kem mùi sầu riêng để thưởng thức ngón tay nghề phụ của anh!
Tôi quay sang hỏi chị Oanh, vợ anh Điệp: “Thế
sáng nay đón rước các ông TPB có vụ gì vui không chị?”
Chị cười sảng khoái: “Vui gì cha ơi!!!”
Rồi chị kể: “Sáng nay gặp một ông TPB rất khó chịu! Lúc đang chờ đưa đi lấy mẫu máu xét nghiệm, ông liên tục càu nhàu đòi ăn sáng, đòi phải được uống thuốc… và đòi về”.
Tôi ái ngại hỏi lý do thì chị cho biết: “vì họ già, đau yếu thường khó chịu nên phải dịu dàng và thông cảm.”
Chị cười sảng khoái: “Vui gì cha ơi!!!”
Rồi chị kể: “Sáng nay gặp một ông TPB rất khó chịu! Lúc đang chờ đưa đi lấy mẫu máu xét nghiệm, ông liên tục càu nhàu đòi ăn sáng, đòi phải được uống thuốc… và đòi về”.
Tôi ái ngại hỏi lý do thì chị cho biết: “vì họ già, đau yếu thường khó chịu nên phải dịu dàng và thông cảm.”
Tôi hỏi: “vậy chị phải làm sao?” Chị chỉ cho biết: “Sau khi nói nhẹ nhàng với ông là phải nhịn ăn sáng, và uống thuốc thì kết quả xét nghiệm mới chính xác và taxi đang đến để đưa ông đi thì ông tỏ ra thân thiện và chịu nghe lời.”
Chị còn cho tôi biết thêm một bí quyết: “Với các ông TPB phải luôn nhẹ nhàng thì nói gì họ cũng nghe!”
Trong số anh em TNV thường trực còn phải kể đến
2 anh em khác là anh Nguyễn Bắc Truyển và Đinh Quang Tuyến (tuyến xích lô). Anh
Truyển là một Phật tử Hòa Hảo, trước đây đã từng bị nhà cầm quyền kết án tù vì
tội danh “chống phá nhà nước”. Sau khi ra tù, anh có cơ duyên tiếp xúc với
Phòng CLHB và kể từ đó, nơi đây là chốn thân quen của anh. Mỗi lần có chương
trình Tri Ân TPB hay khám chữa bệnh anh đều hăng hái phục vụ hết mình.
Ngoài anh Truyển còn có anh Tuyến, quen gọi là
Tuyến Xích Lô vì là tên của anh facebook. Anh là người có những ý tưởng lạ và
hay trong việc cổ động chống xâm lược của Trung Cộng. Như lần biểu tình chống
Trung Cộng đặt giàn khoan HD 981 bất hợp pháp vào vùng lãnh hải Việt Nam, anh
chạy xe honda bon bon ra đường chở theo bình nước khoáng ghi hàng chữ: “Nước
nhà không bán – chỉ uống thôi!”
Tôi còn nhớ hôm anh cố tình đi bộ đến với buổi
Tri Ân TPB, anh khoác trên mình bộ đồ áo dài khăn đóng truyền thống, cầm theo
cây gậy, trên đầu gậy buộc chặt cái vòi nước (romine). Thấy hình dáng và phong
cách lạ lẫm, tôi lân la hỏi chuyện thì anh mới bật mí: “Mình đi bộ mặc áo dài
truyền thống dân tộc này để mọi người đi đường chú ý. Còn cái đầu gậy buộc cái
vòi nước nhằm có ý nói: ‘mất nước là chết! chết khô như cây gậy!” Nếu một ngày
không có nước uống thì khốn đốn thật!
Đó là vài câu chuyện tôi góp nhặt được nơi các
TNV. Còn biết bao người khác, dù được gặp mặt hay chưa, vẫn đang âm thầm phục
vụ “đằng sau hậu trường” cho các ông TPB VNCH, với mong ước làm vơi bớt đau khổ
vốn là điều mà các ông đã chịu đựng trong mấy chục năm qua từ sau ngày
30.04.1975.
Anh Nguyễn Bắc Truyển, một cựu tù nhân lương tâm đang chia sẻ với
một ông TPB sau giờ cơm trưa ngày 19.06
Anh Điệp đang chia sẻ về cuộc sống với một ông TPB vào sáng ngày
19.06
Chị Phượng, ngoài cùng bên phải, người túc trực thường xuyên tại
phòng CLHB để tiếp nhận hồ sơ dân oan, TPB…
Chị Oanh đang phục vụ cơm trưa cho các ông TPB trưa ngày 19.06
Anh Tuyến Xích Lô, ngoài cùng bên phải đang ngồi dùng cơm trưa với
các ông TPB trưa ngày 19.06
Các ông TPB trưa ngày 19.06
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền