Đầu thập
niên 90, sau khi cộng sản Việt Nam buộc phải “mở cửa, đổi mới” để cứu vãn nguy
cơ kiệt quệ kinh tế, có thể đưa đến sụp đổ chính trị, Internet đã tràn vào Việt
Nam như nước chảy vào chỗ trũng, trước sự lo âu xen lẫn mong đợi đầy mâu thuẫn
của nhà nước CSVN.
Nhờ vào Internet, CSVN đã tạo dựng các tương quan chính trị, kinh
tế với thế giới. Nhưng cùng lúc, Internet đã nhanh chóng tạo ra một không gian
mở rộng khắp, mọi người được cuốn hút vào và điều này cũng đã nhanh chóng trở
thành mối lo thường trực của chế độ.
Năm 2016, có 50 triệu trong số 95 triệu người Việt Nam tham gia
mạng xã hội. Năm nay có khoảng 37 triệu người muốn xử dụng Facebook, là trang
truyền thông xã hội phổ biến nhất.
Mạng xã hội vốn là ảo, chỉ cần một vỏ bọc nào đó có thể che giấu
nhân thân, người ta dễ dàng chia xẻ những riêng tư hay bộc lộ những bức xúc
trong đời sống, những đối kháng chống lại bất công trong xã hội hay sẵn sàng tố
cáo những hành vi nhũng lạm, vi phạm dân quyền, nhân quyền của chế độ.
Trong bối cảnh này, sự hướng dẫn và bảo vệ của các tổ chức nhân
quyền trên thế giới, đã giúp hình thành các tổ chức độc lập trong không gian
chính trị hạn hẹp của Việt Nam Các tổ chức này tùy từng thời điểm, đã liên kết
thành một cộng đồng mạng và có tiếng nói nhất định.
Trước sự kiện này, mối lo đã vượt ngưỡng, và CSVN ra sức ngăn cản.
Họ theo dõi và thường xuyên chặn một số các trang web nhất định trong các giai
đoạn hoạt động chính trị. Họ trấn áp và bắt tù các nhà hoạt động mạng bằng điều
luật 258, 88, với các tội danh cáo buộc và những bản án phi lý.
Từ năm 2008, Đảng Việt Tân đã thường xuyên làm việc với những nhà
hoạt động trong nước và cộng đồng mạng trên thế giới nhằm:
– Chống đối sự ngăn chặn tự do ngôn luận qua mạng.
– Trang bị cho cư dân mạng những kiến thức và những ứng dụng kỹ
thuật để có thể hoạt động bí mật và an toàn.
– Hỗ trợ dân báo và những nhà hoạt động mạng bị bắt giữ, cầm tù
Những nỗ lực này đã được đưa ra thảo luận lần đầu tiên tại Hội
Nghị Tự Do Internet (Internet Freedom Festival) năm nay 2017 tại Valencia từ
ngày Sáu tháng Ba đến ngày 10 tháng Ba.
Hội Nghị Tự Do Internet là sự phối hợp tổ chức của nhiều cộng đồng
mạng, đa dạng trên thế giới, nhằm hỗ trợ tự do ngôn luận trên mạng, bảo vệ khỏi
các mối đe dọa kỹ thuật số, và mở rộng quyền truy cập vào mạng.
Đây là Hội Nghị Tự Do Internet lần thứ ba. Đã có hơn một ngàn tham
dự viên đến từ 140 quốc gia, và được sự bảo trợ của các tổ chức như Ủy Ban Nhân
Quyền LHQ (UN), Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (CPJ), Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới
(RSF), Article 19, Đảng Việt Tân, các tổ chức phi chính phủ (NGO) khắp nơi,
những công ty kỹ thuật trên thế giới như Google, FB, IMS,Twitter.
Một ngày trước Hội Nghị, Đảng Việt Tân đã phối hợp với tổ chức
Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) và Article 19 đồng tổ chức buổi thảo luận về
Tự Do Internet tại Việt Nam (Vietnam Cyber Dialogue).
Được sắp xếp và điều hợp dưới hình thức thảo luận của
nhiều nhóm nhỏ với nhiều đề tài khác nhau liên quan đến tự do Internet tại Việt
Nam, buổi thảo luận đã diễn ra trong bầu không khí cảm thông, cởi mở và sáng
tạo.
Các tham dự viên đến từ Việt Nam đã trình bày về những thủ đoạn
ngăn chặn Internet, sách nhiễu cư dân mạng, và cầm tù những nhà hoạt động mạng
của CSVN, đã giúp mọi người hiểu rõ thêm tình trạng Tự Do Ngôn Luận qua mạng
tại Việt Nam hiện nay.
Các tổ chức phi chính phủ, những công ty kỹ thuật trên thế giới
thường quan tâm và tranh đấu cho quyền tự do Internet tại Việt Nam, đã có cơ
hội tìm hiểu, chia xẻ, thảo luận và cống hiến những sáng kiến thực tế và khả
thi như:
– Giúp nâng cao trình độ xử dụng Internet, gia tăng dịch vụ hỗ trợ
kỹ thuật cho những người hoạt động tại Việt Nam trong trường hợp tài khoản
Facebook bị đánh cắp, trang Blog bị xâm nhập.
– Giúp những phương pháp bảo vệ an toàn kỹ thuật số, và giúp thành
lập hệ thống chuyển tin nhanh từ Việt Nam đến quốc tế khi có biến sự, biểu tình
hay người dân bị công an hành hung.
– Giúp đối phó với tệ nạn dư luận viên trên các trang web và
Facebook.
Trong thời gian Hội Nghị, các chủ đề sau đây liên quan đến Việt
Nam cũng đã được thảo luận:
1- “Tạo ứng dụng smartphone để bày tỏ chính kiến (Creating Apps
for Political Expression)
2- “Những Thách thức và cơ hội cho Việt Nam: Trò chuyện với giới
hoạt động Việt Nam” (Vietnam’s Challenges and Opportunities: An AMA with
Vietnamese activists)
3- “Huấn luyện về podcasting và chuyện kể cho giới hoạt động” (Tell
it to the World! Podcasting and Storytelling for Activists)
Với sự cộng tác của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nhân
quyền trên thế giới và những bạn hữu yêu chuộng Dân chủ tại Hội Nghị Tự Do
Internet 2017, thiết nghĩ tự do Internet tại Việt Nam chắc chắn sẽ được quan
tâm nhiều hơn; những nhà hoạt động mạng tại Việt Nam sẽ được bảo vệ chặt chẽ
hơn và CSVN sẽ bị buộc phải cải thiện sự tiếp cận thông tin, tôn trọng tự do
Internet và tôn trọng tự do ngôn luận.
Xem thế, trong một chừng mực nào đó, Internet đã trở thành quyền
lực đối trọng với chế độ độc tài cộng sản Việt Nam. Quyền lực này được thế giới
hỗ trợ và bảo vệ.
BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP
-
https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/
https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM
Chuyện Xứ Xã Nghĩa
rpedn...
5 Kỷ Lục Thế Giới Dành Cho Ẩm Thực Việt Nam
-
WATCH LIVE NOW : NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HOÀI AN [14 Ca Khúc] (Super HD
Videos)
https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBxCTIUVE70m607mVC5vUdM...
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền