Ân Xá Quốc Tế vinh danh
bà Trần Thị Nga
09.03.2017
Nhà hoạt động Trần Thị
Nga của Việt Nam được Ân Xá Quốc tế- Amnesty International, đưa vào danh sách 6
nhà hoạt động nhân quyền nữ trong khu vực Đông Nam Á được vinh danh nhân dịp
ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3 năm nay.
Thông cáo báo chí của Ân Xá Quốc tế phát đi hôm 7 tháng 3 nêu rõ bà
Trần Thị Nga, quê ở Hà Nam, là một nhà hoạt động vì quyền đất đai cũng như cổ xúy
cho dân chủ tại Việt Nam. Vào tháng giêng vừa qua, bà bị bắt theo điều 88 Bộ Luật
Hình sự Việt Nam với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước". Đây là
một điều luật thường xuyên được nhà cầm quyền Hà Nội sử dụng để bỏ tù dài hạn
những nhà bất đồng chính kiến.
Hiện bà Trần Thị Nga là một trong số hơn 90 tù nhân chính trị đang
phải ở tù tại Việt Nam.
Ân Xá Quốc Tế nhắc lại quá trình bà Trần Thị Nga từng bị tai nạn giao
thông khi đi lao động ở Đài Loan. Đó cũng là nơi mà bà bị lạm dụng tương tự như
những công nhân xuất khẩu khác của Việt Nam.
Qua những trải nghiệm của bản thân, bà Trần Thị Nga tự tìm hiểu về
quyền con người.
Khi trở về Việt Nam, bà hoạt động không ngưng nghỉ để phổ biến những
điều học hỏi được về quyền con người. Bà tham gia vào tổ chức xã hội dân sự độc
lập có tên Mạng lưới Phụ nữ Nhân quyền.
Bản thân bà là đối tượng bị những thành phần mặc thường phục, cũng
như công an, tấn công nhiều lần. Những vụ tấn công diễn ra ngay trước mặt các
con của bà.
Giám đốc khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của Ân Xá Quốc tế,
bà Champa Patel, đưa ra nhận định rằng tại khu vực Đông Nam Á, chỉ ít chính quyền
có thể tự hào về thành tích nhân quyền mà thôi; tuy nhiên có vô số những phụ nữ
trong khu vực vẫn can đảm bất chấp hiểm nguy đứng lên chống lại bất công.
Sáu phụ nữ được Ân Xá Quốc tế vinh danh nhân dịp 8 tháng 3 năm nay,
ngoài bà Trần thị Nga của Việt Nam còn có luật sư Sirikan Charoensiri của Thái
Lan, Maria Chin Abdullah của Malaysia, Tep Vanny của Kampuchia, Wai Wai Nu của
Myanmar, nữ thượng nghị sĩ Leila de Lima của Philippines.
Bà Trần Thị Nga
cùng hai con.
Trong thông báo của Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR)
ngày 08/03/2017, nhiều chuyên gia về nhân quyền thuộc định chế đa quốc gia này «
bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ
Nấm, bị bắt giam chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm của
công dân ».
Các chuyên gia Liên Hiệp Quốc tỏ «
lo ngại cho sức khỏe thể xác và tinh thần » của blogger Mẹ Nấm đồng
thời tố cáo những vi phạm về quyền cơ bản cũng như thủ tục tố tụng khiến bà Như
Quỳnh không được xét xử theo đúng pháp luật. Đặc biệt trong khi bị tạm giam, bà
không được quyền tiếp xúc với và gia đình, không được quyền thăm nom.
Thông cáo của Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh:
«
Là một người bảo vệ môi trường nhân quyền, Mẹ Nấm nên được vinh danh vì lòng
dũng cảm và kiên trì ». Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 37 tuổi, là một nhà
đấu tranh bảo vệ quyền con người và môi trường. Bà bị bắt giam từ tháng 10/2016
với tội danh tuyên truyền chống Nhà nước.
Giới bảo vệ nhân quyền Liên Hiệp Quốc nói rõ, cáo buộc của chính quyền
Việt Nam đối với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là nhắm đến các các hoạt động trên
mạng phê phán chính quyền Hà Nội của bà. Một trong những hoạt động đấu tranh
của blogger Mẹ Nấm liên quan đến vụ tập đoàn Formosa xả thải chất độc làm cá
chết hàng loạt tại miền Trung Việt Nam hồi tháng 4/2016.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền