Hà Nội: Tưởng niệm Gạc Ma nhanh chóng bị giải tán
- 14
tháng 3 2017
Một số nhà hoạt động tại Hà Nội cho hay lễ tưởng niệm trận chiến
Gạc Ma ở Trường Sa hôm 14/3 diễn ra với quy mô nhỏ và nhanh chóng bị giải tán.
Trong trận đánh hôm 14/3/1988, ít nhất 64 bộ đội Việt Nam
thiệt mạng. Sau đó Trung Quốc đã chiếm và hiện xây đảo nhân tạo ở Gạc Ma.
Không có thông tin về biểu tình hay tưởng niệm ở Sài Gòn.
Hôm 14/3, trả lời BBC từ Hà Nội, nhà hoạt động Thảo Teresa nói:
"Khác với mọi năm là chỉ áp chế những người đi tưởng niệm, năm nay, người
của chính quyền vây ráp đông, đậu ôtô, xe buýt vây kín bờ hồ Hoàn Kiếm, khu vực
tượng đài Lý Thái Tổ nên mọi người phải đi rải rác các nơi khác."
"Tôi thì ra tượng đài Bắc Sơn để thắp nhang tưởng niệm".
"Đến khoảng 14:30, tôi nhận tin hai nhà hoạt động Nguyễn Viết
Dũng (tự Dũng Phi Hổ) và Đỗ Thanh Vân bị phang ghế vào đầu chảy máu trong lúc
đang đi đòi trả tự do cho bà Trần Thị Thảo đang bị tạm giữ tại phường Bách
Khoa, quận Hai Bà Trưng."
"Theo như tôi biết thì cũng có 5, 6 người khác đang bị tạm
giữ tại các phường."
"Từ thực tế hôm nay thì có thể thấy chính quyền muốn dập tan
mọi hoạt động tưởng niệm, trong khi báo chí Việt Nam có đề cập đến Gạc Ma thì
cũng chỉ là lừa bịp mà thôi."
"Đảng Cộng sản cố tình bưng bít, lãng quên nhưng nhân dân
không quên."
'Không bình luận'
Trong một diễn biến khác, ông Nguyễn Văn Phước - Giám đốc công ty
Sách First News - Trí Việt, nói với BBC: "Nhà xuất bản Văn Học thông báo
cho tôi biết là bản thảo cuốn sách Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử sẽ được duyệt xong
hai ngày nữa."
"Như vậy là sách có thể phát hành vào khoảng cuối tháng 3,
đầu tháng 4/2017."
"Việc sách ra trễ hơn dự kiến hôm 14/3 nhưng vẫn tốt hơn là
không được xuất bản."
Ông cũng nói thêm: "Dù sao cũng cần ghi nhận là truyền thông
Việt Nam hiện đã gọi đích danh tàu Trung Quốc bắn vào những người lính Việt Nam
tại Gạc Ma năm 1988 chứ không còn ghi là 'tàu lạ' như trước."
"Hà Nội nên xây dựng bia tưởng niệm, ghi công những người đã
ngã xuống ở Hồ Gươm để người dân đến thắp hương cho họ," ông nói.
Đề cập về những người đi tưởng niệm sự kiện Gạc Ma, ông nói
"đó là hoạt động tưởng nhớ, hợp truyền thống uống nước nhớ nguồn, rất đáng
khuyến khích."
Tuy vậy, ông "không bình luận" về những trường hợp cáo
buộc bị đánh khi đi tưởng niệm.
Báo Điện tử của Chính phủ Việt Nam tường thuật: "Sáng 14/3,
các cựu binh Trường Sa thuộc Trung đoàn E83 tham gia chiến dịch Chủ quyền 1988
(CQ88) tại Đà Nẵng, đã tổ chức lễ tưởng niệm 64 cán bộ chiến sĩ hi sinh ngày 14/3/1988
tại đảo Gạc Ma".
"Sau lễ tưởng niệm, các đồng chí đồng đội E83 tại Đà Nẵng đã
tiến hành thả đèn, hoa tại cửa sông Hàn để ngưỡng vọng linh hồn 64 cán bộ chiến
sĩ, đồng đội đồng chí đang nằm lại Gạc Ma."
Trang Thông tin Chính phủ cũng cho hay, Khu tưởng niệm đặt tại
huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, để tưởng niệm 64 chiến sĩ hải quân hy sinh tại
đảo Gạc Ma sẽ được khánh thành vào ngày 27/7/2017.
"Tổng mức đầu tư dự kiến giai đoạn 1 hơn 150 tỷ đồng, từ sự
đóng góp của người lao động, nhân dân cả nước," website này viết.
Công an truy sát, đánh đổ máu người tưởng niệm
Gạc Ma
|
CTV Danlambao - Hưởng ứng lời kêu gọi của No-U Hà Nội, sáng ngày 14/3/2017, một số người đã tập trung tại Tượng đài Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) để “Tưởng niệm sự kiện Gạc Ma năm 1988”.
Chúng tôi không gọi là trận “Hải chiến Gạc Ma”
mà gọi là “Sự kiện Gạc Ma” vì trên thực tế, quân đội NDVN đã được lệnh không
được chống lại, không được nổ súng mà phải đầu hàng vô điều kiện để Trung cộng
cưỡng chiếm Gạc Ma. Kết quả, quân Trung cộng đã bắn chết 64 chiến sĩ hải quân và
chiếm được hòn đảo này mà không gặp phải một sự kháng cự nào.
Ngay từ mấy hôm trước, công an và mật vụ đã bao
vây, canh gác nhà của những người hoạt động xã hội. Nhiều người bị công an Hà
Nội gửi giấy mời, giấy triệu tập “đi làm việc” vào đúng sáng 14/3 như bloggers
Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Hoàng… Đây là một trong những trò hề quen thuộc mà công an
cộng sản thường áp dụng nhằm mục đích ngăn chặn người dân tham gia biểu tình ôn
hòa hay tưởng niệm các tử sĩ Việt Nam hy sinh bảo vệ tổ quốc trong cuộc chiến
chống Tàu.
Ảnh CTV Danlambao chụp màn hình.
Rất ít người đến được khu vực tượng đài Lý Thái
Tổ. Hầu hết những người hoạt động xã hội đều bị bắt trên đường hoặc đang tiếp
cận gần khu vực tưởng niệm. Chúng tôi ghi nhận một số bloggers bị bắt như Huỳnh
Ngọc Chênh, Nguyễn Thúy Hạnh, Hoàng Thị Hà (Hà Hoàng), Đặng Bích Phượng, Trương
Văn Dũng, Trần Thị Thảo, Trịnh Bá Phương, Hiệp Sĩ, Lê Hùng, Trung Minh, Sơn
Nguyễn… Những người này bị câu lưu nhiều giờ đồng hồ sau đó mới được thả ra vào
buổi chiều cùng ngày.
Ảnh: Hong Tham Pham
Ảnh: Huỳnh Ngọc Chênh
Vì không thể đến được khu vực tượng đài Lý Thái
Tổ nên nhóm của blogger Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ) gồm khoảng 10 người đã
tổ chức tưởng niệm tại chân cầu Long Biên (Sông Hồng). Sau buổi tưởng niệm,
nhóm bạn này đã đến trụ sở công an phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng) để yêu
cầu trả tự do cho cô giáo Trần Thị Thảo đã bị bắt trước đó. Tại đây, cựu TNLT
Nguyễn Viết Dũng và cô Đỗ Thanh Vân đã bị đánh đập hết sức dã man. Dũng và Vân
cho rằng đây là hành động trả thù đê hèn của nhà cầm quyền cộng sản đối với
những người dám nhớ đến sự kiện lịch sử mà họ muốn vùi vào quên lãng.
Ảnh CTV Danlambao chụp màn hình.
Dũng Phi Hổ và Đỗ Thanh Vân bị đánh đổ máu. Ảnh: Dũng Phi Hổ
Đây chỉ là những hành động lặp lại của nhà cầm
quyền cộng sản Việ Nam trong việc khẳng định sự quy phục hoàn toàn trước kẻ thù
dân tộc là Trung cộng.
14/3/2017
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền