Quốc tang của bọn đầu gấu Ba Đình
“Xúc phạm lãnh tụ”, một cái gông khác cho nhà báo
Mặc Lâm, RFA
2016-12-06
2016-12-06
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Nhà báo Phùng
Hiệu (áo trắng) tại buổi ra mắt tập thơ "Trong thế giới nguỵ trang"
của ông hôm 15/8/2014 tại trụ sở Hội Nhà văn TP.Hồ Chí Minh.
Courtesy of Hội Nhà Văn TP.HCM
Nhà báo Phùng Hiệu, quyền phụ trách cơ quan phía Nam của tờ Nhà
Báo & Công Luận thuộc Cơ quan Trung ương Hội nhà báo Việt Nam vừa bị ngưng
việc và có thể bị kỷ luật do ông viết trên Facebook cá nhân phê phán lãnh tụ
Fidel Castro sau khi ông này mất vào ngày 27 tháng 11 vừa qua.
Việc này được dư luận đánh giá là cái cùm ngày một siết chặt cổ
báo chí lề phải trong việc trình bày chính kiến riêng của mình thông qua một vấn
đề, một nhân vật mà Đảng không muốn bàn tới.
Status của Phùng Hiệu
Trước ngày lãnh tụ Fidel Castro được cử hành quốc tang tại Việt
Nam dòng status trên Facebook của nhà báo Phùng Hiệu như một tiếng sét trong làng
báo lề phải vì dám nói lên suy nghĩ của một nhà báo dòng chính dám nêu một thực
trạng mà người dân đã chán ngán tận cổ đó là thói sùng bái lãnh tụ, dòng tâm
trạng có nội dung như sau:
“Xin thắp cho ông Fidel
Castro một nén nhang, chúc cho dân tộc của ông bước sang một trang sử mới. Sau
gần 50 năm cai trị đất nước Cuba với sự độc tài, bảo thủ và tôn thờ chủ nghĩa
Marx một cách mê muội, ông Fidel Castro đã để lại một Cuba nghèo nàn, lạc hậu
với những chiếc xe Lada cũ kỹ thời Xô Viết và những chiếc tivi màn hình đen
trắng.
Mấy hôm nay báo chí và nguời dân nuớc tôi cứ ngây thơ ca ngợi, tiếc
thuơng ông mà không xót xa cho một đất nước hơn nửa thế kỷ chìm đắm, ngủ quên
trong lạc hậu và bị cô lập, cấm vận; mất cả quyền tự do, bình đẳng. Rất may
nguời em của ông đã nhìn thấy và kịp vực dậy, đưa dân tộc thoát dần ra khỏi tối
tăm. Hy vọng sau khi ông mất nguời dân Cuba sẽ hòa nhập vào thế giới tiến bộ
của con nguời.”
Ý kiến giới cầm bút
Đối với cư dân mạng thì câu status này rất bình thường chẳng có gì
nghiêm trọng đến nỗi phải e dè, sợ hãi nhưng đối với một nhà báo, những gì anh
viết lên trái với ý muốn của hệ thống là cả một sự phấn đấu tâm lý, vượt qua sự
sợ hãi thường nhật để nói lên suy nghĩ của anh vốn không được trang trải trên
mặt tờ báo mà mình đang công tác.
Sự khác biệt này được nhà báo Nguyễn Đình Ấm chia sẻ:
“Cái status của ông này rất là thật chứ không có gì sai trái cả thế
nhưng do nói trái với ý của Đảng thế thôi vì đây không có luật gì cả. Giống như
ông Như Phong ông ấy đăng lại bài báo của bà con ở nước ngoài tuy không có gì
sai, ông ta chỉ đăng lại nhưng cũng bị cách chức sa thải.
Ngày xưa tôi cũng học ở đại học báo chí. Học viện báo chí người ta
dạy việc có thật thì phải đúng lợi ích của Đảng mới được còn làm gì mà không
lợi ích cho Đảng thì không được viết. Anh nào cũng thế thôi nhưng trong thời
gian gần đây thì khắc khe hơn nhiều.
Hồi xưa thì anh có thể nói nhẹ tới những điều không trúng ý Đảng thì
có thể được nhưng mấy năm nay thì quá tệ hại tức là người ta quá khắc khe về
cái việc này tức là nói hơi đụng một tí không trúng ý Đảng thì có thể bị sa
thải luôn.
Nhà báo bây giờ ở Việt Nam rất là khó bởi vì kinh tế thì sa sút, quảng
cáo ít đi sự thật không được nói nên nhà báo Việt Nam bây giờ rất khổ những nhà
báo chân chính dần dần có lẽ bị loại hết.”
Nhà báo Nguyễn Thông, hiện đang viết cho tờ Một Thế Giới đã than
trên trang Facebook của mình:
“Đọc lại những nhận xét của nhà báo Phùng Hiệu, tôi thấy anh chả có
gì sai, chỉ nói ra một sự thật cay đắng mà những người u mê xứ ta không dám
công nhận. Bộ máy cai trị giờ tệ đến nỗi khi ai đó nói lên sự thật về một
người... nước ngoài cũng làm nó phải giãy nảy lên.
Bây giờ họ trừng phạt anh ấy (Phùng Hiệu) nhưng tôi tin rằng chả bao
lâu nữa họ phải âm thầm thừa nhận anh ấy đã nói đúng, quá đúng.
Qua vụ này, thấy thế sự đảo điên hết cả rồi”.
Tuy nhiên ngay cả việc chia sẻ một việc đơn giản như vậy vẫn không
dễ dàng đối với các nhà báo khác, nhà báo Đức Hiển của tờ Pháp Luật khi được
hỏi về việc này đã khéo léo thoái thác:
“Đang kẹt rồi anh ơi đang trực không nói chuyện được anh Lâm ơi.”
Vai trò của Hội Nhà Báo VN?
Hội Nhà báo Việt Nam được thành lập để trợ giúp hội viên của mình
từ tinh thần đến vật chất, nhất là đối với những nhà báo đang gặp khó khăn về
mặt kỹ thuật hay pháp lý, tuy nhiên khi ông Phan Hữu Minh, Trưởng ban Ban Kiểm
tra, Hội Nhà báo Việt Nam được chúng tôi hỏi về nhà báo Phùng Hiệu đã tránh né
khi nói:
“Anh có thể hỏi anh Hồ Quang Lợi hộ tôi được không, tôi đang lái xe
trên đường anh ạ với lại tôi không chuẩn bị gì cả, thế anh hỏi anh Lợi đi vì
ảnh ở nhà và việc này ảnh biết hơn ạ.”
Kiểm soát nhà báo trên mạng
Vấn đề kiểm soát ngôn ngữ của nhà báo trên mạng xã hội không phải
mới xảy ra đối với anh Phùng Hiệu,
nhà báo Đỗ Hùng, tức facebooker Mít Tờ Đỗ, Phó Tổng Thư ký tòa soạn báo Thanh
Niên, phụ trách nội dung online đã đăng một status “toàn dấu sắc”, nhan
đề “Quốc khánh” có tính chất trào phúng:
“Lúc ấy, Thế chiến (thứ mấy tớ . . . .nhớ), Đế quốc đánh với Phát xít.
Phía Phát xít, Thống chế chết. Đám tướng tá, lính lác đánh đấm kém, chết hết (.
. .) sót mấy mống. Phía Đế quốc thắng lớn. Thế chiến kết thúc.
Chớp lấy cái thế ấy, bác Ái Quốc, tướng Giáp với mấy chú, mấy mế xứ
Pác Bó vác cuốc, vác giáo mác, vác súng ống xuống đánh phát xít, đánh Pháp,
cướp lấy khí giới, cướp thóc, chiếm bốt, cứ thế đánh tới bến...”.
Ngay lập tức nhà báo Đỗ Hùng bị tạm đình chỉ công tác và một thời gian
trầy trật rất căng thẳng anh mới được nhận trở lại cho báo Thanh Niên sau khi
tự kiểm điểm không biết bao nhiêu lần đối với nhiều quan chức trong ngành báo
chí và cả với Ban tuyên giáo Trung ương.
Với nhà báo Phùng Hiệu sau khi bị đình chỉ công tác và tước quyền
phụ trách cơ quan phía Nam của tờ Nhà Báo & Công Luận đã nói với nhà báo Lê
Nguyễn Hương Trà rằng:
“Năm nay tam tai mà, nhưng tôi chỉ nói đúng sự thật thôi. Với lại 10
năm làm báo là quá đủ rồi. Báo tôi bán đâu ai mua, làm thằng đại diện phía Nam
phải chạy vạy làm ra tiền nuôi cả chục anh em, rồi phải chạy chỉ tiêu cả tỉ bạc
hàng năm cho cơ quan. Mỗi lần đi xin quảng cáo các doanh nghiệp tôi thấy quá xá
nhục. Thôi, sẵn dịp này bỏ nghề luôn!”
Với gần 18 ngàn nhà báo còn lại chữ “bỏ nghề” xem ra quá khó khăn
vì cơm áo gạo tiền của họ và gia đình.
Không ít anh chị em trong làng báo cho rằng người làm báo thời nay
còn khó khăn tủi hổ hơn thời kỳ của thực dân Pháp mặc dù phương tiện in ấn lúc
ấy còn thô sơ nhưng ít ra không ai bắt nhà báo phải ca tụng lãnh tụ cũng như
phải tránh xa kẻo phạm húy khi nhắc tới một nhân vật nước ngoài nào đó như
Fidel Castro.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền