Thân
Hữu Việt Tân Úc Châu
HUMAN RIGHTS DAY 2016: TỰ DO CHO BLOGGER
"MẸ NẤM"
(Hình: Blogger "Mẹ Nấm" Nguyễn Ngọc Như Quỳnh)
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (sinh năm 1979 tại Khánh Hòa, Việt Nam),
được biết nhiều với biệt danh Mẹ Nấm, là một người viết blog, hoạt động xã hội
và là người bất đồng chính kiến tại Việt Nam.
Từ năm 2009 đến năm 2016 Mẹ Nấm đã bị bắt giữ nhiều lần do tham
gia các hoạt động dân sự, đòi dân quyền, và biểu tình phản đối Trung Cộng chiếm
biển đảo tại biển Đông, phản đối công ty Formosa trong vụ là nguyên nhân việc
cá chết hàng loạt tại miền Trung. Cô là điều phối viên của mạng lưới Blogger Việt
Nam. Cô còn là thành viên của các tổ chức “Người Việt yêu nước”, “Tuyên bố công
dân tự do”.
Mẹ Nấm bị bắt và khởi tố ngày 10 tháng 10 năm 2016 tại Nha Trang
với tội danh theo điều 88 "tuyên truyền chống nhà nước..."
Từ khi có con đầu lòng với tên ở nhà là Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
tham gia các diễn đàn về mẹ con với nickname Mẹ Nấm (theo kiểu gọi nhau của các
phụ huynh có con nhỏ đi học mẫu giáo), trước hết để trao đổi kinh nghiệm dạy và
nuôi con với các phụ huynh khác, nhưng sau này từ từ Mẹ Nấm viết blog lan sang
những chủ đề về vấn đề xã hội. Cô bắt đầu viết blog năm 2006 khi cô đến thăm
một bệnh viện và chứng kiến nhiều người nghèo trong nắng nóng, tuyệt vọng chờ
đợi để điều trị, nhưng bị phớt lờ vì họ thiếu tiền để đút lót các quan chức
bệnh viện. Như Quỳnh cho biết động cơ viết blog của mình rất đơn giản:
"Tôi không muốn con tôi phải đấu tranh và làm những gì tôi đang làm bây
giờ".
Ngày 3 tháng 9 năm 2009, Mẹ Nấm bị công an CSVN bắt giam và thẩm
vấn do in ấn và phát tán 40 cái áo thun có nội dung phản đối Trung Cộng chiếm
giữ Hoàng Sa, Trường Sa và phản đối Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên vì môi
trường. Truyền thông CSVN cho là cô đã nhận tiền từ "tổ chức khủng
bố" Việt Tân để làm chuyện này. An ninh CSVN cho rằng điều này có dấu hiệu
xâm phạm an ninh quốc gia và ngoài ra đã yêu cầu cô đóng cửa trang blog vì một
số bài viết phản đối chính sách của nhà cầm quyền CSVN, như trong vấn đề bauxite
và quan hệ với Trung Cộng. Sau gần 10 ngày cô được thả ra. Hai blogger khác bị
bắt trong đợt này là Bùi Thanh Hiếu (blogger Người Buôn Gió), và Phạm Đoan
Trang, phóng viên chuyên trang Tuần Việt Nam của VietnamNet.
Ngày 21 tháng 5 năm 2013, Mẹ Nấm cùng với blogger Binh Nhì Nguyễn
Tiến Nam bị công an tỉnh Khánh Hòa bắt giữ làm việc trong suốt mấy tiếng đồng
hồ sau khi 2 người công khai phát cho nhiều người bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân
quyền và bóng bay màu xanh với dòng chữ “Quyền của con người phải được tôn
trọng”.
Ngày 15 tháng 12 năm 2013, Mẹ Nấm bị giữ lại ở sân bay và bị thu
sổ thông hành khi đang chuẩn bị bay sang Bangkok, Thái Lan để gặp gỡ đại diện
Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Ngày 19 tháng 4 năm 2014, các blogger Mẹ Nấm, Paulo Thành Nguyễn
tức Nguyễn Hồ Nhật Thành và Trịnh Kim Tiến đã bị công an thành phố Nha Trang
bắt giữ khi đang chuẩn bị thảo luận về chủ đề “Công ước chống Tra tấn và vấn
nạn công dân chết trong đồn công an” dự định diễn ra tại quán cà phê Swing, số
20 Trần Phú, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang. An ninh CSVN cho biết trong
năm 2014, bà Quỳnh đã tập hợp 31 trường hợp người dân tử vong khi bị gọi lên
"làm việc" và bị tạm giam, tạm giữ tại trụ sở công an; sau đó đăng
lên trang Facebook "khiến người đọc hiểu sai bản chất sự việc, gây mất
đoàn kết giữa người dân với Nhà nước".
Ngày 28 tháng 3 năm 2015, Mẹ Nấm bị bắt giữ tại Nha Trang khi chuẩn
bị ra Hà Nội gặp gỡ các nghị viên quốc tế khi Liên minh Nghị viện Thế giới IPU
nhóm họp lần thứ 132 để trao kiến nghị.
Ngày 25 tháng 7 năm 2015, Mẹ Nấm và 3 blogger bị bắt giữ và bị
đánh tại bãi biển Nha Trang khi tổ chức tuyệt thực vì 'tù nhân lương tâm' với các
khẩu hiệu trên áo Tự do cho Nguyễn Ngọc Già, Tự do cho Bùi Thị Minh Hằng và Tự
do cho Trần Huỳnh Duy Thức.
Ngày 15 tháng 5 năm 2016, Mẹ Nấm tham gia biểu tình tại Sài Gòn
phản đối công ty Formosa trong vụ là nguyên nhân việc cá chết hàng loạt tại
miền Trung. và bị bắt về đồn công an quận 2, Sài Gòn.
Ngày 13 tháng 8 năm 2016, Mẹ Nấm cùng vài người bạn từ Nha Trang
chạy ra xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa để tìm hiểu thêm vụ công an
hành hung người dân tại đây vì họ tập trung đòi nhà máyhủy chất thải công
nghiệp ở đây phải dời đi. Trên đường về Mẹ Nấm và bạn đã bị công an CSVN mặc
thường phục và côn đồ chặn lại hành hung.
Ngày 10 tháng 10 năm 2016, trước khi bị bắt vài giờ, Mẹ Nấm đã đến
Trại tạm giam sông Lô tỉnh Khánh Hoà, cùng với mẹ của tù nhân lương tâm Nguyễn
Hữu Quốc Duy để đòi được thăm nuôi và đưa video trực tiếp lên Facebook. Nguyễn
Hữu Quốc Duy (sinh năm 1985) bị kết án 3 năm tù giam theo điều 88 tội
"tuyên truyền chống phá Nhà nước..." vì chia sẻ những link trên
facebook. Công an CSVN đã giam giữ luôn Blogger Mẹ Nấm trong trại giam.
Blogger Mẹ Nấm bị bắt với tội danh theo điều 88 Bộ luật Hình sự
-" tuyên truyền chống nhà nước..."
Trước đó hai ngày, an ninh cộng sản Việt Nam đã bao vây một khách
sạn ở Vũng Tàu, tạm giữ khoảng 30 người tham dự cuộc tọa đàm về “Tuổi trẻ và Xã
hội Dân sự” trong đó có Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Luật sư Lê Công Định.
Cáo trạng của công an tỉnh Khánh Hòa kết luận giám định 400 bài
viết trên Facebook cá nhân của Mẹ Nấm (gồm 1.180 trang) và tập tài liệu “Stop police
killing civilians - SKC” ("Chấm dứt tình trạng công an giết hại dân
thường") do Mẹ Nấm biên tập, in ấn, có nội dung "lợi dụng quyền tự do
dân chủ, kích động nhân dân chống lại chính quyền, chống lại chế độ, gây phương
hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội".
Ngày 11 tháng 10 năm 2016, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, Katina Adams, nhấn mạnh: "Chúng tôi
hết sức quan ngại về vụ bắt giữ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Chúng tôi kêu
gọi nhà cầm quyền Việt Nam phóng thích cô Quỳnh cùng tất cả những tù nhân lương
tâm khác, cho phép tất cả mọi người dân ở Việt Nam được tự do bày tỏ quan điểm
chính trị trên mạng và ngoài đời mà không sợ bị trả thù. Xu hướng gần đây bắt
bớ và tuyên án các nhà hoạt động ôn hòa tại Việt Nam rất đáng ngại và đang đe
dọa che phủ tiến bộ về nhân quyền của Việt Nam".
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền