|
Thân Hữu Việt Tân Úc Châu
HUMAN RIGHTS DAY 2016: TỰ DO CHO KỸ SƯ ĐẶNG XUÂN DIỆU
(Hình: Nhà hoạt động xã hội, ký giả tự do, kỹ sư Đặng Xuân Diệu)
(Hình: Nhà hoạt động xã hội, ký giả tự do, kỹ sư Đặng Xuân Diệu)
Đặng Xuân Diệu là một nhà vận động cộng đồng, nhà hoạt động xã hội
và tín đồ Công giáo nổi bật. Đặng Xuân Diệu bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam
bắt giữ vào ngày 30 tháng Bảy năm 2011, và bị tòa án CSVN kết tội trong một
phiên tòa kéo dài 2 ngày vào tháng Một năm 2013 với bản án 13 năm tù giam.
Kỹ sư Đặng Xuân Diệu còn được biết đến như là một ký giả tự do và
nhà hoạt động xã hội, đã bị công an CSVN bắt giữ vào ngày 30 tháng 7 năm 2011
tại phi trường Tân Sơn Nhất cùng với các nhà hoạt động Hồ Đức Hoà và Nguyễn Văn
Oai sau chuyến bay từ nước ngoài về Việt Nam. Đây là vụ bắt giữ khởi đầu một
loạt các vụ bắt giữ trong năm 2011 nhằm đàn áp các nhà hoạt động trẻ của Việt
Nam.
Một phiên tòa của cộng sản Việt nam đã được tổ chức vào ngày 8 và
9 tháng Một năm 2013 tại tỉnh Nghệ An nhằm buộc tội 14 nhà hoạt động xã hội
trẻ, trong đó có Đặng Xuân Diệu. Tất cả những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền
này đã bị CSVN ghép trọng tội "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân" và
kết án từ 3 đến13 năm tù.
Trong phiên tòa, Diệu đã bị an ninh CSVN cáo buộc tham gia vào một
khóa huấn luyện của Việt Tân (một tổ chức ủng hộ dân chủ có cơ sở tại Hoa Kỳ,
với mục tiêu thiết lập nền dân chủ và canh tân Việt Nam thông qua các biện pháp
chính trị mang tính bất bạo động và có tổ chức).
Đặng Xuân Diệu đã phản đối các cáo buộc chống lại mình: "Tôi
đã không làm gì trái với lương tâm mình, vì vậy cho dù nhà cầm quyền có tra tấn
tôi về thể chất và áp đặt một án tù nặng đối với tôi, thì nhà cầm quyền chỉ
đang chà đạp lên đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam...".
Việc kết án Đặng Xuân Diệu của CSVN đã dấy lên làn sóng phản đối
từ nhiều tổ chức phi chính phủ NGO, cũng như các chính khách, dân biểu Quốc hội
của nhiều quốc gia trên thế giới.
Tổ chức Tư pháp Công (Center for Public Justice) mô tả bản án là
"nối dài thêm những hành vi đàn áp của nhà cầm quyền Việt đang đối với
giới ký giả tự do".
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam tuyên bố rằng họ "vô cùng
quan ngại" với những bản án và gọi đó là "một phần đáng lo ngại về tình
hình nhân quyền tại Việt Nam".
Tiếp sau Báo cáo về thực trạng Hành hạ và ngược đãi trong khi bị
bắt giữ tùy tiện, các nhà hoạt động tại Việt Nam và trên thế giới đã khởi xướng
một chiến dịch hỗ trợ Đặng Xuân Diệu. Nhiều nỗ lực của các tổ chức phi chính
phủ NGO đã được thực hiện, trong đó kể cả việc vận động chữ ký cho một bức thư
kêu gọi để "chấm dứt thực trạng ngược đãi, hành hạ thể chất và tình thần
của Đặng Xuân Diệu trong khi bị giam giữ tùy tiện", đồng thời đòi trả tự
do cho Đặng Xuân Diệu.
Giáo sư Allen Weiner của Trường Đại học Luật Stanford đã đệ đơn
kiện nhà cầm quyền CSVN đến Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp
Quốc (UNWGAD), trong đó có đề cập đến việc giam giữ 16 thanh niên Công giáo
đmột cách độc đoán và trái pháp luật, cũng như hành vi tra tấn Đặng Xuân Diệu ở
trong tù.
Nhiều Dân biểu của Thụy Sĩ cũng đã đến lãnh sự quán cộng sản Việt
Nam tại Geneva để đề cập d8ến sự chú ý của họ đối với trường hợp Đặng Xuân
Diệu.
Vào ngày 27 tháng 10 năm 2014, nhiều tổ chức đã bày tỏ mối quan
tâm của họ đối với Đặng Xuân Diệu và thực trạng ngược đãi Diệu trong nhà tù. Họ
đã cùng nhau đưa ra một bức thư kêu gọi phóng thích Đặng Xuân Diệu ngay lập tức
và vô điều kiện.
Các tổ chức này bao gồm Hội Văn Bút Anh Quốc (English PEN), Tổ
chức Công Giáo Hành Động Chống Sự Hành Hạ tại Pháp (ACAT France), Quỹ Biên Giới
Điện Tử (Electronic Frontier Foundation), Hội Văn Bút Quốc Tế (PEN
International), Tổ chức Sáng Kiến Bảo Vệ Hợp Pháp Truyền Thông (Media Legal
Defence Initiative) và Việt Tân.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền