Luật sư Nhân quyền Việt Nam bị bắt giam tùy tiện trong một năm qua
Các tổ chức NGOs
Nhân đánh dấu 1 năm Luật sư Nguyễn Văn Đài bị giam cầm lần thứ
nhì, một Liên minh bao gồm các NGOs và Đảng Việt Tân đứng chung trong một lá
thư phản đối việc bắt giữ ông một cách tùy tiện. Các tổ chức ký tên cũng cho
biết đã đệ nạp Kiến nghị về trường hợp Luật sư Đài lên Ủy Ban Điều Tra về Bắt
Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD).
BBT - Web VT
BBT - Web VT
Ngày 16 tháng 12 năm 2016
Nhà cầm quyền Việt Nam phải phóng thích vô điều kiện và ngay tức khắc
Luật sư và blogger Nguyễn Văn Đài, ông đã bị bỏ tù tròn 1 năm mà không được
quyền có luật sư đại diện pháp lý hay bất cứ thông tin nào về phiên xử trong
thời gian tới.
Ông Nguyễn Văn Đài bị bắt ngày 16 tháng 12 năm 2015, bị buộc tội
“tuyên truyền chống nhà nước”, theo Điều 88 Bộ luật hình sự. Nhà cầm quyền Việt
Nam tiếp tục im lặng về tiến trình điều tra, không có dấu hiệu nào về việc xét
xử ông. Hơn nữa, cả vợ ông và luật sư của ông cũng không được quyền thăm viếng
ông.
Ông Nguyễn Văn Đài bị công an chận bắt khi ông trên đường đi gặp
gỡ các Đại biểu Liên Hiệp Âu châu tham dự thảo luận song phương về nhân quyền
với Hà Nội. Người đồng nghiệp của ông, bà Lê Thu Hà, cũng bị bắt cùng thời
điểm, bị cáo buộc cùng tội trạng dưới cùng luật hình sự và cũng bị biệt vô tin
tức từ đấy đến nay.
Ông Nguyễn Văn Đài là nhà tranh đấu cho nhân quyền và những quyền
tự do căn bản cho mọi công dân Việt Nam. Ông bị nhóm côn đồ tấn công, đánh đập
ở tỉnh Nghệ An, sau khi tổ chức khóa học về nhân quyền.
Ông Nguyễn Văn Đài, người đồng sáng lập Ủy ban Nhân quyền có mục
đích đề cao giáo dục, những quyền về luật pháp và dân sự. Ông đi khắp nơi trên
nước Việt Nam để huấn luyện những sinh viên luật trẻ tuổi, cũng như những nhà
tranh đấu cho nhân quyền về cách thức làm tường trình nhân quyền. Ông còn là
đồng sáng lập viên Hội Anh Em Dân chủ, được thành lập năm 2013, cổ võ đấu tranh
dân sự.
Ông từng bị tù 4 năm dưới Điều 88, khi mãn hạn ông được thả hồi
tháng Ba năm 2011 và chịu 4 năm quản chế, bị cấm hành nghề luật sư. Ông bị theo
dõi liên tục, bị đe dọa tinh thần và những tấn công bạo hành thể xác.
Nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam ông Nguyễn Văn Đài giữa cuộc đàn
áp rộng lớn hơn nhắm vào giới bloggers và những nhà hoạt động bày tỏ quan điểm
chính trị của mình. Nhiều nhà đấu tranh như: Bác sĩ Hồ Hải, Nguyễn Hữu Quốc
Duy, Nguyễn Hữu Thiên Ân, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng bị buộc tội “tuyên
truyền”.
Một liên minh của nhiều tổ chức như: Lawyers for Lawyers, Media
Legal Defence Initiative, Lawyers’ Rights Watch Canada, PEN International và
Đảng Việt Tân đã đệ nạp bản Kiến nghị về trường hợp ông Nguyễn Văn Đài lên Ủy
Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD).
Kiến nghị kêu gọi UNWGAD đưa ra phán quyết về việc bắt giữ Luật sư
Đài một cách tùy tiện chỉ vì ông thực thi những quyền hạn của mình và đề nghị
phóng thích ông Đài tức thì và vô điều kiện.
Nhà cầm quyền Việt Nam phải thả ông Nguyễn Văn Đài ngay lập tức và
phục hồi những quyền chính trị và dân sự của ông, kể cả quyền được hành nghề
luật sư của ông.
Viet Tan
Duy Hoang
Spokesperson
Duy Hoang
Spokesperson
ĐÀ
NẴNG (CTM Media)- ‘’Xin lãnh đạo TP. Đà Nẵng cho biết là chọn nhà máy thép hay
chọn sức khỏe người dân’’, đó là câu hỏi mà người dân đặt ra với chính quyền TP
Đà Nẵng vào chiều ngày 15 Tháng Chạp, 2016. liên quan đến hai nhà máy thép Dana
Ý (tại Phường Hòa Khánh Bắc, Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng và Dana Úc (tại đường
số 11B, Xã Hòa Liên, Huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) đang gây ô nhiễm môi trường.
Một
cư dân, ông Ngô Chối (60 tuổi), phát biểu như sau: Hơn 10 năm nay, Công ty cổ
phần Thép Dana Ý và Cty CP Thép Dana Úc gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến
đời sống người dân trong quá trình hoạt động.
Việc
sản xuất thép gây khói bụi, nước thải chưa xử lý ra ngoài môi trường của hai
đơn vị này khiến người dân mắc hàng loạt các bệnh trong đó có bệnh ung thư.
Chưa hết, cây cối, hoa màu của chúng tôi mất mùa khiến thu nhập của người dân
bị ảnh hưởng. Chúng tôi chịu đựng đủ rồi, đề nghị lãnh đạo TP nói rõ các vị
chọn phương án di dời người dân hay di dời nhà máy thép.
Phó
Chủ Tịch UBND TP. Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh không trả lời thẳng vào những bức xúc của
người dân, chỉ ra lịnh cho Sở Tài Nguyên Môi Trường Đà Nẵng lên phương án kiểm
tra việc sản xuất thép của hai nhà máy này, đồng thời đề nghị hai nhà máy thép
Dana Ý và Úc tiếp tục thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường,
trong đó có việc trồng cây xanh.
Câu trả lời của ông Minh cho thấy chính quyền TP. Đà
Nẵng muốn chọn nhà máy thép hơn là ưu tiên cho sức khỏe của người dân.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền