Lời chứng của một nữ tù nhân
lương tâm
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-05-19
2015-05-19
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Chị Lê Thị Phương Anh và con gái đầu lòng - cháu Lê Thanh Mai.
Cháu Mai sinh năm 2006
Chị Lê Thị Phương Anh bị bắt trong lần công nhân Đồng Nai nổi lên
biểu tình chống lại Trung Quốc mang dàn khoan HD-981 vào Việt Nam. Sau một năm
bị giam giữ với bản án vi phạm luật 258 chị Phương Anh kể lại những gì đã xảy
ra cho một nữ tù nhân lương tâm.
Mặc Lâm: Xin chúc mừng chị đã
được tự do. Chị có thể kể lại câu chuyện mà một năm trước đây chị và hai người
bạn bị bắt tại khu công nghiệp Biên Hòa để thính giả hiểu thêm về những gì đã
xảy ra lúc ấy hay không?
Chị Lê Thị Phương Anh: Thưa anh lúc xảy ra biểu tình thuộc khu vực Đồng Nai em muốn tìm
hiểu từ đâu mà công nhân có cuộc biểu tình như vậy. Lúc đó em và hai người bạn
nữa từ Sài Gòn đến khu vực Amata, đang đứng trước cổng chào của Amata thì công
an cơ động tới bắt và kiểm tra tất cả đồ đạc trong người em và yêu cầu em xóa
hết những hình ảnh đã chụp được. Em nghe theo và em xóa hết nhưng công an cơ
động vẫn đánh em. Em chống cự lại thì bị đánh chảy máu miệng luôn. Họ kéo em vào
khu vực giam giữ các công nhân đang biểu tình, sau đó em bị đẩy lên xe công an
cơ động giao cho công an điều tra của công an tỉnh Đồng Nai.
Lúc ấy em bị đánh em gào lên tại sao lại bắt chúng tôi thì nó chửi
nó bảo “Lũ phản động chúng mày to mồm to miệng. Sao mày không ngậm miệng mày
lại đi? Nó tát vào miệng em lúc đó em đau quá không nói gì được nữa nó mang lên
xe thùng luôn.
Mặc Lâm: Khi vào cơ quan điều
tra họ lấy lời khai của chị như thế nào và thái độ hỏi cung của điều tra viên
có gì đáng nói không?
Sau khi bị bắt họ in các tài liệu trong Facebook của em, nó ghép
em tội gây rối trật tự công cộng và nó bắt em ký. Lúc đầu em không ký, em không
thừa nhận vì nó bắt ép mình, nó chửi bới mình thậm chí nó đánh mình nữa.
Chị Lê Thị Phương Anh
Chị Lê Thị Phương Anh: Sau khi bị bắt họ in các tài liệu trong Facebook của em, nó ghép
em tội gây rối trật tự công cộng và nó bắt em ký. Lúc đầu em không ký, em không
thừa nhận vì nó bắt ép mình, nó chửi bới mình thậm chí nó đánh mình nữa. Những
người đánh em có người tên là Nam, họ tên em không rõ nhưng mặc áo thường chứ
không mặc quần áo của an ninh. Lúc đó em chưa ký vào giấy dưới hình thức gì cả
thì ông Nam đó ký trên đầu em, đánh trên đầu em. Cầm đầu em đập dưới bàn làm việc.
Ông Nam này chắc chị Lê Thị Kim Thu biết rõ vì trước đó chị Kim Thu bị bắt và
ông Nam là công an điều tra như bọn em. Chỗ đó là trại giam B5 giam giữ nữ tù
nhân.
Trong thời gian hai tháng liên tục từ lúc 7 giờ sáng, có hôm 7 giờ
có hôm 8 giờ cho tới 7-8 giờ tối em mới được đưa trả về lại trại tạm giam trở
lại. Họ cứ hỏi đi hỏi lại hỏi đi hỏi lại trong những trang Facebook của em và
họ không chấp nhận lời khai của em viết tay. Khi em khai người ta không đồng ý
mà bảo em vu khống bịa đặt cho người khác. Họ không chấp nhận lời khai bản
tường trình của em, họ dựa trên biên bản lấy khẩu cung.
Mặc Lâm: Chị có cho rằng bản án
một năm tù giam với cáo buộc vi phạm điều 258 Bộ luật hình sự đối với chị là
tương đối nhẹ hơn những người khác hay không?
Chị Lê Thị Phương Anh: Em nói thẳng nói thật luôn: em là mẹ của ba đứa con còn nhỏ quá
cho nên nếu hôm đó nó xử em ba năm thì em cũng sẵn sàng lật bài ngữa và kháng
án tới cùng. Họ xử em một năm và khởi tố tội của em quá oan. Em không có tội mà
họ khởi tố em vể tội 258 đó. Ngay những lời cuối cùng họ hỏi em có nói gì không
thì em không nói gì cả vì em chẳng con gì để nói cả, lúc đó em rất khùng hoảng,
xin lỗi anh em đang run quá (khóc)
Mặc Lâm: Khi bị chuyển vào trại
giam B5 chị được đối xử ra sao và sinh hoạt hàng ngày có khắc nghiệt lắm hay
không?
Chị Lê Thị Phương Anh: Trại giam B5 đó thật sự em không có từ ngữ nào diễn tả được nỗi
kinh sợ của em trong thời gian giam cứu em trong đó một căn phòng nhỏ có 3 mét
vuông nhưng 4 người ở. Chỉ có một lổ thông gió lớn bằng hai ô gạch cho chúng em
thở. Lúc đó em bị bệnh không thở nỗi thì em ngất người ta lại đưa em về khu vực
bệnh xá. Ăn uống thì cực kỳ không có gì cả và thiếu thốn rất nhiều, kể cả nước sinh
hoạt cũng vậy. Nước sinh hoạt thì người ta cho mình vào buổi sáng cho tới bữa
cơm chiều thì cho mình lại. Sinh hoạt của 4 người trong một cái thùng 7 hay 8
lít gì đấy từ 1 giờ cho tới sáng hôm sau. Ăn uống thì các trại khác em không
biết thế nào nhưng đối với B5 thì người ta dã man lắm.
Một năm trôi qua đối với em là một bài học, em học tập rất nhiểu trong
một năm tù đó. Người ta không tra tấn đánh đập em nhưng người ta dùng những
người tù để đánh em, tra tấn em, chèn ép em, đánh đập em, khủng bố em
Chị Lê Thị Phương Anh
Mặc Lâm: Chị là mẹ của ba con
còn rất nhỏ, tình trạng kinh tế gia đình lại rất khó khăn, sau một năm kinh
khủng trong trại giam như vậy chị có nghĩ rằng đã quá đủ cho việc lên tiếng đòi
hỏi công bằng cho người dân mà chị đã theo đuổi bấy lâu nay hay không?
Chị Lê Thị Phương Anh: Trước tiên xin gửi lời xin lỗi tất cả mọi người trong thời gian
em ngồi tù em đã có một lúc bỏ cuộc em ký vào lời khai mặc dù lời khai đó không
phải là lời khai của em. Em bị ép ký, em bị ép khai. Có những lần họ bảo em là
nên bỏ cuộc và bán đứng các anh em. Em sẽ im lặng và em sẽ không thanh minh gì
cả em sẽ để cho thời gian làm chứng cho mình tất cả, còn thật sự bỏ cuộc thì em
sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Một năm trôi qua đối với em là một bài học, em học
tập rất nhiểu trong một năm tù đó. Người ta không tra tấn đánh đập em nhưng người
ta dùng những người tù để đánh em, tra tấn em, chèn ép em, đánh đập em, khủng
bố em trong thời gian bắt em phải sống chung với những người tù đó.
Bây giờ con người em đã bắt đầu chai sạn, chai lì hơn. Em sẽ không
bỏ cuộc đấu tranh này đâu. Em sẽ tiếp tục và nếu bị bắt nữa thì em chấp nhận.
Cả một năm tù giờ em đã mạnh mẽ quyết tâm đi đến cùng.
Mặc Lâm: Xin cám ơn chị Lê Thị
Phương Anh.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền