Tin
đặc biệt chi tiết:
Điều trần về “Tình Trạng Nhân Quyền tại Việt Nam”
tại Quốc Hội Canada
Lê Văn - Radio CTM
Ottawa - Canada 28/5/2015 Tình trạng nhiều nhà hoạt động chính trị và bảo vệ nhân quyền ở
Việt Nam bị đàn áp dưới nhiều hình thức, rồi bị ném vào nhà tù qua những phiên
toà đóng kịch, để bị đánh đập, vắt kiệt sức bằng lao động khổ sai. Tình trạng
các tôn giáo vốn từ trước đến nay vẫn bị trói buộc, nay đang có nguy cơ bị nhà
cầm quyền CSVN lũng đoạn, kiểm soát ngặt nghèo hơn nữa qua dự luật tín ngưỡng
tôn giáo sắp được ban hành. Tình trạng giam giữ các tù nhân lương tâm một cách
khắc nghiệt, gây tổn thương trầm trọng về cả thể xác lẫn tinh thần vẫn tiếp
diễn ngày càng khốc liệt hơn. Đó là những thông điệp chính của các nhân chứng
trong buổi điều trần tại Quốc Hội Canada chiều ngày 28/5 vừa qua.
Buổi điều trần “Tình Trạng Nhân Quyền tại Việt Nam” do Tiểu ban
Quốc tế Nhân quyền, thuộc Ủy ban Thường trực về Đối ngoại và Phát triển quốc
tế, Quốc Hội Canada tổ chức tại Đại Sảnh Trung Tâm của Tòa nhà Quốc Hội (Centre
Block), dưới sự điều hợp của Dân biểu Wayne Marston, Phó Chủ Tịch Tiểu Ban Nhân
Quyền Quốc Hội Canada, cùng sự tham dự của một số dân biểu trong tiểu ban này.
Ba người được mời trình bày trong cuộc điều trần gồm hai nhà hoạt
động từ Việt Nam là Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, thành viên của Hội Đồng Liên Tôn
Việt Nam; ông Trương Minh Tam, cựu tù nhân lương tâm và thành viên của Phong
Trào Con Đường Việt Nam; và người thứ ba là cô Nguyễn Quốc Trinh, đại diện Đảng
Việt Tân.
Trong phần trình bày của mình, cô Nguyễn Quốc Trinh đã cho biết
tình trạng chung của nhiều nhà hoạt động chính trị và bảo vệ nhân quyền ở Việt
Nam là bị đàn áp hàng ngày qua nhiều hình thức, như bị công an theo dõi, tra
vấn, đánh đập. Những người trở thành mục tiêu trấn áp của chế độ thì thì bị bắt
giữ dưới những tội danh tùy tiện, bị từ chối có đại diện pháp lý thỏa đáng. Sau
đó bị ném vào tù qua những phiên toà “bỏ túi”.
Một trong những chiến dịch đàn áp được coi là tàn bạo nhất trong
nhiều năm qua và được thế giới biết đến là “vụ án 14 thanh niên Công Giáo” vào
đầu năm 2013. Những thanh niên yêu nước trong vụ án này bị nhà cầm quyền kết án
tổng cộng 86 năm tù giam. Ba người bị giáng những bản án tù dài nhất là ông
Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hoà (mỗi người 13 năm) và cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn, 8
năm. Nhóm Điều Tra của Liên Hiệp Quốc về Giam Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) đã phán
quyết rằng, việc bắt giữ và kết án những nhà hoạt động ôn hòa này đã vi phạm
luật pháp quốc tế, và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phóng thích họ vô điều kiện
cũng như phải bồi thường họ cho việc giam giữ tùy tiện.
Cả ba người, ông Diệu, ông Hòa và cô Minh Mẫn đã bị tù ngục vì
lòng yêu nước và sự phản kháng can trường của họ. Ngay trong nhà tù họ vẫn kiên
cường như vậy, khiến càng bị trả thù khắc nghiệt hơn; từ bị bỏ đói, bỏ khát,
đến đánh đập, đày đọa. Tinh thần bất khuất đó thúc đẩy những người có lương tri
phải hành động.
Sau cùng, cô Nguyễn Quốc Trinh đưa ra hai đề nghị đơn giản và cụ
thể là: 1/ Tiểu Ban Nhân Quyền và Quốc Hội Canada xem xét một cơ chế bảo trợ
các tù nhân lương tâm. Việc làm này vừa đề cao những lý tưởng đấu tranh của các
tù nhân lương tâm, vừa là bảo đảm tốt nhất cho sự an toàn của những con người
dũng cảm này; và 2/ Quốc hội có thể thúc đẩy Đại sứ quán Canada tại Hà Nội thực
hiện những chuyến thăm tù nhân lương tâm để bảo đảm nhà tù tôn trọng quyền được
thăm viếng, được điều trị y tế, được cung cấp thực phẩm và nước uống.
Người thứ hai được mời trình bày trong cuộc điều trần là Mục sư
Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Hội Thánh Tin Lành Mennonite Việt Nam tại Bình Tân và
thành viên của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam. Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng đã trình bày
về tình hình tổng quát của các tôn giáo tại Việt Nam hiện nay. Qua đó, những
hiện tượng bề ngoài về sự phát triển số lượng các cơ sở thờ tự, những lễ hội
tôn giáo đình đám, tạo ấn tượng các tôn giáo được tự do đều chỉ là sự giả tạo
ngoài mặt. Chỉ được nhà cầm quyền ban cho những cộng đoàn tôn giáo, những chức
sắc hoặc tín đồ ngoan ngoãn tuân phục nhà cầm quyền hoặc im lặng trước các sai
lầm và tội ác của chế độ.
Những quyền tự do tôn giáo đích thực như quyền được tự do thành
lập và sinh hoạt; được công nhận trước luật pháp; được độc lập trong việc tuyển
sinh, huấn luyện tu sĩ; được tấn phong, bổ nhiệm, thuyên chuyển các chức sắc
lãnh đạo; quyền được loan truyền giáo lý và văn hóa tôn giáo; quyền được góp
phần vào việc giáo dục, được thực hiện các công việc từ thiện; quyền được tư
hữu đất đai và mua bán, chuyển nhượng; được tự do liên lạc và trao đổi với quốc
tế cho nhu cầu tôn giáo… Tất cả các quyền chính yếu này, các Giáo hội tại Việt
Nam hoàn toàn không có. Muốn có thì phải cúi đầu xin phép nhà cầm quyền với vô
số điều kiện rất khắt khe, trói buộc.
Sự khắt khe, trói buộc các tôn giáo nhiều hơn nữa chính là mục
tiêu của Luật Tín ngưỡng Tôn giáo mà nhà cầm quyền CSVN dự tính ban hành trong
nay mai. Dự luật này, với nhiều từ ngữ, điều khoản mơ hồ, mâu thuẫn, nhằm mục
đích kiểm soát, khống chế, lũng đoạn các Giáo hội, giới hạn tự do tôn giáo một
cách nghiêm ngặt hơn nữa. Hội Đồng Liên Tôn đã có một kháng thư về Dự luật này
nhắm tố cáo nhà cầm quyền tiêu diệt các quyền tự do tôn giáo đích thực.
Cuối cùng, Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng nêu lên một số sự kiện chứng
minh chính sách đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền đối với tất cả mọi tôn giáo.
Từ việc cướp phá, triệt hạ các cơ sở thờ tự đến bắt bớ giam cầm, sách nhiễu
những chức sắc tôn giáo và giáo dân, ngăn cản tín đồ các tôn giáo hành đạo,
v.v...
Sau Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, ông Trương Minh Tam, thành viên phong
trào Con Đường Việt Nam trình bày về tình trạng quyền con người của các tù nhân
chính trị trong các nhà tù ở Việt Nam. Những sự kiện được nêu ra trong phần
trình bày của ông Trương Minh Tam căn cứ trên chính kinh nghiệm bị giam cầm,
cùng với những điều tra, thu thập của ông trong tư cách là người hoạt động
chuyên nghiệp về quyền con người của Phong Trào Con Đường Việt Nam.
Ông Trương Minh Tam cho biết về tình trạng giam giữ tồi tệ các tù
nhân chính trị trong các “chuồng cọp” chật hẹp, ngột ngạt, dơ bẩn; bị tù hình
sự được cắt cử đến ở tù chung để gây sự để đánh đập tàn nhẫn; khẩu phần ăn uống
thiếu thốn, thiu thối, lẫn lộn với rác rưới, sỏi đá,...Vì vậy sinh ra bệnh tật
mà không được thuốc men điều trị. Về mặt tinh thần thì chỉ được đọc báo Nhân
Dân của đảng CSVN, hoặc phải coi những chương trình truyên hình vô bổ, ngu
muội; không được nhận sách báo gia đình gửi vào.
Để phản kháng sự đối xử tàn độc trong nhà tù, các tù nhân chính
trị chỉ còn mỗi “vũ khí” đấu tranh là tuyệt thực. Tức là dùng chính sự an nguy
và mạng sống của mình để đấu tranh. Trong số những tù nhân lương tâm đang tuyệt
thực như Đặng Xuân Diệu, Đinh Nguyên Kha, Trần Vũ An Bình, Bùi Minh Hằng, Tạ
Phong Tần, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn...., ông Trương Minh Tam đặc biệt
đề nghị Tiểu Ban Nhân Quyền Quốc Hội Canada lưu ý đến trường hợp của ba người
là: 1/ Đặng Xuân Diệu; chỉ trong gần 4 năm tù, ông đã tuyệt thực và từ chối
thức ăn gần 500 ngày. Ông bị đánh đập liên tục suốt 6 tháng và đang bị nhiều
bệnh tật hiểm nghèo và hiện nay lưng đã còng xuống, chỉ còn nặng 40 kg; 2/ Tạ
Phong Tần; và 3/ Trần Huỳnh Duy Thức.
Các dân biểu thuộc Tiểu ban Nhân quyền Quốc Hội
Canada tham dự buổi điều trần về tình hình nhân quyền tại Việt Nam ngày
28/5/2015
Trong phần hỏi đáp, các dân biểu trong Tiểu Ban Nhân Quyền Quốc
Hội Canada đều nhắc lại sự kiện Việt Nam đang là thành viên của Hội Đồng Nhân
Quyền Liên Hiệp Quốc mà hành xử hoàn toàn trái ngược với tinh thần của Hội đồng
này đề ra.
Dân biểu David Sweet đặt câu hỏi về sự đáp ứng của nhà cầm quyền
CSVN đối với kháng thư về đạo luật “tín ngưỡng tôn giáo” của Hội Đồng Liên Tôn.
Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, tương tự như tất cả những kiến nghị của người
dân gửi chính quyền từ trước đến nay, nhà cầm quyền không hề hồi đáp kháng thư
của Hội Đồng Liên Tôn. Các dân biểu Tyron Benskin, Irwin Cotler, Hoàng Mai và
nữ dân biểu Nina Grewal lần lượt nêu các câu hỏi về quyền tự do báo chí,
internet; về sự an toàn của Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng và ông Trương Minh Tam khi
trở lại Việt Nam; về hiệu quả của áp lực quốc tế đối với CSVN trong lãnh vực nhân
quyền. Những sự kiện được các dân biểu nêu ra trong các câu hỏi cho thấy, họ
biết khá rõ tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Về sự an toàn khi trở lại Việt Nam, ông Trương Minh Tam và Mục sư
Nguyễn Mạnh Hùng đều cho biết, họ chỉ lo ngại không ra được khỏi Việt Nam để
góp tiếng nói cho công cuộc đấu tranh chung. Về cá nhân, họ không lo sợ gì khi
trở lại Việt Nam. Ông Trương Minh Tam cho rằng, áp lực quốc tế rất quan trọng.
Bằng chứng là, sau khi ra khỏi nhà tù, ông đã nói về trường hợp tù nhân lương
tâm Dặng Xuân Diệu cho thế giới biết, từ đó nhà cầm quyền đã bớt hà khắc đối
với ông Đặng Xuân Diệu.
Cô Nguyễn Quốc Trinh trả lời câu hỏi liên quan đến tự do báo chí
và internet, áp lực của quốc tế. Cô Trinh cho biết, CSVN thực sự đã có những nỗ
lực để ngặn chặn sự giao tiếp giữa trong và ngoài nước qua phương tiện
internet, nhưng họ đã thất bại. Vì vậy, họ dùng chiến thuật theo dõi các blogger.
Tuy nhiên, do không đủ khả năng và nguồn lực, nhà cầm quyền có khuynh hướng
dùng bạo lực và nhà tù để răn đe các blogger. Về hiệu quả của áp lực quốc tế,
cô Trinh cho rằng, nay Việt Nam đang muốn hội nhập với thế giới và phải tuân theo
những quy định của quốc tế. Vì vậy quốc tế có thể khai dụng lợi thế này để tạo
sức ép, buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải phóng thích các tù nhân lương tâm, tôn
trọng tự do ngôn luận hơn, thúc đẩy cải cách luật pháp, hiến pháp.
Về sự an toàn của Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng và ông Trương Minh Tam
khi trở lại Việt Nam, cô Trinh đã đề nghị các dân biểu trong Tiểu Ban Nhân
Quyền bảo trợ cho họ. Yêu cần nhân viên toà đại sứ Canada đến thăm hỏi, can
thiệp nếu họ bị sách nhiễu. Đề nghị này đã được dân biểu chủ toạ gật gù tán
đồng và các dân biểu khác tỏ thái độ tán thành.
Sau buổi điều trần, các dân biểu thuộc Tiểu Ban Nhân Quyền Quốc
Hội Canada đã bắt tay niềm nở thăm hỏi 3 vị khách điều trần. Tham dự buổi điều
trần còn có đại diện Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH Ontario, Đoàn TN Phan Bội Châu,
Nhóm Sinh Viên Thực Tập với TNS Ngô Thanh Hải, Con Đường Việt Nam Canada, Voice
Canada, Đài SBTN Canada, Vo Media, và một số đồng bào.
Lê Văn
********
Đôi nét về ba vị điều trần tại Quốc Hội Canada
- Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, đại diện Hội Đồng Liên Tôn Viêt Nam. Ms. Nguyễn Mạnh Hùng sinh năm 1954, là mục sư
Hội Thánh Tin Lành Mennonite Việt Nam tại Bình Tân và thành viên của Hội Đồng
Liên Tôn Việt Nam. Ông hoạt động tích cực trong các lãnh vực đấu tranh cho tự
do tôn giáo, vạch trần những vi phạm nhân quyền, và bảo vệ các nạn nhân của
tham nhũng, nhất là những vụ chính quyền cướp đất của người dân. Ông thường
xuyên bị xách nhiễu và bị công an hăm dọa, và gần đây vợ và con của ông cũng bị
hăm dọa tương tự. Các tín hữu của Hội Thánh cũng thường xuyên bị đe dọa và xách
nhiễu bởi chính quyền.
-
Ông Trương Minh Tam, thành viên phong trào Con Đường Việt Nam.
Ông Trương Minh Tam, sinh năm 1970, là một nhà hoạt động và là cựu
tù nhân chính trị, tích cực trong việc chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc lên
chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Ông là thành viên của phong trào Con Đường
Việt Nam. Sau khi bị bắt giữ vào mùa Thu năm 2013, ông bị kết án vì lý do chính
trị và bị cầm tù một năm trời. Khi ở trong trại tù Thanh Hóa, ông ở buồng giam
kế bên người bạn tù là nhà hoạt động Đặng Xuân Diệu. Khi ra khỏi tù, ông Tam
thuật lại việc ngược đãi và hành hạ ông Diệu trong tù.
- Cô Nguyễn Quốc Trinh, Đại Diện Đảng Việt Tân
Cô Trinh sinh năm 1987, là thành viên của Việt Tân. Công việc của
cô chú trọng vào việc phổ biến thông tin và công cụ về an ninh số và vượt tường
lửa cho giới nhà báo công dân, bloggers và giới hoạt động tại Việt Nam. Cô cũng
là hướng dẫn viên cho Rhize (rhize.org), một công ty giúp xây dựng khả năng cho
các phong trào tranh đấu ôn hòa và bất tuân dân sự trên thế giới. Cô có nhiều
năm kinh nghiệm hoạt động và huấn luyện trong các lãnh vực quyền tự do sinh
sản, chống bạo hành phụ nữ, và hoạt động mạng.
Phái đoàn vận động nhân quyền đã có buổi họp với văn phòng luật sư
Cambridge LLP
Kế tiếp phái đoàn vận động đã có buổi họp với văn phòng luật sư
Cambridge LLP để thảo luận vào chi tiết ba trường hợp của anh Hồ Đức Hòa, Đặng
Xuân Diệu và Nguyễn Đặng Minh Mẫn. Anh Trương Minh Tam đã kể lại những ngược
đãi mà anh Diệu phải trải qua trong tù như bị biệt giam, phần ăn bị giảm và
nhiều lúc thức ăn bị hư. Chỗ ăn, ở, vệ sinh cùng một chỗ nên đôi lúc phân và
thức ăn kế bên. Một cách đối xử tàn nhẫn của nhà tù Việt Nam.
Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng và Luật sư Chris MacLeod.
Luật sư Chris MacLeod, đứng đầu văn phòng luât sư Cambridge, sẽ
đại diện Hòa-Diệu-Mẫn để tiếp tục vận động chính phủ Canada và Liên Hiệp Quốc.
Đại diện Việt Tân, cô Nguyễn Quốc Trinh và luật sư
Chris MacLeod.
Tại Mỹ ba thanh niên yêu nước này được Giáo sư Allen Weiner, giám
đốc chương trình luật của đại học Stanford, đại diện đề nạp kiến nghị lên Uỷ
Ban Bắt Người Tuỳ Tiện của Liên Hiệp Quốc. Vào năm 2013 Hoà-Diệu-Mẫn cùng với
14 thanh niên yêu nước từ Nghệ An đã được Liên Hiệp Quốc phán quyết đã bị nhà
nước CSVN bắt tuỳ tiện và không đúng theo luật quốc tế. Liên Hiệp Quốc yêu cầu
Hà Nội thả họ ngay lập tức và đền bù những thiệt thòi họ đã phải gánh chịu.
Luật sư Chris MacLeod và cựu TNLT Trương Minh Tam.
Cần nhắc lại, năm 2011 17 thanh niên yêu nước từ Nghê An đã bị bắt
vì những hoạt động cổ vũ nhân quyền, phản đối Trung Quốc và lên tiếng cho những
nhà động khác bị bắt. Họ đã bị những án tù từ 3-13 năm và Hoà-Diệu-Mẫn đã phải
chịu những án tù cao nhất là 13-13-8 năm.
Bài điều trần của cô Nguyễn Quốc Trinh tại Quốc Hội Canada
Nguyễn Quốc Trinh
Sau đây là bài điều trần của cô Nguyễn Quốc Trinh về tình hình
nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội Canada ngày 28/5/2015 vừa qua.
BBT-WebVT
BBT-WebVT
Hạ
nghị viện
Tiểu ban Nhân quyền Quốc tế
Của Ủy ban thường trực về Ngoại giao và Phát triển Quốc tế
Tiểu ban Nhân quyền Quốc tế
Của Ủy ban thường trực về Ngoại giao và Phát triển Quốc tế
28 tháng năm 2015
Kính thưa Ông Chủ tịch, quý thành viên của Tiểu ban Nhân quyền
Quốc tế, quý quan khách,
Kính chào quý vị,
Cảm ơn quý vị đã dành cho chúng tôi cơ hội trình bày thêm chứng cớ
về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Tháng trước, quý vị đã được nghe từ một
chiến hữu của tôi và cũng là chủ tịch của đảng Việt Tân, ông Đỗ Hoàng Điềm. Tôi
hy vọng buổi điều trần hôm nay không chỉ làm phong phú và tăng thêm sự hiểu
biết của quý vị mà còn thúc đẩy quý vị hành động.
Như quý vị đã biết, chính phủ Việt Nam đã ngăn chặn nhiều nhà hoạt
động nhân quyền rời Việt Nam để tham dự các hội nghị, để gặp gỡ các nhóm nhân
quyền trong khu vực, hoặc xuất hiện trước các ủy ban như thế này. Việt Tân đã
ghi nhận được hơn 30 cuộc cấm đoán di chuyển như vậy trong hai năm qua.
Vì vậy, chúng ta đặc biệt may mắn có được sự hiện diện của hai nhà
hoạt động từ Việt Nam tại đây ngày hôm nay để làm chứng cho sự tàn bạo của cảnh
sát và những đàn áp mà họ phải trực diện hàng ngày.
Ông Trương Minh Tâm là một nhà bảo vệ nhân quyền và là một cựu tù
chính trị. Ông sẽ có thể chia sẻ những kinh nghiệm trực tiếp về sự giam giữ tùy
tiện và những ngục hình kinh hoàng đối với người bạn của ông, tù nhân lương tâm
Đặng Xuân Diệu, một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng. Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng là
một nhà lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng, đại diện cho Hội đồng liên tôn - một trong
số ít các nhóm xã hội dân sự thực sự độc lập của Việt Nam.
Ban đầu, hai thành viên trong gia đình của những tù nhân lãnh các
án tù dài nhất dự trù sẽ có mặt hôm nay. Nhưng, họ đã không thể khởi hành kịp
từ Việt Nam để tham dự buổi điều trần này; tôi xin được gửi lời khai của họ đến
Ủy Ban trong những ngày tới.
Nhiều nhà hoạt động chính trị và bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam bị
đàn áp hàng ngày qua nhiều hình thức như bị công an theo dõi, tra vấn, đánh
đập. Đối với những người trở thành mục tiêu của chế độ Hà Nội, họ bị bắt,
thường là dưới những tội danh tùy tiện và bị từ chối có đại diện pháp lý thỏa
đáng. Các thủ tục tố tụng tiếp theo thường là những buổi xử mang tính diễn xuất.
Trò hề như vậy đã diễn ra vào tháng Giêng năm 2013 trong một vụ án
chính trị được coi là một trong những vụ án lớn nhất diễn ra tại Việt Nam trong
những năm gần đây. Tổng cộng, 14 nhà hoạt động ôn hòa bị kết án 86 năm tù giam.
Hôm nay, phía sau tôi, là hình ảnh của ba người đã bị giáng những bản án tù dài
nhất: Ông Đặng Xuân Diệu, 13 năm; Ông Hồ Đức Hòa, 13 năm; Cô Nguyễn Đặng Minh
Mẫn, 8 năm.
Trong tháng 11 năm 2013, Nhóm Điều Tra của Liên Hiệp Quốc về Giam
Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) đã phán quyết rằng việc bắt giữ và kết án những nhà hoạt
động ôn hòa này đã vi phạm luật pháp quốc tế. UNWGAD kêu gọi chính quyền Việt
Nam thả những nhà hoạt động này và phải bồi thường họ cho việc giam giữ tùy
tiện.
Nếu bạn hỏi các quan chức Việt Nam, họ sẽ vặn vẹo đáp trả rằng,
chỉ có bọn tội phạm mới bị nhốt tù. Chúng tôi biết sự thật không phải như vậy.
Bênh vực cho quyền tự do phát biểu, tự do chính trị như trường hợp của Cô Minh
Mẫn không phải là một cái tội.
Cô Mẫn và tôi cùng một trạc tuổi và cả hai đều là những nhà hoạt
động nhân quyền. Tôi nghĩ rằng nếu gia đình cô đã không bị từ chối quy chế tị
nạn chính trị và gửi trở lại Việt Nam từ một trại tị nạn ở Thái Lan vào thập
niên 1990s, cô chắc sẽ là một nhà hoạt động trong cộng đồng người Việt hải
ngoại ngày nay, và có lẽ đang điều trần ở đây ngày hôm nay.
Thay vào đó, cô đã bị nhốt tù suốt bốn năm qua. Cô bị buộc tội âm
mưu lật đổ chính quyền và ban đầu bị kết án 9 năm tù giam. Một phóng viên nhiếp
ảnh tự do, cô đã ghi lại hành vi dũng cảm của những người dân Việt bình thường
- vẽ những dấu hiệu "HS.TS.VN" ở nơi công cộng để khẳng định chủ
quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cô hiện đang bị giam tại nhà tù số 5 ở tỉnh Thanh Hóa, một nơi
khét tiếng về những hành xử khắc nghiệt đối với tù nhân chính trị. Cô bị lao
động khổ sai, biệt giam, và cấm không được tham gia vào các hoạt động giải trí.
Giống như nhiều người khác đã bị ngược đãi hoặc thậm chí bị tra tấn trong tù,
Minh Mẫn đã trải qua hai cuộc tuyệt thực để phản đối. Cô đã từ chối ngay cả
phần lương thực nhỏ bé mà cô được cung cấp để mang lại sự chú ý tới việc cô bị
hành hạ.
Đối với ông Diệu, ông Hòa và cô Minh Mẫn - sự phản kháng can
trường của họ có thể đưa họ vào con đường ngục tù, nhưng chính tinh thần bất
khuất và lòng kiên trì của họ dù bị bỏ đói, bỏ khát, đánh đập là điều thúc đẩy
tất cả chúng ta phải hành động.
Số lượng tù nhân chính trị bị bắt giữ tùy tiện tại Việt Nam thường
không rõ ràng vì bản chất đàn áp và bí mật của chế độ. Những trường hợp mà
chúng ta biết được là nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của quý vị ngồi bên cạnh
tôi và những người ở Việt Nam sẵn sàng hy sinh sự an nguy của họ để ghi lại
những vụ bắt giữ và tham dự những buổi xử kín. Quan trọng không kém là vai trò
mà cộng đồng quốc tế có thể giúp để soi rọi vào những trường hợp này.
Tôi có hai đề nghị đơn giản, cụ thể cho Tiểu ban này và Quốc hội.
Tôi xin kêu gọi ông chủ tịch xem xét một cơ chế bảo trợ những người này là tù
nhân lương tâm để công chúng biết đến câu chuyện của họ. Khi cùng sát vai với
những người này, lý tưởng của họ sẽ trở thành lý tưởng của chúng ta. Hỗ trợ
quốc tế không chỉ là việc đáng làm, mà còn là một bảo đảm tốt nhất cho sự an
toàn của những con người dũng cảm này.
Ngoài ra, Quốc hội có thể thúc đẩy Đại sứ quán Canada tại Hà Nội
thực hiện những chuyến thăm tù nhân để bảo đảm nhà tù tôn trọng quyền được thăm
viếng được điều trị y tế, được cung cấp thực phẩm và nước uống.
Tôi muốn trích dẫn lời nói ý nghĩa của ông Cotler về trường hợp
của các nhà hoạt động nhân quyền Iran. "Đối với các cá nhân xuất sắc và
dũng cảm đã dám thách thức chế độ, kể những câu chuyện của họ là điều nhỏ nhất
mà chúng ta có thể làm."
Tương tự, đó là điều mà chúng ta có thể làm đối với các tù nhân
lương tâm Việt Nam.
Chúng ta không chỉ nêu đích danh thủ phạm vi phạm nhân quyền mà
còn tôn vinh những người ở Việt Nam đang nỗ lực không mệt mỏi để tranh đấu cho
quyền làm người. Chúng ta nên kể câu chuyện của họ với toàn thế giới.
Cảm ơn quý vị đã dành thì giờ quý báu, và tôi xin trao lại cơ hội
phát biểu cho những nhà hoạt động từ Việt Nam
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền