Tuesday, May 12, 2015

Cuộc tiếp xúc giữa các viên chức Hoa Kỳ với tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam





Cuộc tiếp xúc giữa các viên chức Hoa Kỳ với tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam
11/05/2015
RadioCTM - Nguyễn Vũ@S:

 Cuộc tiếp xúc giửa các viên chức Hoa Kỳ với tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam [ 12:17 ] Hide Player | Play in Popup | Download
http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2015/05/20150511-ctm-danguyen_-NVDai_XHDS.mp3

Sáng ngày 6/5/2015, phái đoàn viên chức Hoa Kỳ sang Việt Nam tham dự đối thoại nhân quyền với nhà cầm quyền CSVN, đã có cuộc tiếp xúc, trao đổi với đại diện các tổ chức xã hội dân sự (XHDS) độc lập tại Việt Nam.

Phái đoàn Hoa Kỳ bao gồm 10 người, do ông Tom Malinowski – Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ, đặc trách vấn đề dân chủ, nhân quyền và lao động dẫn đầu. Các tổ chức xã hội dân sự độc lập của Việt Nam có 14 người tới dự, trong đó có Tiến sỹ Nguyễn Quang A, Luật sư Nguyễn Văn Ðài, Luật sư Lê Thị Công Nhân, nhà thơ Bùi Chát,… Tuy nhiên, đã có nhiều nhà hoạt động bị ngăn cản, không cho tới buổi tiếp xúc này, trong đó có bác sĩ Nguyễn Ðan Quế, anh Lê Hồng Phong, anh Hoàng Dũng, Giáo sư Phạm Minh Hoàng, …

Ðể tìm hiểu nội dung buổi thảo luận, phóng viên Nguyễn Vũ đã liên lạc với LS Nguyễn Văn Ðài, mời qúy thính giả cùng theo dõi sau đây:
http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2015/05/20150511-ctm-danguyen_-NVDai_XHDS.mp3

Kháng thư về luật tín ngưỡng tôn giáo 2015 
Hội Đồng Liên Tôn VN

Kính gởi:
- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
- Quý Chức sắc và Tín đồ mọi Tôn giáo tại Việt Nam.
- Quý Cơ quan Nhân quyền Quốc tế.
Vào ngày 17-04-2015, Ban Tôn giáo Chính phủ đã gởi đến 62 Tổ chức Tôn giáo Dự thảo 4 Luật Tín ngưỡng Tôn giáo 2015 (LTNTG) kèm một văn thư yêu cầu góp ý kiến quanh Dự thảo này và phải gởi về trước ngày 05-05-2015.

Đứng trước sự kiện và văn bản này, Hội đồng Liên tôn VN - quy tụ nhiều chức sắc của 5 tôn giáo lớn có mục đích tranh đấu cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền - có những nhận định và khẳng định như sau:

1- Những nhận định:

a- Việc gởi tới các Tổ chức Tôn giáo mà nhà nước đang công nhận một văn bản pháp luật quá dài, nhưng thời gian góp ý quá ngắn thể hiện sự coi thường các Tôn giáo, kỳ thị một số Tôn giáo khác, vừa là một âm mưu áp đặt lên tín đồ ý muốn của đảng Cộng sản.
b- Làm sao một Nhà nước vô thần và những viên chức không có kinh nghiệm tâm linh tôn giáo – thậm chí thuộc bộ Công an - lại lập luật cho người có tín ngưỡng và cho niềm tin tôn giáo?

c- Dự thảo LTNTG vẫn tiếp tục cơ chế xin-cho, với đủ mọi loại giấy phép, nhằm mục đích kiểm soát, khống chế, lũng đoạn các Giáo hội, giới hạn tự do tôn giáo một cách nghiêm ngặt hơn nữa.
d- Dự thảo LTNTG có rất nhiều từ ngữ và điều khoản mơ hồ tạo cơ hội để nhà cầm quyền và các viên chức địa phương tha hồ giải thích tùy tiện nhằm cấm cản hay thậm chí đòi hối lộ.
e- Dự thảo LTNTG có rất nhiều điều khoản mâu thuẫn với nhau, và nhất là mâu thuẫn với Công ước Quốc tế về các quyền Chính trị và Dân sự (điều 18) cũng mâu thuẫn với Hiến pháp 2013 (điều 24).

2- Những khẳng định:
a- Các tôn giáo phải được tự do thành lập và tự động sinh hoạt, phải được thừa nhận tư cách pháp nhân, phải được xem như là các tổ chức xã hội dân sự độc lập, mà không phải chờ “giấy phép công nhận” của nhà cầm quyền.
b- Các tôn giáo phải được quyền độc lập trong việc tổ chức nội bộ về nhân sự và cơ cấu như: chiêu sinh huấn luyện cho người tu hành, tấn phong, bổ nhiệm, thuyên chuyển các chức sắc; trong việc hình thành, sắp xếp các cơ cấu như chốn tu trì, trường đào tạo, lãnh địa hoạt động….

c- Các tôn giáo phải được tự do truyền bá giáo lý cho mọi người, góp phần giáo dục giới trẻ và có quyền tham gia các hoạt động y tế, từ thiện xã hội. Đồng thời, các tôn giáo phải được tự do lập nhà in, nhà xuất bản, đài phát thanh, đài truyền hình, trang mạng riêng để phục vụ các nhu cầu tôn giáo.
d- Các tôn giáo phải được quyền tư hữu đất đai, được tự do nhận tặng, mua bán, trao đổi bất động sản, được mở rộng hay thu hẹp cơ sở tùy theo nhu cầu tôn giáo của mình.
e- Các tôn giáo phải được tự do liên lạc với đồng đạo hay với các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài, tự do gởi thành viên của mình ra ngoại quốc để tiến hành các hoạt động liên quan đến Giáo hội mình dù ở quốc nội hay hải ngoại.

Mọi quyền và mọi tự do trên đây hoàn toàn không thấy có trong LTNTG!

Kết luận
Các tôn giáo tự bản chất là những tập thể bao gồm nhiều tín đồ và mọi tín đồ đều là những công dân bình đẳng. Họ có các quyền và nghĩa vụ như mọi công dân khác. Những quyền và nghĩa vụ này được xác định trong Hiến pháp và các bản văn dưới luật hình thành theo tinh thần tự do dân chủ, phù hợp với các Công ước quốc tế về nhân quyền.
Chính vì thế, trong tư cách những lãnh đạo tinh thần đang đấu tranh cho tự do độc lập của tôn giáo cũng như cho nhân quyền và dân quyền của đồng bào, chúng tôi hoàn toàn bác bỏ toàn văn và mọi điều khoản LTNTG mà nhà cầm quyền Việt Nam đã soạn thảo bất chấp ý kiến của các tôn giáo, nhằm mục đích dùng bạo lực hành chánh tiêu diệt tôn giáo, ngõ hầu củng cố quyền lực độc tài toàn trị của đảng CSVN.

Làm tại Việt Nam ngày 10 tháng 5 năm 2015
Các chức sắc trong Hội đồng Liên tôn VN đồng ký tên.
- Cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng PGHH (đt: 0199.243.2593).
- Hòa thượng Thích Không Tánh, Phật Giáo (đt: 0165.6789.881)
- Thượng tọa Thích Viên Hỷ, Phật Giáo (đt: 0937.777.312). 
- Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Công Giáo (đt: 0984.236.371)
- Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, Công Giáo (đt: 0935.569.205)
- Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, Công Giáo (đt: 0993.598.820)
- Linh mục Phaolô Lê Xuân Lộc, Công Giáo (đt: 0122.596.9335)
- Chánh trị sự Hứa Phi, Cao Đài (đt: 0163.3273.240)
- Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân, Cao Đài (đt: 0988.971.117)
- Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng, Cao Đài (đt: 0988.477.719)
- Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Tin Lành (đt: 0949.275.827)
- Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Tin Lành (đt: 0906.342.908)
- Mục sư Lê Quang Du, Tin Lành (đt: 0121.2002.001)
- Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Tin Lành (đt: 0162.838.7716)
- Mục sư Nguyễn Hồng Quang (đt: 0978.207.007)
- Mục sư Đinh Thanh Trường, Tin Lành (đt: 0120.235.2348)
- Mục sư Đinh Uy, Tin Lành (đt: 0163.584.7464)
- Mục sư Đinh Diêm, Tin Lành (đt: 0169.237.4741)
- Mục sư Phạm Ngọc Thạch (đt: 0912.000.709)
- Ông Lê Văn Sóc, PGHH (đt: 096.4199.039)
- Ông Phan Tấn Hòa, PGHH (đt: 0162.630.1082)
- Ông Tống Văn Chính, PGHH (đt: 0163.574.5430)

Campuchia: Ông Hun Sen và Sam Rainsy ‘đối thoại’ 


Sam Rainsy (trái) bắt tay Hun Sen hôm 22/7/2014 
Thủ tướng Campuchia Hun Sen và lãnh đạo đối lập Sam Rainsy cam kết thúc đẩy “văn hóa đối thoại” trong một tuyên bố chung ngày 8/5. 


Tuyên bố của đảng cầm quyền Nhân dân Campuchia (CPP) và đảng đối lập Cứu quốc Campuchia (CNRP) nói họ sẽ tôn trọng, thành thật với nhau và không nhục mạ nhau.

Hai đảng này đồng ý sẽ không dùng những từ ngữ như “thân thể Campuchia, đầu Việt Nam”, “cộng sản độc tài”, “con rối Việt Nam”, “kẻ bán nước”…
Hai bên cũng hứa không dùng những từ đe dọa như “bỏ tù” hay “chiến tranh sẽ xảy ra”.
Ngày 22/7 năm ngoái, ông Hun Sen và Sam Rainsy đạt thỏa thuận phá vỡ thế bế tắc sau cuộc bầu cử năm 2013.
Sau thỏa thuận này, 55 nghị sĩ của CNRP chấm dứt 10 tháng tẩy chay quốc hội.

CPP đồng ý chia sẻ quyền lực với CNRP tại quốc hội.
Kể từ đó, ông Hun Sen và Sam Rainsy, vốn không ưa nhau, có những động thái làm hòa.

Hồi tháng Tư nhân ngày Tết của Campuchia, hai ông, cùng vợ, xuất hiện bên cạnh nhau.
Ông Sam Rainsy tuyên bố: “Tôi từng ghét Hun Sen. Nhưng rồi tôi nhận ra mình không nên ghét con người.”
Ông Hun Sen cũng nói ông và Sam Rainsy “phải ở bên nhau vì ít ra chúng tôi cùng dòng máu Campuchia”.

Giới quan sát nói không rõ sự hòa hoãn này kéo dài được bao lâu.
Năm 2006, ông Sam Rainsy, khi quay về từ cuộc sống lưu vọng, cũng nói về “văn hóa đối thoại”, nhưng phải chạy trốn sau bốn năm.
Tuy vậy, dường như ông Hun Sen đang tính toán có thể ông sẽ phải chia sẻ quyền lực trong kỳ bầu cử tới, và Sam Rainsy là chính khách mà ông chấp nhận được

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2015/05/150508_cambodia_politics_hun_sen



Đức Giáo hoàng: Hãy mang chính trị vào các giáo xứ
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-05-10 
Audio: Đức Giáo hoàng: Hãy mang chính trị vào các giáo xứ   
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/popefrancis-lets-carry-politics-into-parishes-ml-05102015074942.html/05102015-phongvanlm-ml.mp3

Bức chân dung Giáo Hoàng Francis tại cổng chính của một nhà thờ ở Hà Nội hôm 15/3/2013 
 AFP photo 
Trong một lần trả lời về việc dấn thân của người tu sĩ trong giáo hội, Đức Giáo hoàng Phan Xi Cô nói rằng “Nếu Chúa gọi anh chị em trên con đường này thì xin anh chị em lên đường, hãy làm chính trị dù con đường này có thể làm anh chị em đau khổ”.
Giáo hội Công giáo Việt Nam đã đem giáo huấn của Đức Giáo Hoàng vào đời sống như thế nào và liệu câu hỏi người tu sĩ không nên làm chính trị có còn đứng vững hay không? Mặc Lâm phỏng vấn linh mục An Tôn Lê Ngọc Thanh, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.
Mặc Lâm: Thưa Linh mục, xin ông cho biết giáo huấn của Đức Giáo Hoàng về việc dấn thân trong đời sống chính trị có được áp dụng vào mục vụ của giáo hội Công giáo Việt Nam hay không và các tu sĩ thực hiện giáo huấn này cụ thể như thế nào?
LM Lê Ngọc Thanh: Về mặt giáo huấn chung của Giáo hội tôi xin được nói cái giáo huấn gần nhất của giáo hội đó là thông điệp “Niềm vui tin mừng” của Đức Giáo hoàng Phan xi cô vừa ban hành cách đây hơn một năm. 

Trong chương IV ngài nói rất rõ những việc phải dấn thân trong xã hội. Ngài chỉ ra hàng loại những vấn đề rất cụ thể và ngài bảo rằng tôi muốn một giáo hội lem luốc trên đường phố với người nghèo hơn là ẩn mình trong sự an toàn giả tạo. Và ngài bảo rằng cần phải cơ cấu lại, không phải bài giảng đâu, mà cần thiết thì phải cơ cấu lại giáo xứ để làm sao đáp ứng được nhu cầu đó và ngài nhấn mạnh rằng việc phục vụ cộng đồng, xã hội trong tư cách là một chính trị gia của giáo dân nó là một việc bác ái cao cả hơn cả bởi vì nếu việc bác ái bình thường chỉ giúp được một hai người, còn một vị chính trị gia làm việc nghiêm túc, công minh thì sẽ giúp cả một cộng đồng xã hội hàng ngày cứu giúp giáo dân.
Mặc Lâm: Có phải vì thế mà nhiều bài giảng thuộc DCCT gần đây đã không ngại nêu bật những khiếm khuyết của xã hội lẫn chính quyền và trong một chừng mực nào đó đã gây cảm hứng mới cho giáo dân. Xin linh mục cho biết những bài giảng như thế có được sự đồng thuận từ giáo hội hay không?

LM Lê Ngọc Thanh: Trước tiên thì tôi phải khẳng định rằng là bài giảng nơi tòa giảng trong nhà thờ luôn xuất phát từ lời Chúa chứ không phải tùy ý do sở thích của một linh mục hay của một nhóm một cộng đoàn riêng lẻ  nào đó. Cái đó không thuộc phạm vi tự quyết của cá nhân một linh mục hay của một cộng đoàn như Dòng Chúa cứu thế mà đây là sứ điệp của Chúa trong hội thánh được công bố hàng tuần. Chúng tôi công bố lời Chúa vì chính lời Chúa xuất phát từ trong một cộng đồng xã hội cụ thể và quay lại áp dụng cho một cộng đồng cụ thể với những vấn đề mà chúng ta không thể im lặng, với những vấn đề chúng ta không thể cho qua.

Những vấn đề mà anh em DCCT thật ra không nằm ngoài lề giáo hội mà triển khai những vấn đề của giáo hội mà có thể nhiều cha xứ khác, ở nhiều nơi khác, vì lý do mục vụ cụ thể hoặc là vì sự đơn độc khi ở một mình có thể dễ dàng bị tấn công, bị trả thù nên các ngài khôn khéo hơn, cẩn thận hơn trong cách nói công khai trên tòa giảng. Nhưng có thể nói một điều chắc chắn như thế này là ở lúc gặp gỡ và chia sẻ với giáo dân tất cả các linh mục đều nói rõ về bản chất dấn thân cho xã hội của Giáo hội Công giáo mà không ngoại trừ DCCT.

Mặc Lâm: Phản ứng của giáo dân đối với giáo huấn mới của Đức Thánh Cha có tích cực lắm hay không trong bối cảnh o ép hiện nay tại Việt Nam và sau những bài giảng sống động trong nhà thờ giáo dân có phản ứng như thế nào?
LM Lê Ngọc Thanh: Tôi lấy kinh nghiệm ở Thái Hà ở Hà Nội và Đền Đức mẹ hằng cứu giúp ở Sài Gòn để chúng ta thấy.
Ban đầu thì giáo dân hơi sợ hãi nhưng sau khi nghe giảng xong thì giáo dân nói với chúng tôi rằng chúng con chỉ sợ rằng là đang thánh lễ hay sau thánh lễ họ sẽ vô bắt các cha. 
- LM Lê Ngọc Thanh

Ban đầu thì giáo dân hơi sợ hãi nhưng sau khi nghe giảng xong thì giáo dân nói với chúng tôi rằng chúng con chỉ sợ rằng là đang thánh lễ hay sau thánh lễ họ sẽ vô bắt các cha. Ban đầu là như vậy nhưng dần dần họ thấy và nói với chúng tôi rằng đây là điều mà họ chỉ nghe được ở đây. Họ là những người thuộc nhiều giáo xứ khác cứ canh giờ lễ đó mà đến để được hiệp thông, cầu nguyện để được nghe giáo huấn.
Tôi thấy rằng ít nhất là vào buổi lễ Công Lý Hòa bình vào 8 giờ tối Chúa nhật cuối tháng, một thánh lễ quy tụ trên 3.000 người ở tại Sài Gòn và Hà Nội cũng vậy.

Có đến 80% người tham dự là những người biết rõ và họ chủ động tìm đến để được giáo huấn theo cách như vậy chứ không phải chỉ đi lễ như một giáo dân bình thường vào ngày Chúa Nhật.
Mặc Lâm: Xin linh mục cho biết những hoạt động dấn thân, những bài giảng thiết thực với đời sống rõ ràng là đụng đến vấn đề mà nhà nước cho là nhạy cảm. Chính quyền đã có những hành động nào để ngăn chặn hay cản trở hay không?

LM Lê Ngọc Thanh: Trước đây khi chúng tôi bắt đầu những chia sẻ như vậy với giáo dân thì họ dùng những tờ truyền đơn dán vào các cột điện, gốc cây trong khu vực nhà thờ. Họ rải trong sân nhà thờ, họ rải trong khu xóm, trong quán ăn để nói xấu và lên án các cha. Họ không dừng lại ở việc lên án về nội dung bài giảng, họ bắt đầu vu khống kể cả việc dựng đứng lên họ nói đó là đời sống vô đạo đức của các cha như vậy.

Riêng đối với nhà cầm quyền thì có một lần họ đã chất vấn về tính hợp pháp của website chúng tôi, còn về tòa giảng thì họ chỉ nói với cá nhân linh mục này, với cá nhân cha kia để gây sự chia rẻ trong nội bộ của anh em chúng tôi và cũng có dùng nhóm giáo dân này nhóm giáo dân kia chống lại nhau. Nhưng có thể nói rằng là những tác động giảm dần và đến bây giờ không còn tác động gì nữa cả.
Mặc Lâm: Xin cám ơn linh mục Lê Ngọc Thanh.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/popefrancis-lets-carry-politics-into-parishes-ml-05102015074942.html

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

Popular Posts

My Blog List