HRW: Đối thoại Nhân quyền phải
đem lại những bước tiến cụ thể
RFA-07-05-2015
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, trụ sở tại New York,
hôm nay lên tiếng về cuộc đối thoại nhân quyền Việt Nam- Hoa Kỳ lần thứ 19 diễn
ra tại Hà Nội trong ngày 7 tháng 5.
Ông Phil Robertson, phó giám đốc phân vụ Châu Á của Human Rights Watch
nêu rõ không nên nhầm lẫn việc tổ chức một vòng đối thoại ngoại giao khác như
vừa nêu có nghĩa Việt Nam đã cam kết thực hiện những bước đi thực sự nhằm cải
thiện thành tích nhân quyền bị cho là ‘khủng khiếp’ của Hà Nội.
Theo ông Phil Robertson thì Việt Nam vô cùng vui vẻ khi tham gia
đối thoại nhân quyền khi mà kết quả cuối cùng thường là một ‘sự thỏa thuận bất
đồng’, hơn là những cải tổ có ý nghĩa như trả tự do cho các tù nhân chính trị
hoặc bãi bỏ những qui định hà khắc trong luật cho hình sự hóa các quyền tự do
chính trị và dân sự.
Đại diện của Human Rights Watch đề nghị Hoa Kỳ cần phải nói với
Việt Nam cách thức duy nhất mà Hà Nội có thể được xem như là một đối tác trong
đàm phán Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương là tiến hành những cải cách
thực sự nhằm chấm dứt biện pháp hình sự hóa quyền tự do ngôn luận, cho phép
thành lập công đoàn độc lập, tập trung công khai ôn hòa, cũng như cho quyền tự
do tôn giáo, và thả hết tù chính trị ra.
Danh sách các tù chính trị mà Human Rights Watch đưa ra yêu cầu
Hà Nội cần phải trả tự do ngay bắt đầu từ Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần, Linh mục
Nguyễn Văn Lý, Đặng Xuân Diệu, Hồ thị Bích Khương và rồi nhiều tù nhân chính
trị khác nữa.
Những điều trong Bộ Luật hình sự của Việt Nam lâu nay hình sự hóa
các quyền tự do ngôn luận, hội họp và quyền tự do tôn giáo như các điều 79,87
và 258 cần phải được bãi bỏ.
Phó giám đốc Châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Robertson,
còn cho rằng kế hoạch mà ông này gọi là chơi trò đổi số bằng cách thay đổi số
thứ tự của những điều khoản vi phạm như thế trong dự thảo luật hình sự sửa đổi
chỉ là một mưu mẹo thâm độc mà thôi.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền