Date: Sat, 28 Mar 2015 08:18:09 +0000
From: nguynquang
Subject: [NQDuy] Bài mới " XIN ĐỪNG QUÊN TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM"
From: nguynquang
Subject: [NQDuy] Bài mới " XIN ĐỪNG QUÊN TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM"
Quý bạn đọc thân mến,
Hai bài mới xin gởi đến
quý vị rất mong được phổ biến rộng rãi.
Nguyễn Quang Duy
XIN ĐỪNG QUÊN TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM.
Nguyễn Quang Duy
Xin Đừng Quên là một buổi
văn nghệ với trên 200 người tham dự, tất cả tiền thu được sau khi trừ chi phí được
chuyển về cho tù nhân lương tâm do ca sĩ Dương Hòa và nhạc sĩ Bình Cadilac đứng
ra tổ chức tại Melbourne Úc tối thứ sáu 13-3-2015 vừa qua.
Buổi văn nghệ đã có sự
hiện diện đặc biệt của Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long Giám Mục Phụ Tá, Tổng
Giáo Phận Melbourne và đã được Linh mục Đinh Thanh Bình cộng tác.
Buổi văn nghệ được MC Kim
Lân sử dụng cách giới thiệu hết sức ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa, đi sâu vào lòng
người, gợi nhớ những người vì quê hương đang bị tù đày.
Hình 1: Quang cảnh buổi
văn nghệ
Mở đầu chương trình ông
Quốc Việt có đôi lời giới thiệu về một thế hệ bị bỏ quên, một thế hệ bị lường
gạt, thế hệ của những người sinh ra và lớn lên sau thời cộng sản chiếm miền
Nam, họ là những ca sĩ và nhạc sĩ đóng góp cho chương trình hôm nay, họ ước
mong chương trình như một món quà nhỏ gởi đến những tù nhân lương tâm Việt Nam.
Hai ca đoàn Hoan Ca và
Martino đã mở đầu chương trình với bài hợp ca “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ”,
bài ca thúc đẩy lòng kiêu hùng dân tộc đã được khán giả vừa hát vừa vỗ tay vang
dậy cả nhà hàng. Kế đến là ca sĩ Phương Thảo “Xin Hỏi Anh Là Ai?” với giọng ca
hết sức truyền cảm diễn đạt tấm lòng yêu nước của Tù nhân lương tâm nhạc sĩ
Việt Khang.
Hình 2: Hai Ca đòan hợp
ca bài “Việt
Nam Quê Hương Ngạo Nghễ”
Tiếp đến Linh mục Đinh
Thanh Bình chia sẻ kinh nghiệm một năm tù linh mục đã trải qua, linh mục cho
biết so với các Tù nhân lương tâm thì không thể sánh vào đâu. Nhân đêm văn
nghệ, Linh mục đã sáng tác 1 bản nhạc gởi đến những TNLT.
“Hình Như Tôi Đã Quên” là
bản nhạc Linh Mục viết từ tâm sự một người tị nạn, có lúc đã quên đi những
tháng năm mất tự do tại Việt Nam, quên đi những bạn trẻ đang bị tù đày, quên đi
đồng bào đang mòn mỏi ước mong được sống tự do. Bản nhạc đã được ca sĩ Dương
Hòa diễn tả mang lời thơ, mang giai điệu, khơi dậy tấm lòng những người đang tị
nạn cộng sản.
Hình 3: Linh mục Đinh Thanh Bình
thổi kèn, ca sĩ Dương Hòa và nhạc
sĩ Bình Cadilac đang trình diễn bài “Hình Như Tôi Đã Quên”
Sau đó Giám mục Nguyễn
văn Long có đôi lời chia sẻ về giất mơ chung của cha ông chúng ta những người
đã chiến đấu cho lý tưởng tự do và ngày nay chúng ta đang tiếp nối. Giám mục
kêu gọi nhiều nỗ lực hơn, để có thể tiếp tay với các anh chị trong nước sớm
mang lại tự do, mang lại mùa xuân cho dân tộc.
Chương trình văn nghệ tiếp
diễn, Minh Tâm với bài “Tôi Muốn Mời Em Về”, Phương Thảo với bài “Việt
Nam Tôi đâu” của Việt Khang, và đặc biệt là Dương Hòa hát bài “Ai Trở Về Xứ
Việt” làm xao xuyến rơi nước mắt nhiều khác giả.
Chương trình chuyển sang
phần phát động CHIẾN DỊCH VẬN ĐỘNG NHÂN QUYỀN 2015, cô Uyên Di đã lên kêu gọi
bà con tham dự cùng ký tên góp sức trong việc đấu tranh chung. Hằng trăm chữ ký
đã được thu nhặt sau đó. Giám mục Nguyễn Văn Long là một trong những người đầu
tiên đã ký.
Uyên Di cũng kêu gọi mọi
người trong thời gian sắp tới xin tiếp tay hổ trợ với anh chị trong nước như
tuyệt thực và xuống đường đồng hành cho nhân quyền Việt Nam.
Hình 4: cô Uyên Di phát động CHIẾN DỊCH VẬN
ĐỘNG NHÂN QUYỀN 2015.
Hình 5. Giám mục Nguyễn
Văn Long là một trong những người đầu tiên đã ký thỉnh nguyện thư.
Phần hai là chương trình
dạ vũ. Và cuối chương trình ông Nguyễn Quang Duy đã được Ban Tổ Chức mời lên
trao khỏan tiền đã được đóng góp trong đêm lên đến $6,500. Ông Duy hứa vào tuần
tới sẽ chuyển tất cả các khỏan tiền về cho các Tù Nhân Lương Tâm theo yêu cầu
của Ban Tổ Chức.
Một số mạnh thường quân
tiếp tục đóng góp và khỏan tiền cuối cùng đã lên đến $7,187. Khi viết xong bài
này đa số khỏan tiền đã được chuyển về nước để chuyển đến các anh chị do Ban Tổ
Chức đề nghị.
Nhìn chung buổi văn nghệ
hết sức thành công, khán giả im lặng thưởng thức suốt chương trình. Nhiều người
cảm động rơi nước mắt nhớ đến những người tù cộng sản với ước mơ Việt Nam sớm
có tự do.
Vào cuối đêm văn nghệ Xin Đừng Quên một
bạn trẻ gặp tôi và cho biết: em rất thích buổi văn nghệ đêm nay mặc dù là buổi
văn nghệ “chính trị” xưa giờ em không thích “chính trị”.
Tôi chợt nhớ đã hứa với
Nguyễn Hòang Vi và một số bạn đọc sẽ có bài viết về việc tham gia chính trị.
Thôi thì để lên Canberra chống Nguyễn Tấn Dũng xong về sẽ thực hiện lời hứa.
Rất mong sẽ có nhiều,
nhiều hơn, những buổi văn nghệ cho Tù Nhân Lương Tâm, cho Dân Oan, cho anh chị
đang dấn thân đấu tranh… xin đừng quên những người đang đứng lên để giành lại
tự do cho dân tộc.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
16-03-2015
NÊN HAY KHÔNG NÊN THAM GIA ĐẢNG CHÍNH TRỊ?
Nguyễn Quang Duy
Việc
ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Hoa Kỳ, ông Ted Osius Đại sứ Hoa Kỳ tuyên bố nước
ông sẵn sàng tiếp sức cho Việt Nam và các giới chức cộng sản liên tục thăm
viếng các quốc gia Tây Phương, tạo dư luận về những thay đổi chính trị sắp tới.
Một
số người lạc quan cho rằng Việt Nam sẽ sớm có đa đảng chính trị. Một số bạn trẻ
đặt vấn đề nên hay không nên tham gia vào các đảng chính trị không cộng sản.
Bài
viết ngắn này xin đưa ra cả hai mặt của vấn đề và một số ưu điểm trong sinh
họat chính trị tại các nước Tây Phương.
NÊN
KẾT HỢP
Quyền
lực và quyền lợi là động lực cơ bản để mọi tổ chức đấu tranh chính trị có thể
sinh họat một cách hiệu quả và lâu dài.
Trong
hòan cảnh Việt Nam, những người dấn thân đều tìm mọi cách để kết hợp với nhau,
chia sẻ trách nhiệm, phân công công tác, thực hiện các mục tiêu chung. Họ lập
thành nhóm, khối, câu lạc bộ, tổ chức dân sự hay đảng chính trị.
Sự
gắn bó kết hợp của họ tạo thành một tổng lực khiến đảng Cộng sản đang phải từng
bước thoái lui. Những người này đang tạo ra quyền lực.
Về
mặt tinh thần sự kết hợp giúp họ bớt cô đơn, cùng nhau chia sẻ những giá trị
tinh thần và vững tin hơn vào việc đấu tranh.
Khi
bị tù, tổ chức sẽ chia sẻ gánh nặng vật chất, cũng như vận động quốc tế để giảm
nhẹ các hình phạt họ phải gánh chiụ.
Các
tổ chức thường có những ngân sách riêng để chi cho những họat động được tổ chức
đưa ra. Một số người còn được tổ chức tài trợ để có thể dành thời gian cho công
việc của tổ chức.
Đảng
chính trị
Các đảng chính trị được
lập ra với mục tiêu là cạnh tranh quyền lực hay đấu tranh để giành quyền và nắm
giữ quyền lực. Trong tình hình hiện nay chúng ta có thể tạm chia các đảng chính
trị ra làm ba nhóm.
Đảng
Cộng sản là đảng độc quyền cai trị Việt Nam.
Một số đảng chính trị dân
chủ chủ trương họat động công khai như đảng Dân chủ XXI, đảng Thăng Tiến. Một
số đã bán công khai như đảng Vì Dân, đảng Dân Chủ Nhân Dân.
Các
đảng kể trên thực sự chủ trương đấu tranh công khai, ôn hòa, bất bạo động trong
vòng luật pháp Việt Nam. Vì họ là những đảng nhỏ nên việc công khai của họ đã
bị đảng Cộng sản xuống tay đàn áp.
Các
đảng khác thường là các đảng cách mạng họat động bí mật. Họ sẵn sàng sử dụng
bất cứ phương tiện hay phương thức nào để nắm và giữ quyền lực hay để chia sẻ
quyền lực với đảng Cộng sản khi có điều kiện.
Xây
Dựng Quyền Lực
Trên
lý thuyết đảng là tổ chức của những người cùng chung chí hướng. Trên thực tế
thường chỉ những người sáng lập đảng là những người có lý tưởng hay có khuynh
hướng rõ ràng.
Một
đảng được xây dựng và phát triển qua việc thâu nhận những thành viên mới. Những
người mới phải tuân thủ cương lĩnh và nội quy sinh họat. Có người gia nhập đảng
chỉ vì quyền lợi hay cơ hội để tham chính.
Nhìn
chung có 3 phương cách để xây dựng quyền lực đảng: xây dựng cảm tình, cung cấp
quyền lợi và sử dụng bạo lực.
Muốn
xây dựng cảm tình với công chúng, đảng cần có viễn kiến, chính sách và đường
lối thực hiện. Lãnh đạo là tấm gương phản ảnh những điều nói trên. Các đảng
viên cần có tư cách, đạo đức và khả năng thuyết phục công chúng.
Muốn
thế các đảng chính trị phải công khai tranh luận về viễn kiến, chính sách,
đường lối nhằm thuyết phục nhau, cũng như thuyết phục công chúng.
Một
đảng có tổ chức, giới lãnh đạo biết lắng nghe nội bộ và công chúng, biết cư xử
có kỷ luật và đạo lý thì sẽ có được những đảng viên phẩm chất cao và được công
chúng ủng hộ.
Các
đảng chính trị phải họat động và phải có được những kết quả họat động cụ thể.
Nếu một đảng chỉ tuyên truyền mà không có những họat động cụ thể sẽ gặp những
phản ứng ngược khó ngờ.
KHÔNG
NÊN GIA NHẬP ĐẢNG
Bên
trên đề cập đến mặt tốt của chính trị, còn mặt trái là việc sử dụng vật chất
không đúng người, đúng việc, đúng chỗ, đúng lúc, thiếu minh bạch, không đánh
giá đúng kết quả của việc làm. Đảng trở thành một tổ chức tham nhũng, vụ lợi
mất đi bản chất chính trị đã đề ra.
Những
người đứng chung một đảng chính trị cũng dễ sử dụng tình cảm hơn là lý chí để
phán đóan các sự việc xảy ra. Từ đó dễ sa vào ngụy biện chống đỡ cho nhau, cho
tổ chức thay vì chấp nhận sự thật.
Một
sai lầm nhỏ của một thành viên nếu không chỉnh đốn kịp thời sẽ trở thành những
sai lầm lớn.
Còn
sai lầm của tầng lớp lãnh đạo nếu không được giải tỏa nhanh chóng sẽ trở thành
những sai lầm chiến lược, ảnh hưởng đến uy tín và khả năng họat động.
Đó
cũng là nguyên nhân cho việc chia bè xẻ cánh trong các đảng chính trị ngay cả
khi họ chưa được cầm quyền.
Để
phát triển đảng chính trị tìm cách đưa người vào các tổ chức dân sự tạo mầm
mống nghi ngờ, chia rẽ ảnh hưởng đến sinh họat chung.
Việc
tung tin đồn, cung cấp những tin tức bất lợi cho phía đối phương hay định hướng
dư luận bằng số đông cũng được các đảng chính trị sử dụng. Các cách thức nói
trên được xem là sử dụng bạo lực mềm.
Việc
sử dụng các cách thức nói trên thường dẫn đến kết quả là khó nhận ra cái sai,
xem thường dư luận và cứ thế càng ngày người sử dụng càng xa rời công chúng, xa
rời thực tế đấu tranh.
Định
hướng dư luận bằng số đông, được xem là phương cách tự tẩy não đảng viên. Những
người bị tẩy não vô tình tham gia hay đôi khi cố tình chấp nhận bị tẩy não.
Những
người này không còn biết đúng sai, phải trái, mất đi khả năng suy tư độc lập,
khả năng nhận định, phán đóan, sáng tạo, chỉ tin theo và sẵn sàng chấp nhận mọi
mệnh lệnh từ trên đưa xuống.
Không
có những ý kiến từ dưới đi lên, đảng biến thành tổ chức phi dân chủ và sẽ bước
từ sai lầm này sang sai lầm khác ảnh hưởng chung đến đại cuộc.
Chính
trị Tây Phương
Chính
trị gia Tây Phương chọn sự nghiệp chính trị như chọn một công việc mà họ đam mê
được phục vụ.
Để
được tham chính từ cấp thấp nhất họ đều phải cạnh tranh khắc nghiệt. Muốn giữ
cái ghế được người dân trao cho họ phải làm việc với kết quả cụ thể và rõ ràng.
Muốn
đạt được kết quả tốt hơn họ gia nhập đảng, nhưng vừa phải tuân thủ luật pháp
quốc gia, vừa tuân theo nội quy và phương cách hành xử theo đạo lý do đảng đề
ra.
Giới
lãnh đạo đảng phải sẵn sàng trả lời những câu hỏi đưa ra từ trong đảng, từ các
đảng khác hay từ công chúng về cá nhân, về chính sách, về cách thức hành xử…
nhờ vậy hệ thống chính trị Tây Phương càng ngày càng thăng tiến.
Về
văn hóa việc rời đảng này và nhập đảng khác là chuyện thường tình.
Ngày
20-03-2015, Thủ Tướng Úc Malcolm Fraser vừa từ trần. Sau năm 1975, thủ Tướng
Fraser là người đã vận động để Úc nhận định cư người Việt tị nạn cộng sản. Và
đến nay ông luôn gắn bó với người Việt như một người bạn chí tình.
Vài
năm trước ông Fraser rời đảng Tự Do vì đảng này có những chính sách đi ngược
với lý tưởng của ông, đặc biệt là chính sách xô đuổi và giam cầm thuyền nhân.
Nhiều
lãnh đạo đảng Tự Do như Thủ Tướng Tony Abbott hay Cựu Tổng trưởng Ngân Khố
Peter Costello trước đây là những ngừơi theo Lao Động, nhưng vì những lý do
riêng họ đã rời đảng Lao Động và gia nhập đảng Tự Do. Họ vẫn được đảng Tự Do
tin tưởng giao cho lãnh đạo đảng và lãnh đạo quốc gia.
Còn
đối với người Việt, việc bỏ đảng hay bất đồng ý kiến với lãnh đạo đảng là phản
đảng, không được người trong đảng chấp nhận và thường chưa được dư luận tán
đồng hay lắng nghe.
Nói
chung rất cần học hỏi cái hay cái đẹp trong sinh họat chính trị Tây Phương để
thay đổi sinh họat chính trị Việt Nam.
Tham
Gia Tổ Chức Chính Trị.
Khi
muốn gia nhập bất cứ đảng chính trị nào. Các câu hỏi cần tự đặt ra và tự trả
lời như sau:
Muốn
phục vụ cho ai? Cá nhân mình, nhóm, tổ chức, tổ quốc hay nhân lọai.
Các
câu hỏi kế tiếp là: Tại sao phục vụ? Phục vụ như thế nào? Khi nào phục vụ? Phục
vụ ở đâu?... và kỳ vọng gì vào kết quả của việc phục vụ?
Mục
tiêu của những đảng chính trị là giành và nắm giữ quyền lực.
Còn
mục tiêu của những người đấu tranh chính trị là giành lại và xây dựng tự do dân
chủ cho Việt Nam.
Hai
mục tiêu có thể gặp nhau nếu đảng chính trị biết đặt đất nước bên trên tổ chức
và trên cá nhân. Trong tình hình chính trị Việt Nam điều này vẫn chỉ là lý
tưởng hay lý thuyết.
Đóng
góp cho việc đấu tranh chung không nhất thiết phải gia nhập đảng. Vì đã xác
định mục tiêu chính là muốn xây dựng một Việt Nam tự do dân chủ nên tôi chưa
gia nhập bất cứ đảng chính trị nào.
Nói tóm lại quyết định
gia nhập một đảng chính trị là một quyết định vô cùng quan trọng.
Trong thời đại thông tin
tòan cầu, mọi việc đều có thể dễ dàng kiểm chứng. Thông tin đa dạng đa chiều,
giúp hiểu rõ đâu là thật đâu là giả, điều gì đúng điều gì sai hay điều gì chưa
rõ ràng.
Bài
viết mong giúp các bạn trẻ hiểu thêm về sinh họat đảng, giúp các bạn suy nghĩ
chín chắn và kỹ lưỡng hơn trong quyết định chọn lựa các sinh họat đấu tranh
chính trị.
Viết
Thêm
Sau
việc chia sẻ trên Facebook, tôi nhận được khá nhiều góp ý xin được tóm tắc trả
lời như sau:
Tham
chính, tham gia đảng chính trị khác với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ, như
bầu cử và biểu tình.
Cho
đến nay trong nước các đảng chính trị, không cộng sản, gần như không thể họat
động hay ảnh hưởng của họ trong quần chúng gần như không có.
Bình
thường các đảng chính trị chỉ tập trung vào tuyên truyền chiêu mộ những thành
viên mới. Bài viết cũng giúp họ thấy rõ mặt trái của vấn đề nhờ đó họ có thể
thay đổi để thích hợp hơn với thời cuộc.
Trong
tình hình hiện nay các cuộc biểu tình tự phát như bảo vệ cây xanh của người dân
Hà Nội mang lại kết quả tốt hơn.
Khi
người dân nhận ra quyền và trách nhiệm, họ sẽ dấn thân hành động cho quyền lợi
của họ và của con em họ. Qua họat động họ sẽ trưởng thành để lãnh những trách
nhiệm nặng nề hơn.
Mỗi người nên bắt đầu
bằng những việc nhỏ, học hỏi rút kinh nghiệm để làm những việc khó hơn trước
khi có những quyết định lớn hơn như chọn đứng vào một tổ chức đấu tranh.
Đấu tranh là phải dựa vào
quần chúng, vì vậy người hải ngọai nên giữ vai trò yểm trợ, còn người trong
nước cần chủ động trong việc xây dựng hướng đi và phát triển phong trào.
Cuối cùng dứơi chế độ dân
chủ muốn tham chính không cần thiết phải tham gia đảng chính trị nào. Trong các
bài viết tới tôi sẽ giải thích rõ hơn những lập luận mới thêm vào.
Nguyễn
Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
24/3/2015
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền