Điều
trần về tình hình nhân quyền Việt Nam tại Quốc Hội Canada
Trần Thành - 23.04.2015
Trong nhiều năm qua, tình hình vi phạm nhân
quyền tại Việt Nam ngày một gia tăng, nhà cầm quyền Hà Nội đã ra sức đàn áp các
nhà bất đồng chính kiến, khiến cho dư luận quốc tế nhiều lần lên tiếng và quan
ngại. Để tìm hiểu thêm về tình hình hiện nay, Tiểu Ban Quốc Tế Nhân Quyền thuộc
Ủy Ban Thường Trực về Đối Ngoại và Phát Triển Quốc Tế Canada đã mời ông Đỗ
Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân tham dự buổi điều trần diễn ra vào lúc 1 giờ
trưa Thứ Ba ngày 21 tháng 4 năm 2015 tại Toà nhà Quốc Hội số 1 Wellington
Street, Ottawa.
Buổi điều trần đặt dưới sự chủ tọa của Dân biểu Scott Reid, chủ tịch
Tiểu Ban và các thành viên gồm Dân biểu Wayne Marston, bà dân biểu Nina Grewal,
Dân biểu Irwin Scotler, Dân biểu Jim Hyllier, Dân biểu David Sweet, Dân biểu
Tyrone Benskin và hai Dân biểu dự thính là bà Judy Sgro và bà Kirsty Duncan.
Ngoài ra còn có sự hiện diện của Tiến sỹ Lê Duy Cấn và Luật sư Vũ Đức Khanh
cùng một số đồng bào Việt Nam đến từ Toronto và Ottawa.
Trong phần mở đầu, ông Đỗ Hoàng Điềm đã ngỏ lời cám ơn Tiểu Ban đã
cho ông cơ hội để trình bày về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Đồng
thời, ông cũng đã bày tỏ lòng tri ân đến chính phủ Canada đã hỗ trợ cho nhân
quyền tại Việt Nam, và ông tin tưởng rằng với một nước Việt Nam tự do và dân
chủ sẽ mang đến sự ổn định và thịnh vượng trong vùng Đông Nam Á. Trong bài tham
luận ông đã nhấn mạnh đến 5 điểm chính yếu là:
1- Quyền tự do phát biểu và thông tin với việc nhà cầm quyền CSVN
đã ra những điều luật ngăn cấm sử dụng thông tin trên mạng và các trang mạng xã
hội, điển hình là Điều 72.
2- Quyền tự do hội họp và lập hội với việc bắt giam những nhà đấu
tranh dân chủ khi họ tập trung phản đối việc Trung Cộng xâm chiếm Việt Nam.
3- Quyền tự do tín ngưỡng đã bị xâm phạm khi nhà cầm quyền đàn áp
và bắt giam các vị lãnh đạo tinh thần như Cao Đài, Hòa Hảo, Công Gíao, Tin Lành
và Phật Gíao.
4- Quyền tự do tham gia chính trị, trong đó Điều 4 Hiến Pháp cho phép
đảng cộng sản Việt Nam độc quyền cai trị toàn dân, từ đó ra sức đàn áp và bắt
bớ những tổ chức chính trị đối lập.
5- Về mặt pháp quyền, nhà cầm quyền đã ra những bộ luật mơ hồ như
"tuyên truyền chống phá nhà nước" (Điều 88), "lật đổ chính quyền
nhân dân" (Điều 79) và "lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm
quyền lợi nhà nước" (Điều 258) nhằm đàn áp và bắt bớ những ai muốn lên
tiếng đòi tự do và dân chủ.
Sau đó, ông đã đưa ra những đề nghị cụ thể để bảo vệ nhân quyền và
hỗ trợ tiến trình dân chủ tại Việt Nam: - Nhà cầm quyền phải thả những tù nhân
chính trị điển hình như Ls. Lê Quốc Quân, các bloggers Tạ Phong Tần, Nguyễn Đinh
Ngọc, Nguyễn Hữu Vinh, nhà đấu tranh cho quyền lợi đất đai của người dân Trần
Thị Thúy, nhạc sỹ Việt Khang, nhà hoạt động Bùi Minh Hằng, Ms. Dương Kim Khải
và Ms. Nguyễn Công Chính và các thanh niên công giáo như Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân
Diệu và Nguyễn Đặng Minh Mẫn. - Nhân viên Tòa Đại Sứ Canada tại Việt Nam nên
gặp gỡ những tù nhân lương tâm để bảo đảm họ không bị đối xử tàn nhẫn trong tù.
- Chú trọng đến việc cải cách luật pháp; đòi hủy bỏ các Điều 88, 79, 258; tham
dự các phiên xử các nhà dân chủ; và nhấn mạnh nhà cầm quyền CSVN cần tôn trọng
các quyền hội họp, quyền tự do ngôn luận, và quyền thành lập những tổ chức dân
sự. - Kèm theo các điều kiện về nhân quyền trong những quan hệ song phương với
nhà cầm quyền Việt Nam.
Sau đó các dân biểu thành viên của Tiểu Ban Nhân Quyền đã lần lượt
đặt những câu hỏi liên quan đến nhiều lĩnh vực:
Bà Nina Grewal đề cập đến tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em và
những trù dập đối với các tôn giáo ở Việt Nam. Ông Đỗ Hoàng Điềm cho biết tình
trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em vẫn luôn là một nan đề nếu nhà cầm quyền CSVN
không tích cực giải quyết. Nhà cầm quyền CSVN vẫn luôn trù dập các tôn giáo vì
họ muốn độc quyền kiểm soát những hoạt động của các tôn giáo vốn nằm ngoài tầm
kiểm soát của nhà nước.
Ông Wayne Marston quan tâm đến hệ thống tư pháp ở Việt Nam như việc
xét xử công bằng, đặc biệt đối với các tù nhân chính trị cũng như các hình thức
đối xử với tù nhân. Ông Đỗ Hoàng Điềm chia sẻ rằng các phiên xử đặc biệt với tù
nhân chính trị không bao giờ công bằng và đúng theo quy trình xét xử vì các
thẩm phán thường đã có những bản án định sẵn, thậm chí các thẩm phán đã không
quan tâm đến những chi tiết vụ việc đưa ra trong phiên xử và các tù nhân thường
bị đối xử bất công và tàn nhẫn.
Ông Irwin Cotler đã nêu rất nhiều quan tâm liên quan đến tình trạng
ngăn cản và đàn áp một số luật sư khi họ nhận biện hộ cho các tù nhân chính
trị, và ông mong muốn làm thế nào để hỗ trợ các luật sư này. Trong phần trả
lời, ông Đỗ Hoàng Điềm giải thích việc bắt bớ các luật sư nhằm ngăn cấm và đe
doạ những nhà bất đồng chính kiến khi họ lên tiếng cho lẽ phải. Việc này sẽ làm
các luật sư không dám nhận biện bộ bênh vực khi ra tòa. Sau đó ông đề nghị chính
phủ Canada nên có những sự lên tiếng bênh vực các luật sư này, đồng thời trợ
giúp để cải tổ hệ thống pháp luật Việt Nam hầu bảo đảm việc thực thi quyền biện
hộ trước pháp luật.
Ông David Sweet xác nhận một số tin tức đưa ra là chính xác tuy nhiên
ông cũng thắc mắc trước tình trạng tham nhũng như Việt Nam thì làm sao nhà cầm
quyền còn có thể đứng vững; ngoài ra ông cũng muốn xác định lại con số 200 tù
nhân lương tâm vẫn còn đang bị giam giữ. Ông Đỗ hoàng Điềm cho biết con số 200
là khá chính xác và có thể còn cao hơn nữa trên thực tế. Ông Tyrone Benskin nêu
câu hỏi về các hoạt động của các tổ chức NGO tại Việt Nam, có thể là do nhà nước
dựng lên làm bình phong để che mắt thế giới? Ông Đỗ hoàng Điềm xác nhận đã có
những tổ chức NGO được thành lập từ trong nước cũng như nhiều NGO từ ngoài vào,
nhưng đa số các hoạt động của họ không có tính cách đe dọa chế độ dưới hình thức
dân sự như môi trường, giáo dục, y tế; tuy nhiên nếu có liên quan đến các quyền
tự do tôn giáo hoặc những việc nhạy cảm thì những hoạt động này sẽ gặp trở ngại
từ phía nhà cầm quyền.
Buổi điều trần kéo dài trong vòng 1 tiếng với sự tham dự và quan tâm
đến nhiều vấn đề liên quan đến tình trạng nhân quyền Việt Nam từ chính phủ Canada.
Nhiều dân biểu trong tiểu Ban Nhân Quyền đã chia sẻ là họ rất hài lòng buổi
điều trần vì giúp nhiều thông tin cũng như những chia sẻ thật cặn kẽ của ông Đỗ
Hoàng Điềm.
Sau đây là phần phát biểu của ông Đỗ Hoàng Điềm trước Tiểu Ban Quốc
Tế Nhân Quyền thuộc Ủy Ban Thường trực về Đối Ngoại và Phát Triển Quốc Tế.
HẠ NGHỊ VIỆN
Tiểu Ban Quốc Tế Nhân Quyền
Thuộc Ủy Ban Thường Trực về Đối Ngoại và Phát Triển Quốc Tế
Tiểu Ban Quốc Tế Nhân Quyền
Thuộc Ủy Ban Thường Trực về Đối Ngoại và Phát Triển Quốc Tế
Tình Hình Nhân Quyền tại Việt Nam
Ngày 21 tháng 4 năm 2015
Ngày 21 tháng 4 năm 2015
Phát biểu của Ông
Đỗ Hoàng Điềm
Chủ Tịch Đảng Việt Tân
Đỗ Hoàng Điềm
Chủ Tịch Đảng Việt Tân
Kính thưa,
Ông Scott Reid, Chủ tịch Tiểu Ban Quốc Tế Nhân Quyền
Quí vị Thành viên Quốc Hội,
Toàn thể Quí vị.
Quí vị Thành viên Quốc Hội,
Toàn thể Quí vị.
Trước hết, tôi xin cám ơn Tiểu Ban Quốc Tế Nhân Quyền đã tổ chức
buổi điều trần này và cho tôi cơ hội trình bày về Tình Hình Nhân Quyền tại Việt
Nam. Vào cuối cuộc Chiến Tranh Việt Nam năm 1975, Canada đã rộng lòng tiếp nhận
nhiều người tị nạn Việt Nam và tạo cho họ một ngôi nhà mới. Đáp lại lòng tốt và
sự hào phóng này, chúng tôi xin chân thành cám ơn quí vị.
Ngày 30 Tháng Tư năm nay đánh dấu ngày kỷ niệm lần thứ 40 chiến
tranh Việt Nam kết thúc. Chúng ta phải xem xét 40 năm dưới chế độ cộng sản đã
ảnh hưởng thế nào lên người dân Việt Nam. Từ năm 1975, Đảng Cộng Sản Việt Nam
(ĐCSVN) đã thiết lập một thể chế áp bức và tham nhũng nhất trong lịch sử Việt
Nam. Ngay sau khi kiểm soát được Miền Nam Việt Nam, Đảng Cộng Sản đã đưa hàng
trăm nghìn người vào những trại tù mà hàng ngàn người đã chết vì bị tra tấn, bỏ
đói, bệnh tật, hoặc kiệt sức vì lao động quá mức. Từ năm 1975 kéo dài đến thập
niên 1990, thời gian cai trị đầy khủng bố của họ đã đẩy nhiều người vào một
cuộc di tản hàng loạt khỏi Việt Nam. Trong số những người trốn chạy bằng
thuyền, nhiều người đã bỏ mình trên biển hoặc trở thành nạn nhân của bọn cướp
biển. Hàng trăm phụ nữ và thiếu nữ đã bị hãm hiếp hoặc bị bắt cóc.
Có lẽ khía cạnh rõ ràng nhất của 40 năm thống trị của ĐCSVN là hồ
sơ tồi tệ về nhân quyền. Trong buổi điều trần ngày hôm nay, tôi muốn tập trung
trình bày về năm lãnh vực chính.
Tự
Do Ngôn Luận và Thông Tin
Tại Việt Nam, nhà nước kiểm soát tất cả các phương tiện truyền
thông in ấn và phát sóng. Tin tức và truyền hình nước ngoài bị kiểm duyệt trước
khi được trình chiếu cho khán giả Việt Nam. Nhà cầm quyền ra sức bịt miệng
những người chỉ trích bằng cách sử dụng công an để đe dọa, sách nhiễu, bắt bớ
tùy tiện, và kết án tù nặng. Theo Bảng Chỉ Số Tự Do Báo Chí Năm 2015 của Tổ
Chức Phóng Viên Không Biên Giới, Việt Nam xếp hạng thứ 175 trong số 180 quốc
gia được khảo sát.
Tháng 9 năm 2013, nhà cầm quyền thông qua Nghị Định 72, cho nhà
nước quyền hạn rộng rãi để hạn chế ngôn luận trên các blogs internet và truyền
thông xã hội. Tháng Giêng năm 2014, Nghị Định 174 được thông qua thiết lập hình
phạt nặng nề đối với những người sử dụng truyền thông xã hội và internet để lên
tiếng "tuyên truyền chống nhà nước" hoặc có "tư tưởng phản
động".
Nhà cầm quyền cũng sử dụng phương pháp từ chối dịch vụ (DDoS) để
tấn công triệt hạ các trang mạng chống đối, sử dụng phần mềm gián điệp và phần
mềm độc hại (spyware and malware) để xâm nhập vào máy vi tính của các nhà hoạt
động. Theo tổ chức Freedom House, họ cũng sử dụng hàng ngàn "dư luận viên
nhà nước" để quảng bá những tuyên truyền thuận lợi cho nhà nước tên mạng
internet.
Hai khuyến cáo hàng đầu cho Việt Nam từ cuộc Kiểm Tra Phổ Quát
Định Kỳ Liên Hiệp Quốc vào Tháng 2 năm 2014 là:
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi quyền
tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, và tự do lập hội;
Bảo đảm quyền tự do ngôn luận được bảo vệ trên
mạng cũng như ngoài đời và quyền tiếp cận và sử dụng internet không giới hạn và
cho phép các bloggers, các nhà báo, những người sử dụng internet và các tổ chức
phi chính phủ được quyền cổ động cho nhân quyền.
Tự Do Hội Họp và Lập Hội
Nhà cầm quyền Việt Nam nghiêm cấm tất cả các đảng phái chính trị,
các hiệp hội công nhân, và các tổ chức nhân quyền độc lập với chính phủ và đảng
cộng sản. Nhà cầm quyền đòi hỏi các buổi tụ họp công cộng phải có giấy phép
chính thức và từ chối cấp phép cho những cuộc hội họp, tuần hành, hay biểu tình
mà họ cho là không thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều sự chống đối bộc phát vì
vấn đề tịch thu ruộng đất bởi các viên chức tham nhũng, vì điều kiện lao động
tồi tàn và luật lệ lao động thiếu sót, và vì vấn đề tranh chấp biển đảo với
Trung Quốc. Để phản ứng, lực lượng công an thường xuyên đàn áp những người tham
dự các cuộc biểu tình, và nhiều nhà hoạt động hoặc đã bị bắt hoặc bị kết án tù
lên tới 7 năm.
Tự Do Tôn Giáo hay Tín Ngưỡng
Mặc dù tự do tôn giáo được bảo vệ bởi Hiến Pháp Việt Nam; tuy
nhiên, có nhiều nghị định hành chính liên quan giới hạn đáng kể tự do tôn giáo
tại Việt Nam. Gần đây nhất, Nghị Định 92 được thông qua vào tháng Giêng năm
2013, càng mở rộng thêm sự kiểm soát của nhà cầm quyền đối với các nhóm tôn
giáo.
Tất cả các nhóm tôn giáo được yêu cầu tham gia một cơ quan giám
sát do đảng kiểm soát bên dưới một tổ chức lớn có tên gọi là Mặt Trận Tổ Quốc.
Những ai không chấp hành thường bị bắt hoặc bị sách nhiễu. Các nhóm tôn giáo là
mục tiêu thường xuyên nhất của nhà cầm quyền bao gồm Hội thánh Cao Đài, Giáo
hội Phật giáo Hòa Hảo, các Hội thánh và nhà thờ tại gia Tin lành độc lập, Dòng
Chúa Cứu Thế, và Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Một thí dụ điển hình
là chính quyền địa phương đang nỗ lực buộc Chùa Liên Trì, thuộc Giáo Hội Phật
Giáo Việt Nam Thống Nhất, ở địa điểm hiện tại đã gần 60 năm nay, phải di chuyển
tới một địa điểm khác. Lý do chính là vì ngôi chùa này được sử dụng như là một
trung tâm sinh hoạt cho một số tổ chức xã hội dân sự không được thừa nhận,
trong đó có Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam.
Tình hình hiện nay tại Việt Nam có thể được mô tả đúng nhất trong
bản phúc trình của Báo Cáo Viên Đặc Biệt Liên Hiệp Quốc về Tự Do Tôn Giáo hay
Tín Ngưỡng sau chuyến viếng thăm Việt Nam vào Tháng 7 năm 2014. Ông Heiner
Bielefeldt đã viết trong phần tóm lược "Trong khi đời sống tôn giáo và sự
đa dạng tôn giáo là một thực tế ở Việt Nam hiện nay, quyền tự chủ và hoạt động
của các cộng đồng tôn giáo hay tín ngưỡng độc lập, tức là, những cộng đồng
không được công nhận, vẫn còn bị hạn chế và không an toàn, khi mà các quyền tự
do tôn giáo, tín ngưỡng của các cộng đồng này bị vi phạm rõ ràng với sự giám
sát, đe dọa, sách nhiễu và đàn áp liên tục."
Các quyền chính trị
Việt Nam là một nhà nước độc đảng trong đó Đảng Cộng Sản Việt Nam
có độc quyền vững chắc về chính trị. Sự độc quyền này được bảo đảm trong Điều 4
của Hiến Pháp, mới được sửa đổi năm 2013, trong đó xác định rằng Đảng Cộng Sản
là lực lượng duy nhất "lãnh đạo nhà nước và xã hội". Như đã nêu ở
trên, tất cả các đảng phái chính trị đối lập bị nghiêm cấm và bị đàn áp nặng
nề. Thành viên của cơ quan lập pháp Việt Nam được bầu lên trong một cuộc tổng
tuyển cử; tuy nhiên, tất cả các ứng cử viên phải được thông qua bởi Mặt Trận Tổ
Quốc do ĐCSVN kiểm soát. Điều này khiến tổ chức Freedom House chấm Việt Nam
điểm 7 về Quyền Chính Trị, với điểm 1 là cao nhất và điểm 7 là thấp nhất.
Kết quả là ĐCSVN kiểm soát tất cả các ban ngành của chính phủ, và
theo Freedom House "tư cách đảng viên thường được xem như là những phương
tiện kinh doanh và quan hệ xã hội, vấn đề tham nhũng và gia đình trị trong đảng
là một vấn đề liên tục." Trong Bảng Chỉ Số Tham Nhũng Năm 2014 của tổ chức
Minh Bạch Quốc Tế, Việt Nam xếp hạng thứ 119 trong số 175 quốc gia trên thế
giới.
Mặc dù còn nhiều thách thức, các nhà bảo vệ nhân quyền, các nhà
hoạt động dân chủ, các nhà trí thức, và ngày một đông cựu đảng viên cao cấp của
ĐCSVN đã công khai kêu gọi cải cách chính trị và tôn trọng nhân quyền. Tuy
nhiên nhà cầm quyền đã phản ứng bằng cách bắt bớ, sách nhiễu và đe dọa nhiều
hơn; một sự đàn áp mà nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế cho là tồi tệ nhất trong
vòng 20 năm qua.
Pháp Quyền
Thay vì pháp quyền, nhà cầm quyền Việt Nam đã dựa trên "pháp
trị", áp dụng các quy định chung chung về an ninh quốc gia để đàn áp các
quyền cơ bản. Để hạn chế tự do ngôn luận, các nhà hoạt động đã bị buộc tội với
những điều khoản mơ hồ trong bộ luật hình sự như "tuyên truyền chống nhà
nước" (Điều 88), "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân" (Điều 79),
"lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân." (Điều 258). Ngoài ra, hệ thống tư
pháp Việt Nam nằm dưới sự kiểm soát của ĐCSVN. Trong những trường hợp có động
cơ chính trị, các vụ xử án thường được tiến hành một cách vội vàng, thiếu tính
khách quan theo đòi hỏi của luật pháp quốc tế.
Pháp luật Việt Nam cũng cho phép nhà cầm quyền "quản chế hành
chánh" không qua xét xử, xem những người bất đồng chính kiến ôn hòa như là
mối đe dọa tới an ninh quốc gia để quản thúc họ tại gia. Để tránh sự chỉ trích
quốc tế, nhà cầm quyên đôi khi áp dụng những cáo buộc phi chính trị như
"trốn thuế" để giam giữ những nhà hoạt động nổi tiếng. Một thí dụ là
trong Báo Cáo Về Nhân Quyền Và Dân Chủ Năm 2014, Văn Phòng Bộ Ngoại Giao và
Khối Thịnh Vượng Chung Vương Quốc Anh phân loại Việt Nam như là một "quốc
gia cần quan tâm" với nhận xét như sau: "Có sự thiếu minh bạch và
thiếu trách nhiệm giải trình trong toàn bộ hệ thống tư pháp. Chúng tôi quan
ngại rằng nhà nước sử dụng tòa án để trừng phạt những người bất đồng chính kiến
bằng cách truy tố họ về những vấn đề không liên quan. Thí dụ như trường hợp ông
Lê Quốc Quân, bị kết án 30 tháng tù vì tội trốn thuế và bị xử y án tháng 2 năm
2014. Vưong Quốc Anh nhận định rằng ông ta bị tù chỉ vì đã lên tiếng bày tỏ
quan điểm về các vấn đề tôn giáo, tham nhũng, và cải cách ruộng đất, và phiên
xử ông không được công bằng."
Những Khuyến Nghị
Trong phần kết, để bảo vệ nhân quyền và tối hậu là để hỗ trợ dân
chủ tại Việt Nam, tôi xin đưa ra các khuyến nghị sau đay:
1. Kêu gọi phóng thích các tù nhân chính trị:
Tôi kêu gọi chính phủ Canada cùng tham gia vào Kiểm Tra Phổ Quát
Định Kỳ Liên Hiệp Quốc 2014, kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam "phóng thích
ngay những tù nhân chính trị và những người bị bắt giữ vì bày tỏ một cách ôn
hòa hay vì tín ngưỡng tôn giáo." Ước lượng hiện nay có hàng trăm tù nhân
chính trị tại Việt Nam. Danh sách những tù nhân được nhiều người biết đến gồm
có: Luật sư Lê Quốc Quân, các bloggers Ta Phơng Tần, Nguyễn Đình Ngọc, Nguyễn
Hữu Vinh; nhà đấu tranh cho quyền lợi đất đai của người dân Trần Thị Thúy; Nhạc
sĩ Việt Khang; nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng, Mục sư Dương Kim Khải và Nguyễn
Công Chính; các nhà bảo vệ nhân quyền công giáo gồm Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu
và Nguyễn Đặng Minh Mẫn.
2. Tiếp cận với xã hội dân sự.
Tòa Đại sứ Canada tại Việt Nam nên tiếp cận và hỗ trợ những tổ
chức quần chúng độc lập, đặc biệt là những nhóm chủ trương cải cách xã hội, cải
cách luật pháp, và nhân quyền. Ngoài ra, việc tiếp xúc với những nhà bảo vệ
nhân quyền và thân nhân của những người đang bị tù cũng là điều hữu ích.
3. Tập trung vào cải cách luật pháp:
Chính phủ Canada có thể đòi hỏi việc hủy bỏ các Điều 79, 88, và
258 của bộ luật hính sự; và các Nghị Định 72, 92, và 174. Viên chức tòa Đại Sứ
Canada nên yêu cầu được tham dự các phiên tòa chính trị và nhấn mạnh rằng chính
phủ Việt Nam cần tôn trọng các quyền hội họp, quyền tự do ngôn luận, và quyền
thành lập những tổ chức dân sự.
4. Kết hợp quyền con người vào mối quan hệ song phương nói chung:
Chính phủ Canada có thể kết hợp cải cách luật pháp và tự do
internet vào chương trình nghị sự về phát triển giáo dục đại học và thương mại
với Việt Nam, xây dựng lộ trình liên kết cải thiện nhân quyền với việc thắt
chặt quan hệ kinh tế và an ninh; và tiếp tục nêu vấn đề nhân quyền trong tất cả
những lần thăm viếng Việt Nam của cơ quan lập pháp và hành pháp.
#####
#####
Trong nhiều năm qua, cộng đồng quốc tế, đặc biệt là chính phủ và
nhân dân Canada, đã hỗ trợ cho nhân quyền tại Việt Nam. Chúng tôi xin cám ơn
quí vị về tất cả những gì quí vị đã làm. Chúng tôi tin tưởng rằng một nước Việt
Nam tự do và dân chủ, nhân quyền được tôn trọng, là điều lợi ích nhất cho khu
vực Đông Nam Á và xa hơn nữa. Chúng tôi kêu gọi sự hỗ trợ của quí vị trong việc
mang lại nhân quyền và dân chủ cho đất nước chúng tôi, để Việt Nam có thể trở
thành một đối tác mạnh và đáng tin cậy cho một Đông Nam Á thịnh vượng và an
toàn.
Xin một lần nữa cám ơn quí vị cho phép tôi được có mặt ngày hôm
nay và mong được cùng làm việc với quí vị trong tương lai.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền