GNsP (02.10.2016) – Sáng nay, (2/10/2016) hơn 18
ngàn người dân thuộc thị xã Kỳ Anh đã bất ngờ kéo về trước cổng tập đoàn
Formosa biểu tình, theo thông tin chúng tôi được biết thì cuộc biểu tình sáng
nay nhằm mục đích yêu cầu Formosa dừng ngay việc xả thải ra sông Quyền, Formosa
phải đền bù thiệt hại cho người dân và đi ra khỏi Việt Nam.
Sông Quyền là một con sông dài 20 km chảy qua 7
xã trên địa bàn Kỳ Anh – Hà Tĩnh; nằm cạnh Formosa. Con sông bây giờ là
nguồn sống duy nhất còn lại của người dân nơi đây! Thế nhưng, trước kiến
nghị của tỉnh Hà Tĩnh cho phép Formosa xả thải ra sông Quyền trước khi chảy ra
biển để “dễ dàng kiểm soát”; người dân nơi đây đã vô cùng bức xúc.
Bản đồ sông Quyền (Ảnh: nguoikyanh.blogspot.com)
Cuộc biểu tình sáng nay đã không được nói trước
rộng rãi như các cuộc biểu tình khác, chỉ sau thánh lễ Chúa Nhật các giáo
xứ trong giáo hạt Kỳ Anh mới nhận được thông báo về cuộc biểu tình.
Hơn 1000
giáo dân xứ Đông Yên là địa bàn gần với công ty Formosa nhất đã kéo về trước
cổng công ty và biểu tình một cách ôn hòa, tiếp sau đó hàng ngàn người dân là
giáo dân của các giáo xứ khác trong hạt nhanh chóng kéo về cổng Formosa.
Cuộc
biểu tình tuy bất ngờ nhưng lực lượng cảnh sát cơ động, công an, an ninh mật vụ
cũng đã có mặt nhanh chóng và họ làm hàng rào chắn để bảo vệ cho Formosa; tuy
nhiên vì người dân biểu tình mỗi lúc một đông nên các lực lượng này buộc phải
rút lui.
Bà Trần Thị Bậu – một giáo dân thuộc giáo xứ Quý
Hòa – hạt Kỳ Anh có mặt trong buổi biểu tình sáng nay cho biết: “Sáng nay sau
thành lễ thì Cha xứ thông báo về cuộc biểu tình, giáo dân chúng tôi đã cùng
nhau đi về Formosa để phản đối và đuổi Formosa cút khỏi Việt Nam, khi tôi và bà
con giáo dân xứ Quý Hòa đến thì đã có rất đông giáo dân của xứ Đông Yên biểu
tình rồi”.
Ảnh: facebook Hung Tran
Cũng theo bà Bậu cho biết, lực lượng công quyền
đã không ngăn chặn được người dân khi dân kéo đến càng càng lúc càng đông hơn;
một số công an đã có hành vi ném đá về phía người dân đang biểu tình ôn hòa
nhưng bị người dân phản khác lại nên phải tháo chạy, một số khác không làm gì
được nên cũng trách ra khỏi khu vực biểu tình.
Trong một video live trên facebook quay cảnh xô
xát giữa lực lượng cơ động và người dân, linh mục Phêrô Trần Đình Lai – quản xứ
Đông Yên, đã dùng loa kêu gọi người dân không được bạo động, tất cả hãy ôn hòa.
Một bạn trẻ thuộc giới trẻ giáo hạt Kỳ Anh có
mặt tại buổi biểu tình cũng cho biết: “Cuộc biểu tình sáng nay rất đông bà con
cả giáo dân và lương dân, sáng nay người dân chúng tôi đã chiếm được cổng
Formosa nhưng không vào; nếu trong những ngày tới mà Formosa không trả lời thỏa
đáng cho dân thì sẽ còn nhiều cuộc biểu tình khác và sẽ không chỉ dừng lại ở
cổng Formosa”.
Hình ảnh cuộc biểu tình sáng nay đã nhanh chóng
lan tràn trên các trang mạng, nhiều người đã vui mừng khi thấy tinh thần của
người dân rất cao, với tinh thần đó họ đã đẩy lùi được lực lượng công quyền
đang bao che và bảo vệ cho Formosa; đây là một câu trả lời thực tế nhất cho cả
nhà cầm quyền cộng sản và tập đoàn Formosa thấy được không một quyền lực nào có
thể ngăn cản được lòng dân.
Liệu nhà cầm quyền cộng sản và Formosa sẽ giải
quyết các vấn đề về môi trường với người dân như thế nào? Chắc chắn rằng họ sẽ
không dám im lặng chối bỏ trách nhiệm khi mà thấy được lòng dân đang ngày một
dâng cao như thế.
“Một tinh thần thép” hơn cả “ngàn công ty thép”
Pv. GNsP
__._,_.___
Dân Việt khởi kiện tập thể
chống lại Formosa
02.10.2016
600 ngư dân thực hiện cuộc hành trình 2 ngày tới tòa án ở thị xã
Kỳ Anh, tâm điểm thảm họa cá chết hồi tháng 4 và cũng là nơi công ty Formosa
đặt trụ sở, để nộp đơn khởi kiện.
Chia sẻ
Một vị linh mục đứng ra giúp đỡ, dẫn dắt hàng trăm dân nghèo trong
một vụ kiện tập thể quy mô chưa từng có trước nay, yêu cầu Formosa Đài Loan
phải chịu trách nhiệm pháp lý và bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam bị
thiệt hại trong thảm họa môi trường biển miền Trung.
Vượt qua những sách nhiễu và cản trở từ nhà cầm quyền, đoàn xe
buýt gồm 15 chiếc do linh mục Antôn Đặng Hữu Nam dẫn đầu, ngày 26/9, đã đưa 600
ngư dân thực hiện cuộc hành trình 2 ngày tới tòa án ở thị xã Kỳ Anh, tâm điểm
thảm họa cá chết hồi tháng 4 và cũng là nơi công ty Formosa đặt trụ sở, để nộp
đơn khởi kiện.
Đây là một phần trong loạt các hoạt động của linh mục Nam suốt
nhiều tháng qua, vận động hỗ trợ pháp lý và tài chính, để giúp đỡ ngư dân nghèo
miền Trung đang khốn đốn, khánh kiệt vì biển bị nhiễm độc hóa chất từ Formosa.
Vị linh mục quản xứ Phú Yên, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, đã
chia sẻ với Trà Mi VOA Việt ngữ về những nỗ lực của ông trên đoạn đường đã qua
và trong chặng đường sắp tới.
Bấm vào nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với linh mục Đặng Hữu Nam
Dân Việt khởi kiện tập thể chống lại
Formosa (0:11:39)
0:11:39
0:00:00 /0:11:39
Đường dẫn trực tiếp
LM Nam: 506 bộ hồ sơ đã được tòa án tiếp nhận dù gặp nhiều khó
khăn, người ta đánh phá và tìm mọi cách gây khó dễ, cản trở chúng tôi làm việc này.
Là một linh mục đứng ra hỗ trợ bà con, chúng tôi cũng đang gặp rất nhiều khó
khăn về kinh phí. Với 506 đơn kiện vừa nộp, mức án phí tôi ước tính xấp xỉ 4 tỷ
đồng, tương đương 200 ngàn Mỹ kim. Hiện còn rất nhiều bộ hồ sơ chúng tôi đang
hoàn thiện.
Theo pháp lý Việt Nam, sau khi nộp đơn được tòa án thông báo thụ lý
thì lúc đó sẽ phải nộp án phí. Về mức án phí, chẳng hạn như mức yêu cầu bồi
thường từ 400 đến 500 triệu đồng thì tòa đòi 5%. Từ 800 triệu đồng đến 2 tỷ thì
họ yêu cầu nộp 30 triệu và 4%.
Trà Mi: Linh mục có kế hoạch thế nào để tìm kiếm các nguồn tài
chính hỗ trợ ngư dân?
LM Nam: Để hoàn thiện chương trình này, tôi xin tất cả mọi người
trên thế giới yêu chuộng công lý-hòa bình, đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền và
hiện tình đất nước hãy giúp đỡ chúng tôi để chúng tôi có đủ kinh phí đi theo
con đường đấu tranh này.
Trà Mi: Cho tới thời điểm này, lời kêu gọi đó đã được sự hưởng ứng
như thế nào, thưa linh mục?
LM Nam: Hôm nay cũng đã có một số ủng hộ rồi.
Trà Mi: Ngoài vấn đề tài chính, về mặt pháp lý, bà con ngư dân
trong đoàn đã được sự hỗ trợ thế nào?
LM Nam: Từ ngày khởi đầu chương trình, tôi đã liên hệ một số luật
sư để hỗ trợ, tư vấn pháp lý cho chúng tôi. Họ đã hỗ trợ miễn phí, và khi ra
tòa, chúng tôi cũng sẽ kêu gọi họ tiếp tục giúp đỡ.
Trà Mi: Hàng trăm người cùng nộp đơn kiện là một bước đột phá.
Linh mục có tin tưởng công cuộc đấu tranh đòi hỏi công lý của bà con ngư dân lần
này sẽ thành công?
LM Nam: Việt Nam có cả rừng luật, nhưng chỉ thi hành luật rừng. Đó
là khó khăn chung cho những ai đấu tranh cho công lý, công bằng, dân chủ, nhân
quyền. Tuy nhiên, trong vụ kiện này, chúng tôi cũng có niềm tin sẽ chiến thắng
bởi vì còn hàng ngàn hồ sơ đang được tiếp tục hoàn thiện. Rất nhiều ngư dân là
nạn nhân của thảm họa hôm nay đã liên lạc với chúng tôi và yêu cầu hỗ trợ để có
thể đi theo con đường này. Với sự quan tâm của truyền thông thế giới, sự lên
tiếng của các tổ chức NGO và các chính phủ dân chủ, với sức mạnh của sự đoàn
kết và đấu tranh giữa các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, chúng ta đã thắng
từ ngay lúc đầu. Với những điều kiện đó, tôi có niềm tin sẽ chiến thắng.
Một vị linh mục đứng ra giúp đỡ, dẫn dắt hàng trăm dân nghèo trong
một vụ kiện tập thể quy mô chưa từng có trước nay. (Ảnh: Facebook LM Le Ngoc
Thanh).
Trà Mi: Dẫn dắt 100 người cùng nhau lên tiếng trong một vụ kiện đã
là khó khăn, huống chi là 500, 600 người cùng lúc như thế. Ý tưởng này xuất
phát từ cơ duyên nào, thưa linh mục?
LM Nam: Tôi là người từng đấu tranh cho công lý và hòa bình, dân chủ-nhân
quyền từ năm 2008. Đó là mệnh lệnh lương tâm của tôi. Tôi phải bênh vực những
người thấp cổ, bé miệng bị gạt ra bên lề xã hội. Quy tụ được hàng ngàn người
trong vụ này, trên hết là vì họ thấy có đủ cơ sở để họ tin tưởng và cậy dựa, họ
thấy mình dám sống và dám chết vì sự thật. Họ thấy được sự thật, họ hiểu vấn
đề, họ đủ tin tưởng vào một người lãnh đạo nào đó thì họ sẵn sàng đi theo.
Chúng tôi đi nộp đơn kiện hôm nay gồm những giáo dân giáo xứ Phú Yên và các
giáo xứ lân cận thuộc Quỳnh Lưu, Nghệ An, chứ không phải ở tâm điểm thảm họa.
Còn rất nhiều nơi khác nữa từ Nghệ An tới Thừa Thiên-Huế tiếp tục kêu gọi chúng
tôi hỗ trợ để tham gia. Chúng tôi chưa phải những người bị ảnh hưởng nhất,
nhưng chúng tôi là những người bị bỏ rơi nhất. Dù các ngư dân này đánh bắt trên
ngư trường bị nhiễm độc từ Hà Tĩnh đi vào, nhưng nhà cầm quyền trong tất cả báo
cáo về thảm họa đều không đá động đến Nghệ An.
Trà Mi: Xin linh mục cho biết hoàn cảnh hiện nay của các ngư dân
ra sao dẫn tới vụ kiện này?
LM Nam: Họ đã nghèo, sau thảm
họa cuộc sống của họ càng thê thảm. Họ đứng trước thảm cảnh phá sản vì nợ ngân
hàng. Gia đình họ suốt 5 tháng qua không hề nhận được hỗ trợ nào từ nhà cầm
quyền. Họ cố gắng cầm cự bằng việc bán và cầm cố tài sản, hiện họ đã khánh
kiệt. Hàng ngàn học sinh đã bỏ học vì cha mẹ không còn khả năng, những gia đình
không còn gì để bấu víu.
Trà Mi: Những ngư dân này hiện giờ có còn đi biển hay không, thưa
linh mục?
LM Nam: Vùng trung tâm thảm họa, tất cả thuyền bè nằm bờ vì không đánh
bắt được. Ngư dân Nghệ An, đặc biệt là trong giáo xứ của tôi, họ vẫn phải tiếp
tục ra khơi đi đánh bắt xa bờ, nhưng trở về không bán được hoặc bán với giá rẻ
mạt vì không ai mua, người ta rất sợ.
Trà Mi: Thông điệp và nguyện vọng của đoàn người khởi kiện Formosa
hôm nay?
LM Nam: Đầu tiên, chúng tôi
muốn nói với mọi người, những người cũng là nạn nhân nhưng vì nỗi sợ không dám
vượt qua để đòi công lý, công bằng, quyền lợi chính đáng của mình. Chúng tôi đã
đứng dậy được thì cớ gì quý ông, bà, anh, chị, em không đứng dậy được? Chúng
tôi vượt qua nỗi sợ vì chúng tôi hiểu được sự thật về thảm họa, về tương lai,
về nguy cơ. Chúng tôi muốn nói rằng việc chúng tôi đứng dậy hôm nay, 5-6 trăm người
đệ đơn lên tòa, quả là có một không hai trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chúng
tôi không đòi cho mình, không bảo vệ mình, mà chúng tôi muốn bảo vệ giống nòi
tương lai vì môi trường là sự sống của con người. Môi trường bị hủy hoại giống
như cơ thể con người, khi một vài tế bào bị ung thư không thể nói chỉ vài tế
bào đó bị ảnh hưởng mà nó sẽ ảnh hưởng tới toàn cơ thể. Tất cả đều đau và có
thể chết tất cả. Chúng tôi khởi kiện hôm nay nhắm tới mục đích chính là đấu
tranh cho sự thật, cho quê hương đất nước.
Lúc nào đó, con cháu chúng ta sẽ hỏi rằng khi đất nước lâm nguy,
biển bị ô nhiễm , cha mẹ ông bà đã làm gì để cứu biển và cứu chúng con? Chúng
tôi phải trả lời thế nào cho thế hệ cha ông đi trước, đã để lại gia sản này cho
chúng tôi? Đó là con đường chúng tôi đấu tranh, chứ không phải vì quyền lợi mỗi
mình chúng tôi. Các ngư dân muốn làm đơn khởi kiện, xin liên hệ trực tiếp với
tôi: quản xứ Phú Yên, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Suốt 3 tháng
qua, tôi có đội ngũ tình nguyện viên hơn 20 người. Dù họ làm với tinh thần
thiện nguyện, nhưng mọi kinh phí ăn uống, đi lại và các kinh phí liên quan về
phương tiện, máy móc..v…v.. tôi đang phải tự lo liệu vì chúng tôi không thu bất
cứ đồng tiền nào của ngư dân. Đây cũng là khó khăn rất lớn cho tôi. Chắc chắn
sẽ còn những chuyến sắp tới. Còn hồ sơ thì chúng tôi còn tiếp tục chương trình.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn thời gian linh mục đã dành cho cuộc
trao đổi này.
LM Nam: Xin cảm ơn và xin tất cả cầu nguyện cho chúng tôi, ủng hộ
chúng tôi trên con đường tranh đấu đầy gian lao này.
__._,_.___
Thái-Dương
Thành, OCT-03-16
TẾU VUI ĐẦU TUẦN
NHẮN VÓI THEO
(Th/t BKT/CA)
Gắng gượng chân đau
chăm-sóc vườn,
Bâng-khuâng chạnh nhớ
tới người thương.
Nhiều chiều giúp tưới
lõm rau muống,
Lắm sáng trợ chăm cội
hướng dương.
Hái hộ “Khổ qua” hay ớt
đỏ ...
Bẻ dùm ”Đậu bắp” hoặc cà
hường ...
Nay mình thui-thủi tự
làm lấy,
Thiếu ý-trung-nhân cảm
thấy buồn !
TDT, OCT-03-16
Ngô-Phủ
Ước chi :
Nhất trí toàn dân trừ Việt-cộng,
Đồng tâm cả nước đập
Tàu-phù.
Ngô-Phủ
GẦN
10.000 DÂN HÀ TĨNH ĐỒNG LOẠT XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH TRƯỚC CỖNG FORMOSA ĐÒI BỒI
THƯỜNG VÀ ĐÒI DẸP BỎ NHÀ MÁY XẢ ĐỘC RA BIỂN NẦY
Sunday, October 02, 2016:
Gần 10.000 dân Hà Tĩnh
biểu tình vây kín nhà máy Formosa đòi bồi thường thỏa đáng
và bắt dẹp bõ nhà máy gây tội ác nầy vĩnh viễn khỏi Việt Nam
|
VietPress USA (02/10/2016): Hôm nay
Chủ Nhật 02/10, lối gần 10.000 người dân Việt Nam tại Hà Tĩnh đã đồng loạt
xuống đường kéo đến biểu tình bao vây trước hai cỗng chính và phụ của nhà máy
Formosađể đòi bồi thường và đòi dẹp bỏ vĩnh viễn nhà máy
Formmosa vì gây tội ác xả chất độc xuống biển làm cá chết hằng loạt và gây độc
hại cho môi trường biển thuộc 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên.
Vào lúc 7:00 giờ sáng Chúa Nhật ngày
02/10/2016, sau phần thánh lễ, các Linh mục và Hội đồng Giáo xứ thuộc Giáo hạt
Kỳ Anh gồm Đông Yên, Dũ Yên, Quý Hoà, Dũ Thành, Dũ Lộc, Xuân Sơn đã bất
ngờ thông báo cho Giáo dân đồng loạt xuống đường biểu tình trực chỉ đến
vây chặt lấy nhà máy Formosa ở khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh, để bày tỏ sự căm phẩn, đòi bồi
thường thỏa đáng cho ngư dân và người dân 4 tỉnh bị thiệt hại mất hết
nguồn sống, bệnh tật do chất độc mà nhà máy Formosa đã thải xuống
biển. Dân chúng cũng đấu tranh đòi dẹp bỏ nhà máy Formosa vĩnh viễn
vì hiện nay vẫn còn tiếp tục thả chất độc xuống biển khiến tôm cá chết,
các chất kim loại nặng và nhiều độc tố khác lắng trầm xuống biển khiến dân
sẽ không còn sinh sống nghề đánh bắt, không còn muối để ăn,
không còn nơi tắm biển, thông
thể khai thác du lịch biển và hậu quả nầy có thể ảnh hưởng đến vài
chục năm sau vẫn chưa hết.
Sau thánh lễ, Giáo dân
kéo xuống đường
|
Một giáo dân tên là ông Xuân nói với Đài Á
Châu Tự Do rằng "Hiện
nay thì nhiều giáo xứ tập trung trước cổng Formosa của Đài Loan cả 7-8 ngàn dân
tập trung từ 7 giáo xứ. Họ giơ băng rôn khẩu hiệu không ngoài mục đích đòi
"Cá cần nước sạch, Dân cần minh bạch". Cuộc biểu tình này đòi hỏi môi
trường sạch cho dân, mang lại cuộc sống cho con em sau này cũng như tránh thảm
họa môi trường sau này”
Một thanh niên khác trong số hơn 2 nghìn người đang
vây ở cỗng sau đã cho Đài RFA biết rằng: “Hôm
nay toàn thể giáo dân tập trung đến Formosa để đòi quyền lợi và đòi đuổi Formosa
ra khỏi Việt Nam. Đòi họ bồi thường thiệt hại những gì đã xảy ra. Hiện tại bây
giờ em đang đứng tại cổng hai của Formosa có khoảng hơn hai ngàn người; còn ở
cổng một có tới ba giáo xứ tầm khoảng 4 đến 5 ngàn người”
Các
giáo dân cho hay rằng cuộc biểu tình được giữ kín cho đến sau khi tan
thánh lễ thì mới được các Linh Mục công bố cho giáo dân biết và trong tinh
thần đòi quyền sống, giáo dân đã hăng hái xuống đường. Họ vừa đi
vừa đọc kinh.. Nhưng từng chặp, họ giương cao các khẩu hiệu, Cờ Vàng và
Trắng của Tòa thánh Vatican và tiến nhanh như vũ bão.
Gio dDân từ khắp nơi kéo về
mỗi lúc một đông
|
Công
an và chính quyền bất ngờ nên huy động một số Cảnh sát Cơ động (viết
tắt CSCĐ mà người dân dịch nghĩa là "Chó Săn Chó Đói") đội
nón sắt và cầm thuẩn che để trấn dẹp biểu tình. Khi thấy số dân biểu tình
quá đông nên chính quyền huy động thêm một số Bộ đội mặc quân
phục, đội nón cối đến tăng cường bảo vệ cho Formosa..
Đến
khoảng 9:00 giờ sáng thì số người dân không phải là Giáo dân đã tham gia
càng lúc càng đông. Theo các tin tức, hình ảnh và Videos được phổ biến
trên các mạng xã hội và trên các Blogs Tin tức cho biết có khoảng 10.000 người
dân phần đông là ngưoời Công giáo đã vây chặt hai cỗng trước và sau
của Formosa.
Theo
tin của đặc phái viên Phương Huy của VietPress USA từ Nghệ Tĩnh cho hay
rằng Giáo dân dù rất đông như rất trật tự. Thế nhưng khi có một tên du côn
của Công an đã đánh một nữ Giáo dân nên nhiều Giáo dân xúm lại đánh
tên du côn của Công an. Có một chút lộn xộn và Linh Mục hướng dẫn biểu tình đã
kịp thời can thiệp và kêu gọi Giáo dân giữ trật tự.
Loa
hướng dẫn của vị Linh Mục Phêrô Trần Đình Lai thuộc Giáo phận Vinh vang
lên: "Xin anh chị em chấp hành đúng là chúng ta không vào bên trong ,
chúng ta không bao động. Chúng ta chỉ đến đây bày tỏ lập trường
của người dân và đưa cao các băng-rôn khẩu hiệu cho họ thấy
Từ ngoại ô đến
thành phố đều xuống đường
|
Linh mục Phêrô Trần Đình Lai có mặt trong đoàn biểu tình đã dùng loa
kêu gọi Giáo dân hãy ôn hòa, trong một Video Clip đã xảy ra xô xát giữa cảnh
sát với người biểu tình, đã nói lớn: "Không
được ném chai lọ, không được ném đất đá, không được bạo động, tất cả
phải ôn hòa".
Linh mục quay loa qua nói với phía nhân viên công lực: "Cảnh
sát không được đánh dân, dân và cảnh sát không được xô xát.".
Tường
thuật trên RFA cho hay vị Linh mục nầy phát biểu cuộc biểu tình là để "đòi
hỏi những người đã gây ra thảm họa này phải bồi thường công bằng, trả lại môi
trường xanh sạch cho dân tộc".
Trong
khi một người dân dự biểu tình đã nói với BBC rằng "Người
dân đứng ở cổng chính Formosa, trèo lên tường treo các băng-rôn khẩu hiệu, nhưng
không có cuộc đập phá nào, không ai đập phá cả”.
Thế nhưng khi dân bên ngoài gia nhập vào đoàn biểu tình thì đã có tình trạng dân tấn công
tới tấp làm nhóm Bộ Đội chạy trước; tiếp đến là nhóm CSCĐ đã bị
dân chúng tấn công bằng roi, cán cờ, gậy gộc và đất đá khiến CSCĐ bỏ
chạy tán loạn như Video Clip kèm theo bên dưới.
Một số Công an, CSCĐ đã vội cỡi bỏ Cảnh
phục để chỉ mặc áo quần thường dân hầu dễ dàng trốn thoát
khỏi cơn thịnh nộ của dân chúng.Nếu chính quyền vẫn bám theo Trung Quốc thì chắc chắn tình hình và
các cuộc biểu tình sẽ ngày càng lớn hơn và tệ hại hơn. Formosa là một tập đoàn Đài Loan nhưng Trung
Quốc là nhà đầu tư chính để lập nhà máy sắt thép của Trung Quốc. Sự ô nhiểm và độc hại do các nhà
máy sản xuất sắt thép tại Trung Quốc đã làm cho nhiều khu dân
cư ở Trung Quốc đều bị ảnh hưởng và dân bỏ đi
nơi khác . nên các thành phố có lò sản xuất sắt thép tại Trung Quốc được gọi là
"Thành phố Ma" vì không còn dân ở..
Đây
là lần đầu tiên trong nhiều chục năm nay có một cuộc biểu tình được tổ
chức khá lớn và kỷ luật
không bị đàn áp. Cho tới thời điểm hơn 11 giờ sáng cuộc biểu tình vẫn tiếp tục
và người dân địa phương đang kéo tới tham gia vào đám đông nhiều hơn (http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/thousands-protest-in-front-of-the-formosa-head-quarter-10022016011503.html).
Các hình ảnh kèm theo trích từ
Website "Tin Mừng Cho Người Nghèo"
và của phóng viên Lê Văn Sơn đưa lên mạng xã hội.
Phản ứng
của phía Nhà nước CsVN chưa công bố biện pháp đối phó; nhưng tờ báo địa
phương của chính quyền Hà Tĩnh đã viết rằng: "Lợi
dụng sự cố môi trường biển, sáng 2/10, hàng ngàn giáo dân trên địa bàn thị xã
Kỳ Anh đã tụ tập trước trụ sở Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà
Tĩnh, gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp."
Dân chiếm thành Formosa
|
"Trong
quá trình tụ tập, một số giáo dân quá khích đã viết, vẽ bậy với những câu khẩu
ngữ không đúng quy định lên cổng chính, làm hư hỏng camera, kính nhà bảo vệ tại
khu vực cổng phụ."
Trong
khi đó trang tin Công giáoTin mừng cho
người nghèo, nơi thường xuyên cập nhật diễn biến ở huyện Kỳ Anh, đưa ra
quan điểm: "Cuộc
biểu tình sáng nay nhằm mục đích yêu cầu Formosa dừng ngay việc xả thải ra sông
Quyền, Formosa phải đền bù thiệt hại cho người dân và đi ra khỏi Việt Nam."
Trang
này tiết lộ: "Cuộc
biểu tình sáng nay đã không được nói trước rộng rãi như các cuộc biểu tình
khác, chỉ sau thánh lễ Chúa Nhật các giáo xứ trong giáo hạt Kỳ Anh mới nhận
được thông báo về cuộc biểu tình."
Dân viết chữ lên thành
chửi Nguyễn Tấn Dũng là
"Chó Bán Nước"
|
Phía Bộ Ngoại giao Đài Loan hôm nay,
02/10/201 đã lên tiếng xác nhận rằng công dân Đài Loan làm việc tại nhà máy
thép Formosa ở Hà Tĩnh cùng gia đình họ vẫn “an toàn” trong cuộc biểu tình của
hàng nghìn người dân. Hãng tin
CNA Đài Loan dẫn lời Bộ Ngoại giao cho biết đã liên lạc với văn phòng
đại diện ở Việt Nam và biết rằng các nhân viên an ninh người Việt đã “đóng
cửa nhà máy này và tiến hành các biện pháp duy trì trật tự”. Thật sự tại Formosa, các nhân viên an ninh đều
là người Trung Quốc.
Bộ
Ngoại giao Đài Loan cũng cho biết rằng Bộ Ngoại giao CsVN hứa sẽ “tích
cực xử lý vụ việc”. CNA cũng dẫn lời một lãnh đạo của Formosa Hà Tĩnh nói rằng "không
nhân viên nào của công ty gặp nguy hiểm”, và nhà máy “không
bị thiệt hại về tài sản”.
Những
người biểu tình mang
theo các biểu ngữ như “Đừng vì
Formosa mà phản bội nhân dân”, hay “Chúng
tôi cần biển, cần tôm, cần cá, không cần sắt thép”.
Cuộc
biểu tình lớn này nổ ra ít ngày sau khi hàng trăm người dân Nghệ An tới Hà Tĩnh
để nộp hơn kiện Formosa vào ngày 27/92016 do Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, Giáo xứ
Phú Yên được ngư dân các Giáo xứ tại Hà Tĩnh ủy nhiệm cầm đầu. Video Clip
kèm theo cho thấy vị Linh Mục đã thuê một đoàn xe buýt để chở
các Giáo dân đi nộp đơn kiện nhưng đã bị Cônng an huyện Kỳ Anh
ngăn chận, cản trở cấm đường. Nhưng cuối cùng đơn kiện cũng đã được
nộp tại Tòa án Kỳ Anh cách thị xã Hà Tĩnh.
Công ty của Đài Loan Formosa này đã thừa
nhận trút các chất độc xã thải xuống biển Hà Tĩnh làm cho cá và hải sản chết hằng loạt trên
diện rộng suốt 4 tỉnh miền Trung Việt Nam từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên. Chính
quyền CsVN cố tình dấu diếm, che đậy và thương thuyết mật để nhận một
số đền bù it1 ỏi USD500 Triệu; trong khi báo chí Đài Loan loan
tin số đền bù tính ra Mỹ-Kim là hơn USD 1.4 Tỷ.
Chính
quyền CsVN bị áp lực của Trung Quốc đã công bố hoàn trả thuế và hỗ
trợ thiệt hại cho nhà máy Formosa trên USD500 Triệu đồng và cho tiếp tục
hoạt động như thường. Điều nầy đã làm dân chúng phẩn nộ thêm và dân thề quyết tranh đấu buộc
Formosa phải đóng cửa vĩnh viễn. Các cuộc biểu tình hứa hẹn còn kéo dài và
chắc chắn nhà máy Formosa sẽ bị ảnh hưởng không hoạt động được rồi
cũng sẽ tự ý rút lui.
Video Clip Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam, Giáo xứ Phú Yên đi nộp đơn khiếu kiện Formosa:
Hôm
27/9, Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh nhận 506 bộ hồ sơ của các hộ ngư dân và có
biên bản xác nhận đơn khởi kiện. Linh mục dẫn dắt việc khởi kiện Formosa trả
lời BBC sau khi Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh tiếp nhận hàng trăm bộ hồ sơ của
ngư dân đã nói rằng:
Linh mục Anton Đặng Hữu Nam nói tiếp với BBC rằng: “Tòa
án xác nhận với tôi rằng sau 30 ngày kể từ hôm nay, họ sẽ trả lời là thụ lý đơn
kiện hay chuyển lên tòa cấp cao hơn.”. Tòa án gây khó khăn đã đòi "Án phí cho vụ kiện là 4 tỷ đồng.”.
Đây là vụ kiện của tập thể người dân, họ đã đóng thuế và Tòa án
có nhiệm vụ nghiên cứu xét xử chứ không đòi ăn theo kiểu "Án
phí" cá nhân, một Giáo dân nói như vậy trên Facebook
Các
nhà hoạt động Xã hội Dân sự tại Việt Nam nhận định rằng “Chính
quyền CsVN đang ở thế lưỡng nan trước vụ kiện này" và cho rằng “Đấu
tranh pháp lý không phải là lựa chọn đầu tiên của người dân miền Trung trong vụ
việc, song lại là lựa chọn khả dĩ duy nhất sau khi chính phủ thất bại trong
việc đưa ra giải pháp hiệu quả nhằm đạt được công lý.”
__._,_.___
Posted by: VietPress USA News Agency
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền