Friday, October 14, 2016

Hồng Kông : Nghị viện mới khai mạc trong bầu không khí chống Bắc Kinh


Hồng Kông : Nghị viện mới khai mạc trong bầu không khí chống Bắc Kinh

media
Tân nghị sĩ Lương Tụng Hằng khoác trên người khẩu hiệu "Hồng Kông không phải Trung Quốc" trong phiên khai mạc Nghị Viện Hồng Kông, ngày 12/10/2016.REUTERS/Bobby Yip

Vào hôm nay, 12/10/2016, tân Hội Đồng Lập Pháp Hồng Kông (Legco) – tức Nghị Viện lãnh thổ này – được bầu ra đầu tháng 9 vừa qua, đã họp phiên đầu tiên với phần tuyên thệ nhậm chức. Nhiều đại biểu mới, chủ trương đòi độc lập đối với Bắc Kinh, đã công khai thách thức chính quyền Trung Quốc trong lễ tuyên thệ.

Theo thủ tục, mỗi nghị sĩ được bầu của LegCo phải đọc tuyên bố ngắn trước khi chính thức được ngồi vào ghế nghị sĩ của mình. Văn kiện nêu bật nhiều lần là Hồng Kông là « đặc khu hành chính của Trung Quốc ».

Chính quyền Hồng Kông đã cảnh báo các nghị sĩ là mọi hành vi sai với văn kiện chính thức có thể cấm họ không được ngồi vào ghế nghị sĩ, nhưng vô hiệu.

Cựu lãnh đạo phong trào dân chủ Hồng Kông năm 2014, La Quán Thông (Nathan Law), nghị sĩ trẻ 23 tuổi, đã phát biểu mạnh bạo trước khi tuyên thệ : « Các người có thể xiềng xích tôi, có thể tra tấn tôi, thậm chí có thể hủy diệt thân thể này. Nhưng không bao giờ khống chế được linh hồn tôi. »

Theo AFP, người thanh niên đấu tranh cho quyền tự quyết của Hồng Kông đổi giọng mỗi khi phải đọc từ Trung Quốc trong bảng tuyên thệ.

Còn hai nghị sĩ chủ trương độc lập, Lương Tụng Hằng (Baggio Leung) và Du Huệ Trinh (Yau Wai-ching), trước khi tuyên thệ đã cam kết phục vụ « dân tộc Hồng Kông », và mang theo một lá cờ ghi hàng chữ « Hồng Kông không phải là Trung Quốc ».

Chu Khải Di (Eddie Chu), từng đòi trưng cầu dân ý về chủ quyền tương lai của Hồng Kông, đã hô to sau khi tuyên thệ : « Quyền tự quyết dân chủ : đả đảo độc tài ».

Lưu Tiểu Lệ (Lau Siu Lai), một nữ giáo viên đã tham gia phong trào đấu tranh dân chủ đã đọc tuyên thệ rất chậm chạp khiến những người thân Bắc Kinh la ó phản đối và bỏ đi.

Một thư ký của Nghị Viện đã cho ông Lương Tụng Hằng, bà Du Huệ Trinh và một nghị sĩ khác biết là lời tuyên thệ của họ không thể được chứng nhận vì họ đã thay đổi nó.

Chưa biết là trường hợp 3 người này sẽ giải quyết ra sao, có được ngồi vào ghế của mình ở Hội Đồng Lập Pháp Hồng Kông hay không. Quyết định nằm trong tay chủ tịch Nghị Viện, được bầu lên vào hôm nay.

Giới lập pháp Hong Kong phản đối lễ tuyên thệ

  • 12 tháng 10 2016
Ba nhà làm luật Hong Kong không tuyên thệ vào hội đồng lập pháp sau khi dùng chính lời tuyên thệ để lên tiếng chống Trung Quốc.

Tổng thư ký Kenneth Chen nói lời tuyên thệ của Sixtus Leung, Yau Wai-ching và Edward Yiu không có giá trị.
Ông Leung và ông Wai-ching, thành viên của đảng Youngspiration cổ súy dân chủ, chửi thề và đã nói sai từ "Trung Quốc".

Hai người này mang biểu ngữ viết "Hong Kong không phải là Trung Quốc".
Người thứ ba, ông Yiu, một người độc lập, nói thêm vào lời tuyên thệ rằng ông muốn "tranh đấu cho quyền bỏ phiếu thực sự".

Buổi lễ tuyên thệ là phiên đầu tiên của Hội đồng Lập pháp (LegCo) kể từ tháng trước, trong đó một số ứng viên vốn kêu gọi để Hong Kong có thêm quyền tự trị - hoặc đứng độc lập hoàn toàn - trúng cử.

Nhiều người là các nhân vật chủ chốt trong phong trào phản đối vì dân chủ hồi năm 2014.

Các nhà lập pháp mới buộc phải nói lời tuyên thệ ngắn trước khi có thể nhậm chức trong đó có câu "Hong Kong là đặc khu hành chính của Trung Quốc" phải nói nhiều lần.
Nathan Law
Nathan Law, không quay về chỗ của mình và hỏi tại sao lời tuyên thệ của ông không được chấp nhận.
Nhưng Sixtus Leung và Yau Wai-ching bắt đầu lời tuyên thệ bằng việc tuyên bố trung thành với "Quốc gia Hong Kong".
Họ đã dùng từ ngữ tục tĩu và gọi Trung Quốc là "Shina", một cách phát âm xúc phạm được dùng khi Nhật chiếm đóng Trung Quốc.

Ông Chen nói là phiếu của họ không có giá trị và nghi ngờ liệu người ta có thể hiểu được bổn phận của các nhà làm luật là gì hay không".

Một nhà làm luật khác có ghế trong hội đồng là, Nathan Law, một trong các nhà lãnh đạo sinh viên trong các cuộc biểu tình năm 2014, cũng đã đổi lời tuyên thệ, thay âm "Trung Quốc" nghe giống như câu hỏi.

Sau đó Ông Chen đã tuyên bố tạm dừng phiên họp.
Hầu hết 70 dân biểu mới tuyên thệ bình thường mặc dù một vài người đã phản đối.
Leung Kwow-hung, còn được biết tới là người
Leung Kwow-hung, còn được biết tới là người "Tóc Dài", đã mang một chiếc ô vàng là biểu tượng của Phong trào Ô dù 2014.
Hong Kong, cựu thuộc địa Anh, trở thành đặc khu hành chính của Trung Quốc vào năm 1997. Hong Kong được cai quản theo nguyên tắc "một nước, hai hệ thống" và được hưởng một mức độ tự trị khá cao.

Nhưng lãnh đạo Hong Kong vẫn được lựa chọn bởi một ủy ban do Bắc Kinh hậu thuẫn.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-16/1/2025

Popular Posts

My Blog List