6 giá trị của người dân Mỹ không ai mua được bằng tiền
Nhưng Việt Nam thì đồng tiền sẽ xóa hết 6 Giá Trị
này.
Hãy nhìn Việt Nam hôm nay thì ai cũng thấy rõ
những điều CSVN làm ngược lại.
mnt
From: "Lan Nguyen" <>
To:
Cc:
Sent: Wed, Nov 8, 2017 at
7:40 PM
Subject: Fwd:
Fw: 6 giá trị của người dân Mỹ không ai mua được bằng tiền
--------
Forwarded Message --------
----- Message transmis -----
De : Binh Son NGUYEN
6 giá trị của người dân Mỹ
không ai mua được bằng tiền
1. Ca sĩ
Madonna từng nhổ nước bọt vào mặt một bà cụ, lập tức tòa án Liên bang phán
quyết cô phải bồi thường 5 triệu đô-la Mỹ cho bà lão.
Quan tòa nói, sở dĩ mức phạt nặng như vậy
không phải bởi miếng nước bọt đó đã mang đến tổn thương lớn ngần nào
cho bà cụ. Lý do là với những người có tiền như Madonna nếu chỉ phạt bồi thường
50 nghìn đô-la, lần sau cô ấy chắc chắn sẽ tái phạm. Có thể cô ấy cũng sẽ gây tổn
thương cho hơn 10 người khác nữa.
2. Ở Mỹ, không có một hãng truyền
thông nào thuộc về chính phủ Bởi vì pháp luật nước Mỹ quy định, không thể
lấy tiền của dân chúng để dát vàng cho mình mà lừa mị, mê hoặc dân chúng.
Kênh truyền thông duy nhất mà chính phủ Mỹ bỏ
vốn làm chủ là đài phát thanh VOA của Mỹ, nhưng nó không được phép phát sóng
trên đất Mỹ. Trong con mắt của người Mỹ, dư luận nên phải là tự do, nhiều nguồn,
muôn hình muôn vẻ, thậm chí là mâu thuẫn lẫn nhau.
3. Nước Mỹ coi trẻ em là tài sản
quý báu của quốc gia, trẻ em được pháp luật che chở cẩn thận. Nếu bạn không có tiền
gửi con ở nhà trẻ, chính phủ sẽ chi trả, hoặc không có tiền mua sữa bột, chính
phủ cũng sẽ chu cấp. Ngoài ra còn có nhiều chính sách đặc biệt trợ cấp cho
phụ nữ mang thai, sản phụ thu nhập thấp và trẻ em chưa đến 5 tuổi.
Các gia đình thu nhập thấp có thể nhận được bữa
cơm dinh dưỡng sáng và trưa miễn phí. Nếu bạn không có tiền thuê nhà, chính phủ
sẽ chi trả, hơn nữa quy định trẻ nhỏ cần phải có phòng ngủ riêng. Ở nước Mỹ, bạn
sẽ không bao giờ bắt gặp hình ảnh trẻ em đi xin ăn.
Có một bà mẹ mải mê bận rộn việc nhà, nhất thời không để ý trông con. Đứa con chẳng may ngã xuống bể bơi chết đuối. Trong lúc người mẹ đang đau khổ không thôi thì bất ngờ nhận được giấy triệu tập của tòa án.
Có một bà mẹ mải mê bận rộn việc nhà, nhất thời không để ý trông con. Đứa con chẳng may ngã xuống bể bơi chết đuối. Trong lúc người mẹ đang đau khổ không thôi thì bất ngờ nhận được giấy triệu tập của tòa án.
Lý do mà tòa án đưa ra vô cùng đơn giản, bà
đã không làm hết trách nhiệm của một người giám hộ nên sẽ phải đối mặt với việc
bị tuyên án. Điều đó cũng giúp cảnh tỉnh ý thức chăm sóc con trẻ cho hàng triệu
người mẹ khác.
Người Mỹ quan niệm, một đứa trẻ trước hết thuộc
về bản thân nó. Đứa trẻ đó mang theo vô số quyền lợi sống vốn có trong xã hội
này. Không kể là bản thân nó có ý thức được hay không, không kể là nó có thể lớn
lên thành người hay không, xã hội này có tầng tầng pháp luật để bảo vệ nó.
4. Ở nước Mỹ, người dân có bệnh
thì bệnh viện cần phải điều trị trước, sau đó mới gửi hóa đơn viện phí đến nhà
bệnh nhân. Nếu bạn không gánh nổi khoản tiền trị liệu thì các tổ chức từ thiện
hoặc chính phủ sẽ ‘ra mặt’ giải quyết. Trong trường hợp người nghèo khó chỉ vì
không có tiền chi trả viện phí mà bệnh viện ngưng điều trị thì những người có
liên quan sẽ bị chất vấn và nhận chế tài của pháp luật.
5. Trong chiến tranh vùng Vịnh
lần thứ hai (nổ ra vào tháng 3/2003), quân Mỹ huy động lực lượng quân sự lớn mạnh
tấn công tầm xa trong sa mạc. Quân đội của nhà độc tài Saddam Hussein binh bại
như núi đổ, nhếch nhác bỏ chạy. Lúc này, trong cát bụi mịt trời, một chiếc xe vận
tải của quân Mỹ mất phương hướng, lạc vào trận địa của quân địch.
Người lái xe là một nữ quân nhân tên Lira, bị
thương và bị địch bắt giữ làm con tin để uy hiếp quân Mỹ. Cô bị nhốt ở một nơi
hẻo lánh bí mật và bị canh giữ sát sao. Vì để cứu Lira, quân Mỹ đã huy động đội
đột kích Hải Báo tấn công mãnh liệt khiến quân địch mất phương hướng, hoảng loạn
tan vỡ.
Chỉ trong thời gian mấy phút, quân Mỹ đã giải
cứu thành công Lira. Cô nhanh chóng được đưa về hậu phương điều trị. Chiến
tranh kết thúc, Lira cùng với hai binh sĩ Mỹ từng bị bắt giữ khác trở về quê
nhà và được chào đón như những người anh hùng.
6. Điều được giảng trong
“Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ không phải là quần thể, quốc gia, thậm chí không hề
giảng đến dân chủ. Điều được giảng là 3 quyền lợi lớn: quyền sống, quyền được tự
do và mưu cầu hạnh phúc. Ba quyền lợi này đều là quyền lợi của cá nhân, không
phải là quyền lợi của quần thể hay quốc gia.
P/s...: Những
quyền lợi này có được ngay từ khi công dân Mỹ vừa mới sinh ra, chứ không phải
do ai ban tặng. Mặt khác, những quyền lợi này có thể bảo vệ cá nhân, khiến
họ không phải chịu đựng sự xâm hại của bất cứ ai. Chỉ có kiến lập trên cơ sở
quyền lợi cá nhân, mọi người mới có thể có được một xã hội tự do chính nghĩa,
tôn nghiêm và bình đẳng .
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền