Wednesday, April 13, 2016

Nhân cách chính trị và biểu tượng đạo sư

 

Nhân cách chính trị và biểu tượng đạo sư

Trần Tiến Dũng Viết từ Sài Gòn
  • 6 tháng 4 2016
Tướng Thein Sein đã ủng hộ cuộc bầu cử dân chủ tại Myanmar
Việc cựu Tổng thống Myanmar xuống tóc tu Phật, sự kiện này khiến người Việt nhớ lại bậc minh quân triều Trần, Đức Vua Trần Nhân Tông.

Từ cổng vàng tột đỉnh quyền lực chính trị bước thêm bước nữa vào cửa chùa, hành trình vĩ đại của nhân cách lớn.
Vậy thì, khi ôngThein Sein hoàn thành trách nhiệm chính trị với dân tộc, ông muốn bước tiếp bước nữa để hướng đến viên mãn cõi tâm linh và thấu thị giác tánh của chính mình hay tìm thêm quyền lực tôn giáo? Không phải là ông thì không ai trả lời được câu hỏi đó.
Không người Việt nào học sử và đọc sử dân tộc mà không kính phục, tự hào về đấng minh quân Trần Nhân Tông lúc trị vì và lúc thiền định.
Hãy nhớ lại, vào thời đó, phương tiện thông tin và đời sống thông tin của người xưa chỉ ở mức giới hạn nhưng ánh sáng của một vị minh quân và ánh sáng giác tánh của Đức Trần Nhân Tông vượt mọi giới hạn không gian và thời gian.
Bức tranh Phật Hoàng Trần Nhân Tông xuống núi của họa sỹ Trung Hoa
Sự bất tử hiển nhiên của Đức ngài Trần Nhân Tông, việc ngài để lại cho hàng hà sa số kiếp phận người Việt Nam sức mạnh tự hào vô lượng về ngài, giúp dân tộc tồn tại suốt chiều dài các biến động lịch sử, không gian văn hoá nhân cách và tâm linh đó là bất biến trên một đất nước nhỏ với tình yêu dân tộc, lòng kính ngưỡng các anh linh lịch sử luôn là núi cao biển rộng.

'Chùa to chỉ là công cụ'

Thật buồn cười và vô cùng ngớ ngẩn nếu ai đó đòi hỏi các lãnh tụ cộng sản xuống tóc đi tu như Đức Trần Nhân Tông hay ông Thein Sein, dù Việt Nam và Myanmar có khác về Tiểu Thừa và Đại Thừa nhưng nền tư tưởng Phật giáo không khác biệt.
Các lãnh tụ cộng sản Việt Nam ngày nay có thể thờ Phật, xây chùa to chùa đẹp, thậm chí họ cho phép Phật Giáo lên hàng quốc giáo nhưng trước sau gì họ cũng coi Phật giáo như một đoàn thể công cụ chính trị của họ.
Họ phạm vào một sai lầm khi kiêu ngạo cho rằng đã cải tạo được cốt cách văn hoá, tư tưởng vĩ đại của đạo Phật với hàng ngàn năm định tánh tự do cùng dân tộc.
Ở thời đại mọi cách cửa thông tin của thế giới đang rộng mở thì sự kiện một chính khách đi tu theo tôn giáo của họ và việc họ hoàn thành trọng trách với dân tộc, chắn chắn, việc họ hoàn thành trọng trách đưa dân tộc về phía ánh sáng tự do- dân chủ mới chính là biểu tượng tài năng và nhân cách cao cả.

Tác giả viết quan chức VN cho xây chùa to nhưng coi đạo Phật 'chỉ là công cụ'
Dù thế giới lớn rộng này có biến động đến thế nào đi nữa nhưng sẽ không có dân tộc nhỏ khi dân tộc đó luôn xuất hiện những tấm gương nhân cách lớn.
Rất nhiều người đã tự biết là không thể có tấm gương như vậy dưới chế độ chuyên chế cộng sản vì mỗi lẽ đơn giản: Họ có những lãnh tụ “thần thánh chuyên chế” theo kiểu ý thức hệ của họ và luôn luôn ở trên nền văn hoá và văn minh dân tộc.
So sánh ông Thein Sein, bất cứ góc độ nào với các lãnh tụ cộng sản Việt Nam hiên nay cũng là sự thiếu tôn trọng ông.
Dù thất vọng với chế độ hiện hành đến thế nào đi nữa nhưng nhu cầu của người Việt ý thức vẫn cứ khao khát một biểu tượng cao cả về dân quyền và dân chủ để là điểm tựa tinh thần, là tài sản văn hoá – văn minh, để tự hào bước về phía trước với hy vọng ra khỏi đươc vũng lầy chuyên chế làm suy đồi phẩm giá con người và dân tộc.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà thơ Trần Tiến Dũng hiện sống tại Sài Gòn.





__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-16/1/2025

Popular Posts

My Blog List