Luật sư Lê Quốc Quân trả lời
phỏng vấn nhà báo Trần Quang Thành
1-4-2016
Lời giới
thiệu: Hiện nay Việt Nam đang
xúc tiến cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ
2016 – 2021. Đây là một dịp dư luận xã hội lại bàn thảo câu nói của ông Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng ở Việt Nam “dân chủ đến thế là cùng”.
Luật sư nhân
quyền Lê Quốc Quân đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành về chủ đề
này. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe:
Trần Quang Thành: Xin chào LS Lê Quốc Quân.
Lê Quốc Quân: Xin chào ông Trần Quang Thành
TQT: Thưa LS Lê Quốc Quân, ông Tổng bí thư của Đảng
Cộng sản Việt Nam đang khuyếch trương một cái lời mà ông cho rằng rất tâm đắc
Việt Nam “dân chủ đến thế là cùng”.
LS Lê Quốc Quân
chứng kiến sự tuyên truyền râm rộ về cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng
nhân dân các cấp niên khóa 2016 – 2021. LS Lê Quốc Quân nghĩ thế nào về tư “dân
chủ đến thế là cùng” mà ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang khoe khoang?
LQQ: Thực ra tôi không hiểu từ “dân chủ” ông muốn
nói ở đây nghĩa là gì? Nhưng tôi nghĩ nếu theo nghĩa đúng đắn của từ điển
nếu mình dùng cái từ “dân chủ đến thế là cùng” áp dụng trong xã hội Việt Nam
hiện tại thì đó là một sự nhạo báng về tiếng Việt
TQT: Người ta nói ở Việt Nam ngày nay phải nói “độc
tài đến thế là cúng” mới đúng. Bởi vì chế độ cộng sản là một chế độ độc tài. LS
Lê Quốc Quốc bình luận ra sao?
LQQ: Ngay bây giờ đảng cộng sản cũng đang hô hào
hãy dân chủ ngay trong đảng. Bời vì họ xác nhận trong đảng cũng chưa có dân chủ
thưa anh. Ở Việt Nam đảng cộng sản lãnh đạo toàn bộ nhà nước và xã hội.
Anh nhìn cái nón anh sẽ hiểu thế nào là cách lãnh đạo của đảng cộng sản lên xã
hội và nhà nước Việt Nam. Trên cùng giả sử ta cho là một số nhân vật cao cấp ở
trong bộ chính trị, rồi từ ý tưởng của các thành viên trong bộ chính trị người
ta sẽ phổ biến tinh thần xuống trung ương và sau khi trung ương Đảng họp lại
chỉ đạo theo đại hội. Bằng chứng vừa rồi đại hội làm theo những ý định của
trung ương.
Đặc biệt những người được bầu làm uy viên trung ương Đảng đó lần
này là gần 200 người họ lại làm những chức vụ quan trọng nhất ở trung ương và
các tỉnh hoặc làm bí thư, hoặc làm chủ tịch tất cả các tỉnh. Từ các tỉnh này
các ông ủy viên trung ương đó là bí thư, là chủ tich lại bắt đầu chỉ đạo thiết
lập lên hội đồng nhân dân ở tỉnh rồi từ tỉnh lại thiết lập nên hội đồng nhân
dân ở huyện, rồi từ huyện lại chỉ đạo xuống hội đồng nhân dân ở xã và ở xã chỉ
đạo xuống thậm chí ở cấp thôn. Theo luật, người dân Việt Nam được duy nhất là
bầu lên cán bộ thôn. Thế nhưng mà ngay việc bầu lên cán bộ thôn cũng chắc chắn
là không có sự khách quan mà là do sự chỉ đạo của đảng cộng sản.
Đảng cộng sản
công khai nói là họ lãnh đạo triệt để và toàn diện.. Nhìn cái nón anh thấy từ
trên cao chỉ đạo xuống từng người dân là cái đáy của vành nón. Thế là một sự
toàn trị chứ sao có thể nói là dân chủ được? Bởi vì dân chủ bao giờ nó cũng
phải đi từ dưới lên và được bầu bán bằng chính người dân bời vì nhà nước này là
vì dân, do dân và của dân (câu này cũng là coppy chứ không phải là một câu sáng
tạo gì của Việt Nam cả).
TQT: Vậy theo LS Lê Quốc Quân có cần thiết phải bầu
ra cái quốc hội này làm gì nữa không bởi vì Đảng đã dùng đại hội dảng làm chỉ
đạo toàn quốc rồi?
LQQ: Đây có những vấn đề nó lạ kỳ, nó cực kỳ là mâu
thuẫn cả về hình thức lẫn nội dung. Ở Việt Nam nó là như vậy!
Bởi vì đảng
cộng sản cũng nói rõ là họ lãnh đạo nhà nước, lãnh đâọ cả quốc hội. Quốc hội
chỉ là cái nơi xây dựng pháp luật. Xây dựng pháp luật dựa vào nghị quyết của
đảng. Có nghĩa là đảng đẻ ra nghị quyết; xong rồi dựa vào nghị quyết đó lại đẻ
ra luật. Đảng là “bà” của pháp luật. Quốc hội chỉ là công cụ để đảng thực thi ý
định của mình để ban hành các văn bản pháp luật mà thôi.
Theo tôi quốc
hội chỉ là một thành phần mở rộng hơn của trung ương đảng cộng sản thôi và như
vậy về mặt nguyên tắc, về mặt nội dung có thể dẹp bỏ quốc hội – Không cần nữa.
TQT: Ông bình luận thế nào khi dư luận xã hội
nói rằng quốc hội là hội nghị cán bộ đảng mở rộng có thêm vài chục ông là
người ngoài đảng nhưng thuộc loại thân tín của đảng?
LQQ: Dựa theo số liệu thống kê ta đủ biết; Quốc hội
có 500 người, có khoảng 25 người không phải là đảng viên cộng sản. Như vậy họ
chỉ chiếm 5% thôi. Đảng cộng sản chỉ chiếm khoảng 3 đến 4% dân số Việt Nam – 4
triệu đảng viên trên 90 triệu dân – Đảng cộng sản chỉ chiếm 4% dân số nhưng lại
nắm đến 95% số đại biểu quốc hội. Qua đó ta thấy cơ bản quốc hội là công cụ của
đảng cộng sản.
TQT: Như vậy từ quốc hội đến hội đồng nhân dân các
bộ máy đó mỗi năm chi tiêu tốn đến cả trăm tỷ đồng tiền thuế của dân. Bên
cạnh đó nói lại phải nuôi một bộ máy cồng kềnh không thể kiểm soát nổi đó là bộ
máy đảng. Ông bình luận sao vấn đề này?
LQQ: Biết nó rất là tốn kém, nhưng mà đã xây dựng
mô hình nhà nước như thế này rồi nó cũng phải theo thôi. Thực ra nếu trong cái
nền quản trị một nhà nước văn minh thì đảng nó có ý nghĩa gì đâu. Đẩng nào cũng
được. Nó có rất nhiều đẩng. Nhưng mà cái người ta cần là cần nhà nước. ở Việt
Nam khái niệm đảng và nhà nước nhiều người ngay kể cả thanh niên, sinh viên
khi tôi hỏi họ vẫn đang bị lẫn lộn. Họ cũng không phân biệt được rõ thế nào là
đảng, thế nào là nhà nước; thế nào là tổ quốc, thế nào là nhân dân. Các khái
niệm này nó bị nhập nhằng, Vì bị nhập nhằng như vậy cho nên họ cũng phải xây
dựng cho nó đủ bộ lễ.
Nó có những mâu thuẫn như trong hiến pháp nó có những qui
định khác người mà qui về nó nằm trong điều 4 của hiến pháp. Tức là qui định
một đảng phái chính trị nhưng mà được lãnh đạo nhà nước và xã hội. Nhà nước lại
ở dưới đảng. Trong khi đó đảng lại phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp
luật. Mà pháp luật lai do một thành tố của nhà nước. Thành tố này chính là quốc
hội.
Bởi vì nói về
nhà nước chúng ta có 3 thành tố rất rõ ràng: Quốc hội – Nhà nước (đứng đầu là
Chủ tịch nước) – Chính phủ (đững đầu là Thủ tướng chính phủ). Yếu tố đó rất rõ
ràng. Nước ngoài tróng tam quyền phân lập họ còn có hệ thống tư pháp nữa. Nhưng
thực ra ở Việt Nam hệ thống tư pháp nó cũng chưa thành một ngành độc lập. Chính
đảng cộng sản nói quyền lực ở Việt Nam là thống nhất – Thống nhất ở đây là tập
trung vào đảng cộng sản – nhưng có sự phân công phối hợp ; tức là chính
do đảng cộng sản phân công giữa 3 nhánh quyền lực là lập
pháp, hành pháp và tư pháp theo ý định của đảng. Làm sao sự phân công này để
các ông làm đúng ý của tôi.
TQT: Nếu nhà nước săp tới hình thành như thế này:
Viện kiêm sát là một tướng công an; Tòa án tối cao là một tướng công an; Chủ
tịch nước săp tới cũng là một đại tướng công an.
Bộ công an, Tòa
án tối cao, Viện kiểm sát tối cao, Chủ tịch nước đêu là người xuất thân
từ ngành công an. Một hệ thống như vậy có còn tam quyền phân lập nữa không hay
là như thế nào thưa ông?
LQQ: Xét về cả về mặt hình thức và nội dung Việt
Nam chưa bao giờ có tam quyền phân lập. Nhưng ít nhất về các các chức danh nó
cũng đã có sự phân biệt tư cách nhất định. Nhưng mà bản thân hình thức các chức
danh đó thì dù họ là công an hay không phải công an khi họ đại diện cho chức
danh đó, ngành nghề đó ví dụ họ bên ngành kiểm sát họ vẫn phải theo sát chức
danh, nhiệm vụ của ngành kiểm sát ; tòa án vẫn là việc của tòa án ; Chủ tịch
nước có chức năng, nhiệm vụ của chủ tịch nước. Các chức năng ấy là khác nhau và
biệt lập dù họ là ai.
Thế nhưng mà tôi đồng ý với anh ở chỗ nếu tất cả là công
an thì tư duy của những người làm công an có thể nó mang nặng vào cái ngành đó
Và nó áp đặt cái ý thức của công an. Dù sao những người đó họ được đào tạo từ
công an ; đã hoạt động trong ngành công an thì họ sẽ có những tư duy của công
an. Và tư duy của công an trong một xã hội đang hội nhập nó đòi hỏi rất nhiều
vấn đề về ngoại giao, về kinh tế, về thương mại quốc tế mở rộng như thế này tôi
e rằng tư duy công an ấy nó sẽ không phù hợp và giả sử nếu phù hợp một phần nào
đó thì nó không hiệu quả.
TQT: Quốc hội là cơ quan lập pháp. Nhưng trên
thực tế gần như 13 khóa quốc hội chưa làm ra một luật nào mà đều do hành
pháp lảm từ A đến Z. làm luật để quốc hội thông qua rồi lại làm thông tư hướng
dẫn thực hiện. Phải chăng cơ quân lập pháp chỉ là hình thức?
LQQ: Khôi hài lắm anh ơi! Tôi rất là buồn vì tôi là
con người rất say mê với vấn đề của quốc hội. Tôi từng ứng cử đại biểu quốc hội
năm 2007 và tôi bị bắt khi trên tay còn cầm hồ sơ đi nộp ứng cử. Năm 2011 tôi
cũng ứng cử và bị đấu tố ngay tại phường bằng cách thức của người ta để loại
tôi ra một cách bất công. Nhưng mà tôi vẫn say mê bởi vì tôi nghĩ ở đó là nơi
người ta làm luật và có tính đại diện cho nhân dân để tiến hành làm luật. Khi
cơ quan an ninh hỏi tôi tương lai ông định làm gì? Ông định chống phá mãi à?!
Tôi bảo tôi vẫn mong muốn làm một đại biểu quốc hội trong một xã hội dân chủ,
tự do để tôi có thể tự nghĩ ra hoặc cố gắng để xây dựng một đạo luật nào đó dù
có thể là ngắn; dù có thể là đơn giản cho nhân dân có hiệu quả.
Điều quan trọng
nhất luật pháp ở nước ngoài đại biểu quốc hội họ tự nghĩ ra, hoặc họ từ đề xuất
dự luật. Nhưng ở Việt Nam như anh nói từ xưa đến nay đều do bên hành pháp tự
soạn thảo ra luật rồi đưa ra quốc hội.
Chẳng qua đại biểu quốc hội cũng chỉ
bình luận về câu từ. Cho nên phải nói thẳng chất lượng làm luật ở Việt Nam là
cực kỳ thấp. Trình độ và khả năng của đại biểu quốc hội đã thấp rồi nhưng họ
còn không cơ hội và không dám nói; không có điều kiện để nói ra suy nghĩ thật
của chính mình nữa. Tôi nghĩ do đó hậu qủa cuối cùng bộ luật chất lượng cực kỳ
thấp. Điều này xảy ra trong xã hội rồi. Rất nhiều đạo luật đầy tính mơ hồ. Ngay
chính các đại biểu ban hành những đạo luật không rõ ràng, minh bạch và trong
sáng vì chính họ vẫn hiểu rằng minh ban hành như thế này, nhưng mà ra thực tế
chắc gì đã thực hiện được.
Ý định là thế này, chỉ đạo là thế này nhưng trong
thực tế nó khác. Họ sử dụng những từ ngữ, những thuật ngữ rất mập mờ ; rất có
tính dự phòng để dư những khoảng thời gian nhất định chứ không xác định hiêu
lực một cách dứt điểm và phải tin tưởng ngày từ trong đầu là có hiệu lực vào
ngày nọ, ngày kia. Thậm chí họ còn mớm vào hay còn dự phòng những điều nó không
được áp dụng. Qua đó anh thấy nó rất lạ kỳ.
TQT: Chúng ta vừa bàn thảo với nhau chung quanh câu
chuyện về quốc hội, về hội đồng nhân dân, về bầu cử để đi đến một suy nghĩ là
xã hội Việt Nam hiện nay dưới sự lãnh đạo độc tôn của đảng cộng sản là một xã
hội “dân chủ đến thế là cùng” hay là một xã hội “độc tài đến thế Là cùng”?! Kết
luận của LS Lê Quốc Quân là thế nào?
LQQ: (Cười sảng khoái) Cái
này cũng rất là khó nói với anh vì nó phụ thuộc vào nhận thức của từng người.
Câu đó của ông
Nguyễn Phú Trọng bị người ta nói rất nhiều rồi. Theo tôi làm ở đâu, lảm ở lĩnh
vực gì lâu thì có cái người ta gọi là bệnh nghề nghiệp và đôi khi người ta gọi
là bị nhiễm độc nữa. Nhiễm độc tư tưởng vào đấy. Bản thân ông Nguyễn Phú Trọng
là một tiến sĩ bảo vệ đảng. Từ xưa đến nay ngài chăm chú vào việc bảo vệ đảng.
Cho nên có thể những tư diuy của ngài nó bị nhiễm sâu vào cái chuyện như vậy.
Ngài là một
tiến sĩ bảo vệ đảng và thứ hai ngài là một cử nhân văn chương. Cử nhân văn
chương mà sử dụng cái từ dân chủ trong bối cảnh Việt Nam hiện tại “dân chủ đến
thế là cùng” cá nhân tôi không có bình luận gì khác nữa. Cái này phải để cho
nhân dân vậy?!
TQT: Xin cảm ơn LS Lê Quốc Quân
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền