Dân biểu Úc đòi thả 3 Thanh Niên Yêu Nước
Luke Simpkins
Cùng tác giả:
• Dân biểu Úc yêu cầu thả Ls. Lê Quốc Quân
• Bài phát biểu của DB Luke Simpkins tại Hạ viện Úc về vi phạm nhân quyền tại VN
• DB Úc đòi trả tự do cho Ts. Cù Huy Hà Vũ
xem tiếp
Ngày 24 tháng 7, 2015
Kính gởi: Ông Nguyễn Tấn Dũng
Thủ Tướng Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Qua Tòa Đaị Sứ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
6 Timbarra Crescent
O’MALLEY ACT 2606
Thưa Thủ Tướng,
Tôi viết thư này đến ông để đề cập về trường hợp ba nhà bảo vệ nhân quyền vẫn còn bị nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ. Các ông Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, và cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn đã bị kết án tù dài hạn vì bị cáo buộc tội "có hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 của Bộ Luật Hình Sự.
Ủy ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc đã phán quyết việc giam giữ này là tùy tiện và các bản án tù phản ảnh sự vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Tôi cũng quan tâm về sức khỏe và tình trạng hiện nay của họ trong tù. Những người này đã tuyệt thực nhiều lần để phản đối sự ngược đãi mà họ đã phải chịu trong tù.
Tôi yêu cầu trả tự do cho Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, và tôn trọng những cam kết trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị.
Tôi trông chờ phúc đáp của ông.
Trân trọng,
MP Luke Simpkins_Letter to PM Nguyen Tan Dung_07242015.pdf
Việt Nam tống giam nhà sư đánh bạc
Ảnh minh họa.
• 22.07.2015
Việt Nam mới xét xử nhà sư Hồ Sỹ Quỳnh vì tội đánh bạc và tuyên phạt 1 năm tù giam đối với ông.
Nhà sư Hồ Sỹ Quỳnh khi nghe đọc lệnh bắt tạm giam
Các bị cáo Trương Ngọc Hậu và Phan Văn Trung cũng bị tuyên phạt 6 tháng tù và cho hưởng án treo.
Việt Nam tuyên án các bị cáo từ cuối tuần trước, nhưng thông tin này hiện vẫn thu hút sự quan tâm của công luận bởi lẽ ông Quỳnh từng bị giam cầm vì "tội danh buôn lậu ma túy".
Vụ việc được đưa ra ánh sáng vào tháng 3/2015 khi cảnh sát nhận được tin báo từ nhân dân và bắt quả tang ba nhà sư cùng hai người khác đang đánh bạc tại chùa Hải Vân Sơn, TP Đà nẵng.
Cảnh sát đã thu giữ tại hiện trường hai bộ bài và số tiền mặt 2,85 triệu đồng cũng như phát hiện trong người các bị cáo số tiền 11,2 triệu đồng (tổng cộng khoảng 700 USD).
Ông Quỳnh từng bị TAND Quận Cẩm Lệ TP Đà Nẵng tuyên án 3 năm tù về tội mua bán trái phép các chất ma túy vào năm 2011.
Sau khi thụ án tù xong, ông lại quay trở lại chùa để tu.
Cũng liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của các nhà sư, mới đây, công trình xây dựng tượng phật được cho là “cao nhất miền Bắc” tại tỉnh Thái Bình đã đổ sập hoàn toàn.
Đây là công trình xây dựng chưa được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Trong quá trình thi công, nhà chùa không thuê nhà thầu mà tự đứng ra chọn người làm, thuê thợ theo từng hạng mục công việc.
Ông Phạm Quang Duật, Phó ban Tôn giáo, Sở Nội vụ Thái Bình cho biết: “Khi tượng đổ chúng tôi mới biết ở đây xây tượng Phật, nhà chùa chưa hề nói gì trước đó”.
Nguồn: Bangkok Post, Thanh Niên, Vietnamnet
http://www.voatiengviet.com/content/viet-nam-tong-giam-nha-su-danh-bac/2873300.html
Tướng Thanh - Mỗi câu trả lời mời mười thắc mắc
Trần Giang
Cùng tác giả:
• Giải mã khi nào biểu tình được yêu
• Biểu tình hay không biểu tình?
• Hết Bắc Hàn lại Bắc Kinh - Ổn định chính trị theo định hướng XHCN
xem tiếp
Đài truyền hình VTV1 vừa cho đăng một đoạn phim ghi cảnh Đại Tướng Phùng Quang Thanh vừa về Việt Nam sau chuyến giải phẫu phổi tại Pháp đã tham dự ngay một buổi "giao lưu nghệ thuật" nhân ngày thương binh liệt sĩ.
Đây là một trong nhiều biện pháp của nhà cầm quyền nhằm trấn an dư luận, kể cả việc loan báo ngày giờ chuyến bay về nước và các chuẩn bị đón tiếp tướng Thanh tại phi trường, các cuộc gặp giữa tướng Thanh và các lãnh tụ đảng trong 24 giờ đầu tiên, các buổi lễ lớn mà tướng Thanh sẽ tham dự ngay trong vài ngày sau khi trở về, v.v...
Nhưng có vẻ như cứ mỗi cố gắng làm xẹp dư luận đó của lãnh đạo đảng lại làm bùng lên hàng chục thắc mắc khác.
Cụ thể như câu hỏi hiển nhiên nhất: Tại sao tướng Thanh bị rút tên ra khỏi các buổi lễ mang nặng ý nghĩa khác dù đã công bố rồi, mà chỉ được tham dự một buổi gọi là "giao lưu nghệ thuật"? Và tại buổi tôn vinh thương binh liệt sĩ này, tức một sự kiện mở, tại sao các ký giả báo chí không được mời vào tham dự?
Chắc chắn họ sẽ ùn ùn kéo tới nếu biết sẽ có tướng Thanh ở đó. Tại sao lãnh đạo đảng chỉ dùng một phương tiện duy nhất là đoạn phim truyền hình mà Ban Tuyên Giáo hoàn toàn kiểm soát 100% việc sửa đổi, cắt xén? Tại sao không dám để ký giả chụp hình từ nhiều góc cạnh và có thể đặt câu hỏi với tướng Thanh?
Hiển nhiên giới ký giả đang có rất nhiều thắc mắc sau khi bị nhà nước qua mặt với ngày giờ và địa điểm đón tiếp tướng Thanh tại phi trường nhưng chẳng một ai thấy ông đâu. Giới ký giả nay biết chắc là KHÔNG MỘT AI trong số họ thấy tận mắt cảnh ông Thanh xuống máy bay.
Có báo bí quá đăng đại bức hình cũ từ 3 năm trước. Tấm hình duy nhất có dáng ông Thanh ở xa xa mà Ban Tuyên Giáo đưa cho báo Tuổi Trẻ Online đăng tải không phải do phóng viên của báo này chụp. Nhiều người biết rõ và làm chứng anh phóng viên bị gắn tên vào bức hình lúc đó đang ở tận Sài Gòn chứ không phải Hà Nội.
Đến điểm này thì nhiều người đặt dấu hỏi có thực sự ông Thanh về Việt Nam ngày 25/7 không? Hay đã bay về từ nhiều ngày trước vì ông đã xuất viện tại Pháp từ ngày 10/7 như ghi rõ trong hồ sơ nhà thương. Các trò tuyên bố chuyến bay và chuẩn bị đón tiếp ông tại khu VIP, do đó nhiều phần chỉ là dàn dựng mà các ký giả bị lừa vào làm cây cảnh trang trí? Chưa kể hình chụp chiếc xe Lexus chạy ra cổng phi trường vào sáng ngày 25/7 cũng chỉ là 1 cảnh trong vở kịch đó vì chẳng một ai thấy ông Thanh trên xe?
Ngay cả nếu tướng Thanh về đúng chuyến bay và ngày giờ đã tuyên bố, cũng như nếu các chuẩn bị đón tiếp ông tại khu VIP là thật thì người ta lại càng thắc mắc. Tại sao lãnh đạo đảng lại kéo ông Thanh chạy trốn ký giả vào giờ chót như thế?
Nếu bảo vì sức khỏe tướng Thanh kém thì tại sao lại sắp xếp và công bố hàng loạt các buổi lễ mà ông sẽ tham dự ngay trong vài ngày đầu vừa về nước? Rồi lại khoe bức hình ông tự đi đứng bình thường từ phi cơ vào xe chở đi? Tại sao tướng Thanh không đến khu đón VIP rồi chỉ cần nhoẻn miệng cười cho báo chí chụp hình và cho biết ông đang mệt sẽ trả lời phỏng vấn sau?
Các biện hộ với lý do ông Thanh phải tránh vi trùng lại càng vô lý. Nếu sợ nhiễm vi trùng thì tại sao lại để bệnh nhân bay phi cơ chung với hành khách, tức thở chung với mấy trăm người 1 bầu không khí tái dụng suốt hơn 12 giờ đồng hồ? Rồi lại để ông Thanh đến dự buổi "giao lưu nghệ thuật" gần cả ngàn người trong một phòng kín? Ban săn sóc sức khỏe cán bộ trung ương có học không?
Tóm lại, những người tinh mắt đều phải thắc mắc tại sao lãnh đạo không muốn để tướng Thanh gặp báo chí, không muốn ông đứng trước các máy ghi âm? Và có vẻ như cũng không muốn tướng Thanh có cơ hội tiếp xúc với bất cứ ai khác.
Thật vậy, ngay cả con trai và cháu nội tướng Thanh, mà Ban Tuyên Giáo công bố là đã sang Pháp để tháp tùng ông trong chuyến bay về Việt Nam, cũng vắng bóng trong các bức hình đã giao cho báo Tuổi Trẻ Online đăng. Không lẽ con và cháu tướng Thanh, tuy đi cùng chuyến bay, đến phi trường liền bị cách ly và không được lên xe chở ông Tướng đi về? Các bản tin sau đó lại càng lạ. Tướng Thanh nay được báo đài công bố là sẽ ở luôn trong Bộ Quốc Phòng chứ không ở nhà riêng nữa.
Như thế thì làm sao không khỏi thắc mắc rằng ông Thanh đang bị cách ly với chính gia đình ông luôn?
Tất cả các diễn biến trong 36 giờ đang tô rất đậm vào điều thắc mắc lớn nhất của dư luận mà cho đến giờ vẫn chưa có câu trả lời. Đó là tại sao lãnh đạo đảng phải gấp rút thay thế liền một lúc cả tướng tư lệnh và tướng chính ủy Quân khu thủ đô Hà Nội khi mà họ vẫn biết tướng Thanh bị bệnh không nặng lắm và chỉ vài tuần sẽ trở về?
Tại sao bản quyết định thay người này gấp đến độ chỉ ký bằng mấy chữ mập mờ "Thủ trưởng Bộ Quốc Phòng" chứ không để tướng Thanh ký, mặc dù ông vẫn ký cả những giấy tờ ở cấp vụn vặt như bằng khen cho 2 đơn vị quân đội mà báo đài công bố?
Một vài chuyên gia quân sự còn nhận định kiểu thay người như thế, nếu thuần túy vì nhu cầu quân sự, chỉ có thể xảy ra khi Việt Nam đang có chiến tranh và cả 2 ông tướng nêu trên bị mất mạng cùng một lúc. Còn nếu không đang chiến tranh thế thì chỉ có thể có một giải thích duy nhất. Đó là đang có một âm mưu đảo chánh. Hoặc đó là âm mưu đảo chánh tại Hà Nội của nhóm tướng Thanh và bị phát giác sớm; hoặc đó là âm mưu đảo chánh bên trong Bộ Quốc Phòng của các đối thủ để cắt vây cánh của ông Thanh, đặc biệt các vây cánh tại thủ đô. Hiện nay, có vẻ trường hợp thứ nhì hợp lý hơn cả.
Và còn khá nhiều những chi tiết quái dị, bất thường khác nữa chung quanh toàn bộ sự việc liên quan đến tướng Thanh từ cuối tháng 6 đến nay. Nếu cộng hết lại, người ta khó có thể chối cãi một bức tranh khá hiển nhiên của một ông tướng đang bị chặt vây cánh, bị cô lập giữa một vòng canh rất chặt ngày đêm.
Vì vậy chỉ còn vài câu hỏi chót: Tướng Phùng Quang Thanh đã làm gì hoặc đã mưu đồ gì để bị đối xử như một phần tử nguy hiểm như vậy? Có phải ông lấy lý do chữa bệnh để đào thoát (như ông Bùi Tín trước đây) mà không thành và bị giải từ Pháp về lại Việt Nam?
Liệu lãnh đạo đảng vì sợ biến động trước Đại Hội XII mà chưa dám ra tay trừng phạt công khai, hay vì còn quá sợ Tập Cận Bình và tay chân của Bắc Kinh trong hàng ngũ tướng tá Việt Nam?
Nguồn: Fb Radio Chân Trời Mới
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền