Sunday, July 30, 2017

TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI BẢN ÁN DÀNH CHO BÀ TRẦN THỊ NGA CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ




TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI BẢN ÁN DÀNH CHO BÀ TRẦN THỊ NGA CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ

Vào ngày 25-7-2017, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam đã xét xử vội vã trong một ngày và tuyên bản án nặng nề 9 năm tù giam 5 năm quản chế đối với bà Trần Thị Nga.
CHÚNG TÔI NHẬN ĐỊNH như sau:
1)    Phiên tòa tuy mang danh nghĩa công khai nhưng lại cấm đoán cả những người thân của bà Trần Thị Nga được vào tham dự; bên ngoài trụ sở tòa án nhiều người dân đến ủng hộ bà Trần Thị Nga đã bị lực lượng an ninh ngăn cản, trấn áp và đánh đập;
2)    Bản án đã được cơ quan an ninh quyết định từ trước ngày xét xử và không phải là kết quả của một tiến trình tố tụng hợp lệ và hợp pháp theo luật định; hội đồng xét xử chỉ đóng vai con rối trong vở kịch đã được dàn dựng trước một cách khôi hài và lố bịch;
3)    Các chứng cứ dùng để buộc tội bà Trần Thị Nga rất mơ hồ và được xác lập chủ yếu dựa vào sự suy diễn và quy chụp chủ quan của cơ quan an ninh, và có thể dùng để buộc tội bất kỳ công dân nào, không riêng bà Trần Thị Nga; và
4)    Bản án 9 năm tù giam 5 năm quản chế dành cho bà Trần Thị Nga là sự nhạo báng công lý, khiến cho toàn dân phẫn nộ và xem thường hệ thống tư pháp vận hành theo sự lãnh đạo thô bạo của đảng cầm quyền.
VÌ NHỮNG LẼ NÊU TRÊN, CHÚNG TÔI, CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ ĐỒNG LÒNG, TUYÊN BỐ như sau:
Thứ nhất, bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc của nhà cầm quyền Việt Nam đối với bà Trần Thị Nga.
Thứ hai, bà Trần Thị Nga được hưởng quyền tự do ngôn luận và quyền bình đẳng trước pháp luật. Việc phát biểu ôn hòa về các vấn nạn của đất nước và xã hội Việt Nam, dù trái với quan điểm và chính sách của nhà cầm quyền, dứt khoát không thể bị xem là hành vi phạm tội theo luật pháp hiện hành
Thứ ba, lên tiếng về các vấn nạn của đất nước và xã hội Việt Nam là trách nhiệm của toàn dân, phù hợp Hiến pháp và pháp luật; chỉ những ai ngăn cản công dân thực hiện quyền và trách nhiệm đó mới là kẻ phạm pháp và cần phải bị trừng trị theo pháp luật.
Thứ tư, bản án 9 năm tù giam 5 năm quản chế dành cho bà Trần Thị Nga được tuyên hoàn toàn trái pháp luật và, do đó, vô giá trị.
Thứ năm, nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Trần Thị Nga.
Lập tại Việt Nam, ngày 27 tháng 7 năm 2017
Các Tổ chức Xã hội Dân sự:
1/ Hội Cựu Tù nhân Lương tâm VN: Bs. Nguyễn Đan Quế, Lm. Phan Văn Lợi
2/ Hội Người Dân đòi Quyền Sống: Hồ Thị Bích Khương
3/ Người Bảo vệ Nhân quyền: Vũ Quốc Ngữ
4/ Qũy Tù Nhân Lương Tâm: Phùng Mai
5/ Mạng lưới Nhân quyền VN: Nguyễn Bá Tùng
6/ Tăng Đoàn Giáo Hội PGVNTN: HT. Thích Không Tánh
7/ Hội thánh Tin lành Mennonite Cộng Đồng: MS. Nguyễn Mạnh Hùng
8/ Thanh Niên Canada Tranh Đấu Cho Nhân Quyền Viet Nam: Nguyễn Khuê Tú
9/ Phòng công lý & Hòa bình DCCT Sài Gòn: Lm. Lê Ngọc Thanh.
10/ Hội Anh em Dân chủ: Nguyễn Trung Tôn
11/ Hội Phụ nữ Nhân quyền: Huỳnh Thục Vy
12/ Mạng lưới Các Tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập: Vũ Quốc Ngữ
13/ Báo điện tử Tiếng Dân Việt Media: nhà báo Trần Quang Thành
14/ Hội Bầu bí Tương thân: Nguyễn Lê Hùng
15/ Mạng Lưới Blogger Việt Nam: Phạm Thanh Nghiên
16/ Giáo Hội Liên Hữu LuTheran VN-HK: MS Nguyễn Hoàng Hoa
17/ Ban Vận động Văn đoàn Độc lập: Nhà văn Nguyên Ngọc
18/ Hội Sinh Viên Nhân Quyền Việt Nam: Bs. Nguyễn Đan Quế
19/ Bạch Đằng Giang Foundation: Ths. Phạm Bá Hải.
Cá nhân:
1/ Ls. Lê Quốc Quân, Hà Nội
2/ Hoàng Dũng, PGSTS, TPHCM
3/ Bùi Văn Vươm
4/ Nguyễn Cường, Tiệp Khắc
5/ Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, đạo diễn phim tài liệu và truyền hình, Hà nội
6/ Nguyễn Tường Thụy, nhà báo độc lập, Hà Nội
7/ Phạm Thị Lân, Thanh Trì, Hà Nội
8/ Phạm Toàn, nhà giáo dục, Hà Nội
9/ Đặng Hữu Nam, Linh mục giáo phận Vinh
10/ Bùi Minh Quốc, nhà báo, Đà Lạt
11/ Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
12/ Hoàng Hưng, nhà thơ-dịch giả, Sài Gòn
13/ Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, tạm trú Hoa Kỳ



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Saturday, July 29, 2017

Liên Hiệp Quốc lên án Việt Nam gia tăng trấn áp bất đồng chính kiến



9 năm tù, 5 năm quản thúc

Thằng Hèn nhận lệnh hành hạ mẹ con Trần thị Nga!

Trọng Lú giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Tranh Babui.

Liên Hiệp Quốc lên án Việt Nam gia tăng trấn áp bất đồng chính kiến

media
Bà Liz Throssell, phát ngôn viên của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền.@unwebtv
Theo AFP, Cơ quan nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève ngày 28/07/2017 đã lên án tình trạng gia tăng trấn áp các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam, đồng thời yêu cầu chính quyền Hà Nội trả tự do ngay những người bất đồng chính kiến đang bị cầm tù.
Trong buổi họp báo ngày 28/07 tại Genève, phát ngôn viên của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền, bà Liz Throssell nói : « Chúng tôi lo ngại tình trạng trấn áp gia tăng nhằm vào những người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam chỉ vì họ chỉ trích đường lối chính sách của chính phủ ».
Đại diện cơ quan của Liên Hiệp Quốc cũng bày tỏ quan ngại về bản án nặng nề 9 năm tù mới đây dành cho bà Trần Thị Nga vì tội « tuyên truyền chống Nhà nước » cũng như trình tự xét xử của vụ án.
Bà Liz Throssell nhắc lại trong vòng 6 tháng qua, ít nhất có thêm 7 người hoạt động nhân quyền bị bắt giữ, nhiều người khác đang ngồi tù và 2 người đã buộc phải ra nước ngoài tị nạn.
Đại diện cơ quan Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh : « Không bao giờ được đối xử những người bảo vệ nhân quyền như là những tội phạm đe dọa an ninh quốc gia… Chúng tôi khẩn thiết yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức tất cả những người bị bắt giam vì thực thi các quyền tự do ngôn luận của họ, đồng thời Việt Nam phải xem xét lại các điều luật không rõ ràng, được sử dưới cái cớ an ninh quốc gia, để trấn áp bất đồng ».


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Lưu Hiểu Ba, chúng tôi nhớ anh - Nicholas Kristof - ♦ Chuyển ngữ: Đinh Từ Thức



----- Forwarded Message -----
From: D N Krall <yungkrall201> wrote
Sent: Sunday, July 23, 2017 6:59 PM
Subject: Fwd: Lưu Hiểu Ba, chúng tôi nhớ anh - Nicholas Kristof - ♦ Chuyển ngữ: Đinh Từ Thức



🇱🇷 WE DO NOT LIVE IN VIỆT NAM, VIỆT NAM LIVES IN US.


LHB portrait

Bóng một người đứng trước hình Lưu Hiểu Ba tại Trung Tâm Hoà Bình Nobel ở Oslo, 2010
Hình Odd Andersen/Agence France-Presse — Getty Images
Tuy muốn trở thành cường quốc số một thế giới, Trung Quốc vẫn sợ một người dân của chính mình là Lưu Hiểu Ba. Sợ đến nỗi ông Lưu bị ung thư sắp chết, vẫn không tha, không cho ông tự do ra nước ngoài chữa bệnh. Ngay cả sau khi ông đã từ trần ngày 13 tháng 7, 2017, nhà cầm quyền Bắc Kinh vẫn sợ xác chết của ông, đến nỗi vội vã thu xếp hoả táng hai ngày sau, và lập tức thả tro xuống biển, để xoá mọi dấu vết về ông. Nhưng làm sao xoá được những gì trong lòng người?
Bài sau đây của nhà bình luận Nicholas Kristof, mang tựa “Liu Xiaobo, We Miss You,” đăng trên The New York Times đúng ngày Lưu Hiểu Ba từ trần.
– Người dịch
Mandela của thời đại chúng ta đã qua đời, anh Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) ít nhất bây giờ đã tìm thấy bình an sau hàng thập niên đau khồ vì bị nhà cầm quyền Trung Quốc đối xử tàn bạo.
Anh Lưu, 61 tuổi, kể từ thời Đức Quốc Xã, là người được tặng giải Nobel đầu tiên đã qua đời trong khi bị giam giữ, và cái chết của anh là lời tố cáo về cách đối xử tàn bạo của Trung Quốc đối với một trong những khuôn mặt vĩ đại của thời đại.
Ngay cả khi Lưu bị đe doạ bởi cái chết do ung thư, Trung Quốc từ chối cho anh ra nước ngoài chữa trị hầu có thể cứu mạng. Trong một hành động đê tiện và ghê tởm, nhà cầm quyền Trung Quốc đã quay phim cảnh Lưu đang chống chọi với tử thần, và không được phép của anh, đem chiếu như một tài liệu tuyên truyền sai lầm rằng anh đang được điều trị tử tế.
Trong những tuần sắp tới, Trung Quốc có lẽ sẽ cố gắng tiêu huỷ xác của Lưu theo cung cách để tránh phần mộ anh trở thành một địa điểm hành hương dân chủ. Nhà cầm quyền chắc chắn sẽ tìm cách nạt nộ và đe doạ quả phụ can đảm của Lưu là Lưu Hà (Liu Xia), và có thể cầm giữ chị tại nhà vô hạn để chị không thể lên tiếng.
Liệu các nhà lãnh đạo phương Tây có ai lên tiếng cho chị? Tôi sợ chẳng có ai, chẳng hơn gì họ đã mạnh miệng lên tiếng cho chính Lưu Hiểu Ba.
Nếu cái chết của Lưu là bản cáo trạng về sự đàn áp của Trung quốc, nó cũng nêu bật sự sợ hãi của các nhà lãnh đạo phương Tây đã quá hèn nhát để nêu ra trường hợp của anh một cách có ý nghĩa. Tổng Thống Trump đã gặp Chủ Tịch Tập Cận Bình (Xi Jinping) ở Hamburg tại hội nghị thượng đỉnh G-20 và đã không hề hé môi nhắc tới tên của Lưu Hiểu Ba. Thật đáng xấu hổ.
Lưu Hiểu Ba qua đời với nhân cách và danh dự, đúng với các nguyên tắc của anh. Tất cả những người khác, không được như thế.
Một ngày nào đó sau khi dân chủ đã đến Trung Quốc, sẽ có một đài tưởng niệm cho Lưu tại Quảng Trường Thiên An Môn. Sẽ không bao giờ có một đài tưởng niệm tại đó trong nước Trung Quốc tự do cho Tập, người đã chỉ huy một cuộc trấn áp tàn bạo nhóm chống đối, khiến Trung Quốc kém tự do trầm trọng.
clip_image002
Hình vẽ của nghệ sĩ Trung Quốc Tiểu Quái (RFA)

Với những người không biết về Lưu, sau đây là vài nét về anh:
1. Anh đã là một giáo sư sáng giá, vào mùa Xuân năm 1989, là một học giả thỉnh giảng sống yên lành tại Đại Học Columbia (New York). Nhưng khi cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Thiên An Môn bắt đầu, anh vội vàng trở về Trung Quốc để hỗ trợ những người biểu tình. Khi quân đội nổ súng vào người biểu tình đêm 3 rạng 4 tháng Sáu, 1989, anh có thể bỏ trốn, nhưng đã ở lại thương lượng với quân đội, để xếp đặt một cuộc rút lui an toàn cho các sinh viên từ trung tâm Quảng Trường Thiên An Môn. Cả trong thập niên 1990, anh có thể sang phương Tây, nhưng thay vào đó, đã ờ lại tranh đấu cho tự do ngay trong đất nước mình.

2. Chuyện tình của anh cũng thuộc loại vĩ đại, và Trung Quốc đã đối xử tàn bạo với vợ anh, Lưu Hà, để tăng thêm sức ép lên anh. Tinh thần của Lưu Hà dễ bị xúc động, và mặc đầu chưa bao giờ bị truy tố về bất cứ tội gì, chị vẫn bị cầm giữ tại nhà. Nhà cầm quyền Trung Quốc biết rằng Lưu Hiểu Ba không bao giờ bị sứt mẻ, vì thế, họ chủ ý gây tình trạng cô quạnh và đau khổ trên vợ anh để gây ảnh hưởng nơi anh. Tuy vậy, cặp vợ chồng này đã kiên trì, và có lần anh đã viết những dòng rất đẹp cho chị: “Tình yêu của em như ánh mặt trời vượt qua tường cao và xuyên qua song sắt cửa sổ phòng giam anh, vuốt ve từng phân da anh, sưởi ấm từng tế bào thân thể anh … và lấp đầy mọi phút giây thời gian của anh trong tù với ý nghĩa.”

3. Bất đồng chính kiến thường là những người khác thường, vì phải có những gì đặc biệt để trải qua mọi hiểm nguy và thách thức một nhà nước áp chế. Lưu Hiểu Ba bắt đầu sự nghiệp khác thường, một học giả với tác phong của một enfant terrible nông nổi và kiêu ngạo, nhưng rồi trở thành ôn hoà hơn và hợp lý hơn trong sự nghiệp. Anh kêu gọi dân chủ, Hiến Chương 08, là mẫu mực của sự hợp lý, và thỉnh thoảng anh khen ngợi những kẻ làm khổ anh chỉ vì nhiệm vụ để chứng tỏ rằng anh không chống lại họ — và đó là một lý so tôi so sánh anh với Mandela.

4. Chưa rõ việc Chủ Tịch Tập chịu trách nhiệm về cái chết của Lưu, nhưng rất có thể là như vậy. Mặc dầu Lưu qua đời vì ung thư gan và đã từng bị viêm gan, một yếu tố nguy hiểm, nhà tù Trung Quốc đã nổi tiếng kém cỏi về chăm sóc y tế, và giới chức quản trị nhà tù thường ngăn cấm dịch vụ y tế đối với thành phần chống đối để gây áp lực với họ Tôi cho rằng căn bệnh ung thư của Lưu đã có thể được khám phá sớm hơn khi còn có thể chữa trị được, nếu anh đã không bị giam cầm.

5. Lưu qua đời trong tù cũng còn cho thấy Tập đã đưa Trung Quốc tới chỗ tụt hậu như thế nào. Trong nhiều năm thuộc thập niên 1990 và 2000, Lưu đã có tự do và có thể viết bài phổ biến trên internet hải ngoại, (Tôi đã có dịp nói chuyện với anh lần chót trước khi anh bị bắt vào năm 2008; Công An cắt đường giây điện thoại sau khi tôi xưng tên.) Trung Quốc dưới Tập kém tự do hơn Trung Quốc của 20 năm trước. Tôi đã viết một thư ngỏ cho Lưu vài hôm trước, tả về anh có lẽ như người tôi kính phục nhất, và tôi ước gì anh đã được đọc – nhưng tôi chắc là nhà cầm quyền đã không cho phép anh làm như thế.

6. Hầu hết người Trung Quốc chưa bao giờ nghe nói tới Lưu Hiểu Ba, vì bộ máy tuyên truyền của nhà nước đã loại bỏ tất cả những thảo luận về anh. Đây là điều nghịch lý: Người đầu tiên được tặng giải Nobel về những thành quả tranh đấu tại Trung Quốc đã từ trần, và anh hầu như không được thương nhớ tại chính đất nước mình.  Nhưng đối với chúng tôi, những người đã theo dõi những việc làm quan trọng phi thường và quả cảm của anh qua nhiều thập niên, đó là một cảm giác vô cùng trống vắng và buồn thảm – không buồn cho bản thân Lưu, người bây giờ đã hết bị trấn áp, nhưng buồn cho bước thụt lùi của Trung Quốc, và buồn cho sự nhút nhát của các nhà lãnh đạo thế giới trước chính sách tàn ác cho một trong những vĩ nhân của thời hiện đại. Chúng ta có thể học được rất nhiều điều từ Lưu: can đảm, chững chạc và nhìn xa, và tôi mong đợi một ngày nào đó mang hoa tới đặt tại đài tưởng niệm anh ở Quảng Trường Thiên An Môn.

============================== ============
Type Vietnamese anywhere !

http://www.angeltech.us/viet- anywhere/





__._,_.___

Posted by: hungthe 

Friday, July 28, 2017

Cựu chiến binh chống TQ, ông Lê Đình Lượng bị bắt

 

Cựu chiến binh chống TQ, ông Lê Đình Lượng bị bắt

  • 26 tháng 7 2017
Image result for Cựu chiến binh chống TQ, ông Lê Đình Lượng bị bắt
Ông Lê Đình Lượng hay cầm biểu ngữ, băng rôn tự chế để xuống đường diễu hành phản đối.
Hôm 24/7, một ngày trước khi phiên tòa xử nhà hoạt đồng Trần Thị Nga diễn ra, một nhà hoạt động khác cũng bị bắt giữ.
Ông Lê Đình Lượng, sinh năm 1965, cư trú tại xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, đã bị bắt hôm 24/7 theo Điều 79, tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Theo báo Tuổi Trẻ, ông Lượng "thường xuyên có các hoạt động nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân và gây phức tạp về tình hình an ninh, trật tự tại địa phương".
Ông Lượng bị bắt cùng ông Thái Văn Hòa khi trên đường về sau khi thăm gia đình gia đình tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai vào chiều 24/7, ông Hòa nói với BBC.
"Chúng tôi đang đi xe thì thấy hai chiếc ô tô bảy chỗ và 10 chiếc xe máy với công an mặc thường phục. Họ chặn xe, đánh đập rồi cho tôi và anh Lượng lên hai xe khác nhau. Về đến trụ sở công an ở Vinh thì họ thả tôi về nhưng tôi không thấy anh Lượng. Không biết họ đưa anh đi đâu," ông Hòa nói.
Ông Lượng không phải là một cái tên được biết đến rộng rãi trong cộng đồng bất đồng chính kiến như bà Trần Thị Nga, nhưng có lẽ vì ông chỉ hoạt động tại địa phương.

'Cựu chiến binh thành nhà hoạt động địa phương'

Ông Lê Đình Lượng là chú họ của luật sư Lê Quốc Quân, một trong những luật sư nhân quyền và nhà đấu tranh dân chủ nổi tiếng trong nước.
Trả lời BBC hôm 26/7, luật sự Quân nói ông Lượng "đúng nghĩa là một nhà hoạt động địa phương".
"Chú tôi là một cựu chiến binh ở biên giới phía bắc những năm 89 và 90. Ông từng phải đóng chốt ở đỉnh núi ngay biên giới với Trung Quốc, nấp trong hầm ẩm thấp.

"Ông có tinh thần rất yêu nước. Ông chỉ hoạt động ở mức địa phương thôi nhưng ông rất đau đáu với chuyện quốc tế dân sinh, chuyện Trung Quốc xâm lược biển đảo.
"Vào thứ Bảy, hay Chủ Nhật hay ngày lễ, ông cầm các biểu ngữ, băng rôn ông tự làm, đi dọc đường cùng một số anh em phản đối Formosa, bảo vệ biển đảo…"
Image result for Cựu chiến binh chống TQ, ông Lê Đình Lượng bị bắt
Bà Nguyễn Thị Quý, vợ ông Lượng nói: 'Chồng tôi là người tuyệt vời'
"Ông rất tích cực trong việc đòi quyền lợi chính đáng cho người dân."
Luật sư Quốc Quân kể ông Lượng đã có nhiều hoạt động đấu tranh như quyền sinh con thứ ba của người dân, việc bắt đóng phí giáo dục, tiêu biểu là việc thu phí sản lượng nông nghiệp.
"Trong việc thuế phí nông nghiệp, chính quyền tại địa phương quê tôi đã áp đặt một số sản lượng lên người dân dù luật pháp quy định được miễn. Chú tôi cùng một số anh em đấu tranh, cơ bản là được sự ủng hộ của người dân để lên xã phường đòi tiền. Chính ông chủ tịch xã phải thừa nhận và đền bù," luật sư Quân kể.
"Chú tôi có những hoạt động rất hữu ích và rất hay cho người nông dân. Người dân họ mách nhau, họ không đóng phí, những nơi khác họ cũng bắt đầu lật luật ra xem. Những cựu chiến binh bạn ông ấy cũng hỏi han cách thức để đấu tranh."
"Tôi thấy việc ông ấy làm là việc rất tiến bộ, có gì mà phản động?" Luật sư nói, "Giờ thấy ông bị bắt, tôi cảm thấy rất thương cảm và bất công."

'Chồng tôi là một người tuyệt vời'

Bà Nguyễn Thị Quý, vợ của ông Lê Đình Lượng nói với BBC rằng bà không nhận được thông tin gì về việc chồng bị bất, cũng không hề nhận được lệnh bắt người.

Image result for Cựu chiến binh chống TQ, ông Lê Đình Lượng bị bắt
Ông Lê Đình Lượng bị tấn công hồi 2015 sau khi đi thăm cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật.
"Tôi không biết chồng ở đâu, xem ra thì thấy chồng trên VTV, các mặt báo," bà Quý nói. "Tôi rất buồn và lo lắng, chồng tôi có rất nhiều bệnh, thái hóa cột sống, thái hóa xương chậu, bị gút.."
"Họ bắt chồng tôi như là lũ côn đồ bắt cóc con nít lấy nội tạng," bà nói.
Về cáo buộc ông Lượng "thường xuyên có các hoạt động nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân," bà Quý nói.
"Đối với tôi, chồng tôi là người tuyệt vời nhất. Chồng tôi đấu tranh cho bản thân, cho gia đình, cho dân làng, cho xã hội và cho sự thật. Tôi có thấy cái gì sai đâu," bà Quý nói
"Chồng tôi đấu tranh chồng tôi chỉ mất thời gian, mất công thôi. Nhà tôi chỉ mất công yêu nước, yêu đồng bào, yêu đồng chí. Thế thì có gì sai?"

Việc bắt ông Lượng có trái luật?

Theo luật sư Lê Quốc Quân, ông nói, dưới tư cách là luật sư, việc bắt giữ ông Lượng đã phạm vào Nguyên tắc suy đoán vô tội, theo Luật Tố tụng hình sự.
"Một người không bị coi là có tội cho đến khi có bản án có hiệu lực pháp luật, việc công an nói ông phản động hoạt động lật đổ chính quyền vừa vô lý vừa trái luật."
Theo báo Tuổi Trẻ, công an Nghệ An khẳng định việc thi hành lệnh bắt khẩn cấp đối với ông Lê Đình Lượng đảm bảo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Hiện Công an Nghệ An đang hoàn tất thủ tục, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam ông Lê Đình Lượng để phục vụ công tác điều tra, truy tố và xét xử theo quy định của pháp luật.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Xin kính gởi một bài báo của một cư dân tỵ nạn cộng sản tại Paris bình luận về một bài viết về tình hình Việt Nam đã được đăng lên báo Le Figaro ngày 25/07/2017



Xin kính gởi một bài báo của một cư dân tỵ nạn cộng sản tại Paris bình luận về một bài viết về tình hình Việt Nam đã được đăng lên báo Le Figaro ngày 25/07/2017

NCĐ

Vietnam: une dissidente condamnée
            Par Le Figaro.fr avec AFPMis à jour le 25/07/2017 à 14:22 Publié le 25/07/2017 à 14:15
            Le Vietnam a condamné aujourd'hui une dissidente à neuf ans de prison pour propagande antiétatique, deuxième lourde peine dans un procès politique prononcée en moins d'un mois. Dans ce pays communiste d'Asie du Sud-Est, les opposants sont fréquemment emprisonnés mais, d'après les défenseurs des droits de l'homme, l'arrivée de nouveaux leaders l'an passé a encore durci le climat.
            Il n'a fallu qu'une journée au tribunal de la province d'Ha Nam pour condamner Tran Thi Nga, 40 ans. Des dizaines de personnes s'étaient rassemblées devant le bâtiment, lourdement gardé par la police, pour la soutenir. Beaucoup étaient munies de pancartes demandant sa libération.
            Elle a été reconnue coupable de propagande antiétatique pour des articles et des vidéos postés sur le net. Dans ces publications, elle accuse "l'Etat communiste de violer les droits de l'homme et appelle au pluralisme" en demandant la suppression du parti unique, a estimé la cour.
           "Le verdict du tribunal qui a condamné ma cliente était préparé d'avance", a déclaré son avocat, Ha Huy Son, qui estime les accusations "sans fondement".
           Arrêtée en janvier, cette dernière était surtout connue pour son activisme antichinois, souhaitant voir le Vietnam se défendre contre son puissant voisin communiste et ses velléités en mer de Chine méridionale notamment. Elle avait aussi récemment protesté contre la gestion par le gouvernement d'une immense pollution maritime dans le centre du pays, en avril 2016.
        
            Fin juin, une autre dissidente et blogueuse, connue sous le nom de Me Nam ou "Mère champignon", avait été condamnée à dix ans de prison également pour propagande antiétatique, malgré une campagne internationale appelant à sa libération. Quelques jours auparavant, un blogueur dissident franco-vietnamien avait été renvoyé en France après avoir été privé de sa nationalité vietnamienne et expulsé par le régime. Il est le premier dissident de l'histoire récente à se voir retirer sa nationalité vietnamienne.
            langthang
          En septembre 1977, le Viet Nam "unifié" est devenu membre de l'Onu! L'unification des deux Viet Nam qui étaient séparés en deux parties (Nord et Sud) par le traité du 20 juillet 1954 de Genève est en fait réalisée par la force. En avril 1975, les armées du Nord (République Démocratique du Viet Nam : sous le régime communiste ) ont envahi le Sud (République du Viet Nam: sous le régime républicain) Tout de suite après des centaines de milliers de soldats sud-vietnamiens ont été envoyéss dans des camps de travaux forcés camouflés sous l'appellation "centre de rééducation". Tandis que leurs familles ont été parqués dans des zones montagneuses et forestières appelées "zones économiques nouvelles" pour défricher des terres sauvages pour survivre! Après 42 ans sous la domination totale et exclusive d'un parti communiste unique, cette "République Socialiste du Viet Nam" reste une prison à ciel ouvert où les populations supportent la surveillance policière permanente. Tout opposant risque à tout moment la prison s'il exprime ses conviction. Surtout s'il ose manifester contre la mainmise de la Chine Populaire, le "Grand Frère"! Le rapport de 2017 des Reporters Sans Frontières classe le Viet Nam à la 175è place sur 180 pays concernant la liberté de la presse, un droit essentiel d'un pays démocratique! Cela veut tout dire! Il suffit de gratter un peu la couche de peinture des buildings ultra-modernes des grandes villes, vous verrez la misère de la population!
            Le 25/07/2017 à 17:32    
             AlerterRépondre > >      audiophile
            Dans ce pays sur lequel vous crachez, il y a bien moins d'insécurité et d'attentats qu'en France.
            Le 25/07/2017 à 22:46 >   AlerterRépondre
           langthang
            audiophile, essayez de surfer sur la presse officielle ( aucun quotidien privé!) de ce pays communiste (en vietnamien ou en langues étrangères) vous verrez que le taux de criminalité est le plus élevé de toute l'Asie! Chaque jour, des milliers de meurtres, règlements de compte, accidents corporels ou mortels de la circulation, des vols à l'arraché , des agressions avec violence sont relatés par la pesse avec détails. A côté de cela, des dizaines de milliers de morts par an par le cancer à cause de l'intoxication alimentaire, de la pollution de l'air. Même les poissons de mer ne sont pas épargnés à cause du déversement des déchets toxiques de l'aciérie chinoise FORMOSA sur le littoral au Centre Viet Nam en Avril 2016(http://www.lemonde.fr/asie)-pacifique/article/2016/05/05/colere-au-vietnam-apres-la-decouverte-de-millions-de-poissons-morts-sur-les-plages_4914369_3216.html Quant aux hôpitaux publics, il n'est pas rare de voir deux malades sur un même "lit" et en dessous d'autres croupissent à même le sol dans une "salle" commune immense! Vous voulez que je continue? Ne lisez pas de la propagande à travers les "documentaires touristiques" ou les "écrits, récits" des intellectuels de la gauche française nostalgique de la "Révolution culturelle" des années 68 en France et en Chine ...
            Le 26/07/2017 à 10:40
          
           BẢN DỊCH
ViệtNam; một phụ nữ ly khai bị kết án

Báo Le Figaro cập nhật ngày 23/07/2017 lúc 14:22 dăng ngày 25/07/2017 luc 14g15
Việt Nam đã xử phạt hôm nay một phụ nữ ly khai 9 năm tù vì tội tuyên truyền chống nhà nước, đây là án xử nặng thứ hai trong một vụ xử đã được quyết định dưới một tháng. Trong một xứ Đông Nam Á, những người chống đối thường bị cầm tù nhưng theo những người bảo vệ nhân quyền , sự có mặt của nhà lãnh đạo mới cầm quyền năm vừa qua đã làm không khí ngột ngạt hơn.
Chỉ cần một ngày xử cho Toà Án tỉnh Hà Nam để kết án bà Trần Thị Nga, 40 tuổi. Vài chục người đã tụ tập trước toà nhà , đưọc canh giữ chặt chẻ bởi cảnh sát, để yểm trợ bà. Nhiều người cầm biểu ngữ đòi trả tự do cho bà.
Bà bị ghi nhận phạm tội tuyên truyền chống nhà nước bằng những bài viết và băng hình phóng trên mạng. Trong những bài viết đó, bà kết tội "Nhà Nước cộng sản đã xâm phạm những quyền tự do và kêu gọi đa nguyên " và đòi dứt bỏ độc đảng, Toà đã thẩm định như vậy.
" Bản án của Toà kết tội thân chủ của tôi đã được soạn sẵn" . Luật sư biện hộ đã tuyên bố như trên, và cho rằng những tội phạm này không có "cơ bản".
Bị bắt vào tháng giêng, bà này đưọc biết đến nhiều nhất là những hoạt động chống Tàu cộng, bà mong muốn thấy Việt nam tự bảo vệ chống lại người láng giềng mạnh cộng sản và những dòm ngó của họ ở hướng Nam biển Đông. Mới đây bà cũng đã phản đối chống sự xử lý của chính phủ đối với vụ ô nhiễm vĩ đại ở vùng ven biển Miền Trung vào tháng tư năm 2016.
Cuối tháng sáu, một nữ ly khai khác và dư luận viên có tên là Mẹ Nấm, đã bị kết án 10 năm tù cũng với tội danh tuyên truyền chống nhà nước, dù đã có một chiến dịch quốc tế kêu gọi trả tự do cho bà.
Vài ngày trước, một dư luận viên ly khai quốc tịch Pháp-Việt đã bị trả về Pháp sau khi đã bị tước bỏ quốc tịch Việt và bị trục xuất bởi chế độ. Ông là người ly khai đầu tiên của thời sự gần đây đã bị thu hồi quốc tịch Việt Nam.

Langthang
Tháng 9/1977, Viet Nam "thống nhất" làm thành viên của Liên Hiệp Quốc! Sự thống nhất của hai nước Viet Nam, trước đây đã được chia đôi hai miền (Bắc và Nam) bởi hiệp định Genàve ngày 20/07/1954, thật ra đã bị thực hiện bằng vũ lực. Tháng 4/1975, bộ đội miền Bắc (Cộng Hoà Dân Chủ Viêt Nam: dưới chế độ cộng sản) đã xâm chiếm Miền Nam (Cộng Hoà Việt Nam: dưới chế độ cộng hoà). Ngay sau đó nhiều trăm ngàn binh sĩ Miền Nam bi đày vào những trại khổ sai được ngụy danh là "trại cải tạo". Trong khi đó thì gia đình của họ bị đem nhốt trong những vùng cao nguyên hay rừng sâu hoang vắng mang tên là "vùng kinh tế mới" để khơi rẩy tự sinh tồn! Sau 42 năm dưới ách thống trị toàn diện và độc đoán của đảng cộng sản , cái "Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa" này vẫn còn là một nhà tù lộ thiên nơi đó dân chúng phải chịu đựng sự canh chừng thường trực của cảnh sát. Ai chống đối sẽ có thể bị giam cầm bất cứ lúc nào nếu họ phát biểu cảm nghĩ riêng. Nhất là nếu họ dám biểu tình chống lại sự trấn áp của Tàu cộng , "Người Anh Lớn"! Phúc trình năm 2017 cuả Ký Giả Không Biên Giới cho Việt Nam vào hạng thứ 175 trên 180 quốc gia về vấn đề tự do báo chí , một quyền căn bản của một quốc gia dân chủ! Phúc trình này đã muốn nói rõ mọi điều! Chỉ cần cào nhẹ lớp vỏ sơn của những cao ốc tân thời của những thành phố lớn, quý vị sẽ thấy sự nghèo khổ của người dân!
          
           Báo động- Trả lời

audiophile:
Ở nước mà ông đã khạc nhỗ lên, có rất ít những bất an và mưu sát khủng bố hơn là ở Pháp.
ngày 25/07/2017 lúc 22g40

langthang
audiophile, ông thử lướt trên báo chí chính thức ((không có một nhật báo tư nào hết!) của nước cộng sản này (tiếng Việt hay ngoại quốc), sẽ thấy chỉ số tội ác cao nhất Á châu!
> Mỗi ngày hàng ngàn vụ giết người, thanh toán, tai nạn giao thông đổ máu hoặc có tử vong, cướp giựt, tấn công bạo hành đã được báo chí kể rành mạch với đầy đủ chi tiết. Bên cạnh đó, hàng vài chục ngàn người chết mỗi năm vì ung thư bởi ngộ độc vi thực phẩm và ô nhiễm không khí. Ngay cả cá biển cũng không thoát khỏi vì sự sa thải chất độc bởi nhà máy Tàu luyện thép FORMOSA ở ven biển miền Trung và tháng 4/2016.
(http://www.lemonde.fr/asie)-pacifique/article/2016/05/05/colere-au-vietnam-apres-la-decouverte-de-millions-de-poissons-morts-sur-les-plages_4914369_3216.html
Tại những bịnh viện công, không hiếm thấy cảnh 2 bệnh nhân nằm trên
"1 giường" và ở dưới là vài người co mình nằm ngay trên sàn gạch trong môt "phòng chung" mênh mông! Ông có muốn tôi tiếp tục không?
Đừng đọc tuyên truyền qua những "tài liệu du lịch" hay những
"bài viết, truyện ký" của những trí thức tả phái của Pháp hoài niệm "Cách Mạng Văn Hoá" của những năm 68 tại Pháp hay Tàu cộng
Ngày 26/07/2017 lúc 10g40

__._,_.___

Posted by: caoduong

Thursday, July 27, 2017

Việt Nam : HRW đòi hủy bỏ vụ xử bà Trần Thị Nga

Ánh trăng rằm

 

 

 

Việt Nam : HRW đòi hủy bỏ vụ xử bà Trần Thị Nga

mediaBà Trần Thị Nga từng phản đối vụ bắt giữ blogger Mẹ Nấm vào tháng 10/2016.@hrw.org
Trên nguyên tắc, ngày mai 25/05/2017, một tòa án tại tỉnh Hà Nam, miền bắc Việt Nam, sẽ mở phiên xét xử bà Trần Thị Nga, bị bắt giữ vào tháng Giêng năm nay về tội « tuyên truyền chống nhà nước ». Trong một thông cáo công bố tại Bangkok hôm nay, 24/07/2017, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, trụ sở tại Mỹ, đã  yêu cầu chính quyền Việt Nam hủy bỏ vụ án nhắm vào bà Nga.
Đối với Human Rights Watch, việc chính quyền đưa bà Nga ra tòa dựa trên điều 88 bộ Luật Hình Sự Việt Nam nằm trong chiến dịch « dập tắt tiếng nói chỉ trích… với cáo buộc ngụy tạo có mức án tù nhiều năm… », nhằm vào một người mà theo Human Rights Watch, đã « hoạt động vì quyền của người lao động từ nhiều năm nay... đấu tranh chống lại nạn lạm dụng như buôn người, công an bạo hành và cưỡng chế đất đai... tham gia các cuộc biểu tình bảo vệ môi trường… ».
Bản thông cáo đã nhân vụ xử bà Trần Thị Nga bày tỏ thái độ quan ngại trước tình trạng mà Human Rights Watch gọi là « Những mối đe dọa mới đối với cộng đồng mạng đang gia tăng » tại Việt Nam, với « hơn 100 nhà hoạt động (nhân quyền) hiện đang thụ án tù vì đã thực thi các quyền cơ bản của họ, như tự do ngôn luận, nhóm họp, lập hội và tôn giáo. ».
Trong bản thông cáo, ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách châu Á của  Human Rights Watch kêu gọi « các nhà tài trợ nước ngoài sử dụng ảnh hưởng của mình để gây sức ép đòi thả bà Trần Thị Nga ngay lập tức » và yêu cầu Việt Nam « chấp nhận tiếng nói chỉ trích, thay vì tống những người chỉ trích vào tù ».
Báo chí trong nước hồi đầu năm, khi đưa tin về việc bắt giữ bà Trần Thị Nga đã ghi nhận tội danh của bà là « tuyên truyền chống nhà nước ». Bị bắt theo Điều 88, Luật Hình Sự, bà Nga bị cáo buộc « đưa một số video clip, bài viết tuyên truyền chống nhà nước » lên Internet.


Nhà tranh đấu Trần Thị Nga sẵn sàng cho phiên xử

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2017-07-24
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Bà Trần Thị Nga bị bắt hôm 27/1/2017.
Bà Trần Thị Nga bị bắt hôm 27/1/2017.
Photo courtesy of danlambao
Nhà tranh đấu Trần Thị Nga sẵn sàng cho phiên xử
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh

Thứ Ba 25 tháng Bảy, Việt Nam mở phiên xét xử nhà tranh đấu dân chủ, nhân quyền và lao động Trần Thị Nga, bị bắt ngày 21 tháng Giêng năm 2017 vì tội tuyên truyền chống nhà nước, vi phạm Điều 88 Bộ Luật Hình Sự.
Bị bắt những ngày giáp Tết
Chị Trần Thị Nga, còn được biết đến qua tên Thúy Nga, là khuôn mặt quen thuộc trong giới đấu tranh dân chủ nhân quyền cho Việt Nam. Ngày  21 tháng Giêng 2017, nhằm ngày 24 Tết Đinh Dậu, chị Trần Thị Nga bị bắt  từ nhà riêng ở Phủ Lý, Nam Hà, bỏ lại 2 con thơ trong những ngày cận Tết truyền thống.
Thứ Ba ngày 25 tháng Bảy này, chị Trần Thị Nga sẽ bị đưa ra tòa xét xử tội tuyên truyền chống phá nhà nước, vi phạm điều 88  Bộ Luật Hình Sự.
Được biết vài tiếng đồng hồ trước khi bị bắt, chị Trần Thị Nga từng kêu cứu trên mạng xã hội là chị bị cô lập, bị cấm không cho ra khỏi nhà để  mua sắm Tết. Mặc dù có 2 con nhỏ, nhưng chị đã phải liên tục thay đổi chỗ ở vì cứ bị công an sách nhiễu, bị côn đồ ném những thứ dơ bẩn vào nhà,  thậm chí có lúc công an còn khóa trái cửa bên ngoài khiến chị không thể ra khỏi nhà, chưa kể những lúc chị còn bị đe dọa, bị chửi bới và bị đánh, 3 mẹ con chị cũng từng bị kẻ lạ mặt hắt cả mắm tôm vào người. Khi đó, kể lại với đài Á Châu Tự Do, chị Trần Thúy Nga nói:
Tháng Mười hai 2015 họ cũng đã đổ mắm tôm vào mẹ con tôi, lúc đó là có công an phường Hai Bà Trưng thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam.
Tối ngày 21 tháng Hai năm 2016 tôi cho con tôi là bé Phú 5 tuổi và bé Tài 3 tuổi ra siêu thị cho các cháu vui chơi. Đến hơn 9 giờ tối, khi vừa ra khỏi siêu thị khoảng 100 mét thì lực lượng công an tỉnh Hà Nam đi theo mẹ con tôi từ lúc rời nhà đấy, vì từ nhiều ngày nay mẹ con liên tục bị công an khống chế tại gia cũng như rình rập theo dõi, họ đi theo và họ đã đổ mắm tôm lên người mẹ con tôi. Đến ngày hôm sau là ngày 22 thì công an của tỉnh Hà Nam tiếp tục bao vây và khống chế quyền tự do đi lại của mẹ con tôi ngày tại nhà. Cho tới thời điểm này thì họ vẫn ngồi quanh quẩn nơi khu vực nhà tôi.
Ông Phan Văn Phong, bố của 2 đứa con chị Nga, bảo ông không biết nói gì hơn là:
Họ nhắm đúng ngày trước Tết mà bắt cô ấy đi, bắt trước Tết như vậy là một cái đòn quá thâm hiểm, quá dã man, tàn ác và bẩn thỉu mà có lẽ chỉ cộng sản mới nghĩ ra.
Tôi thấy chính quyền cộng sản luôn làm điều bất minh, tôi thấy họ vô nhân tính, cực kỳ dã man.
- Bạn thân của chị Nga

Một  người bạn thân của chị Nga lên tiếng:
Bạn tôi chỉ nói lên tiếng nói của lương tâm, nói lên trách nhiệm của một con người, một công dân trong xã hội, nó chỉ muốn một xã hội tốt đẹp hơn. Tôi thấy chính quyền cộng sản luôn làm điều bất minh, tôi thấy họ vô nhân tính, cực kỳ dã man
Chị Trần Thị Nga bị đối xử như vậy chỉ vì thường góp mặt và lên tiếng tại những cuộc biểu tình của nông dân đòi đất, những lần tập hợp  phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam, những cuộc tuần hành chống ô nhiễm môi trường  do Formosa gây ra.
Trong bài viết tựa đề “ Cho Một Người Phụ Nữ, Tháng Chạp”, blogger Tuấn Khanh nói  về chị Trần Thúy Nga sau khi hay tin chị bị bắt đi, rằng “Có những người phụ nữ Việt Nam đã nguyện thắp lên những ngọn đuốc soi sáng trong xã hội, cho tôi và cho các bạn. Ánh sáng đó, đôi khi họ phải trả giá bằng đời người, bằng tù đày và cô đơn. Hôm nay, nếu các bạn và tôi phản bội lại ánh sáng đó, chúng ta không xứng đáng làm người, cũng không xứng đáng để tồn tại trong giống nòi Việt Nam.”
Tất cả việc làm của chị Trần Thị Nga bắt nguồn từ chuyến xuất khẩu lao động sang Đài Loan trước đây. Chứng kiến hoàn cảnh khó khăn thấp cổ bé miệng của công nhân Việt bên xứ Đài, khi trở về chị tiếp tục tranh đấu bằng cách công khai tố cáo những hành vi sai trái vô trách nhiệm của các công ty môi giới chuyên đưa lao động sang Đài Loan như kiểu mang con bỏ chợ.
h1235-400.jpg
Bà Trần Thị Nga, ảnh chụp trước đây. Citizen photo
Theo cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên, bản thân chị Trần Thị Nga từng bị tai nạn trong thời gian đi xuất khẩu lao động bên Đài Loan:
Khi chị bị như vậy, thì một số người dân bản xứ ở đó, cũng như người Việt lao động tại Đài Loan, đã liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại Đài Loan (văn phòng đại diện chứ không phải cơ quan ngoại giao) tuy nhiên họ im lặng và không giúp đỡ chị Nga. Sau đó chị được Cha Hùng và một số người Việt tại Đài Loan giúp đỡ. Sau đó chị Nga có tâm sự với tôi rằng từ đó chị biết nhiều hơn về hiện tình đất nước. Chị quan niệm rằng khi chị gặp nạn thì được người ta giúp thì chị phải giúp đỡ những người khác. Đó là lý do chị Nga trở thành một người hoạt động xã hội về sau này.
Trong mắt tôi chị Nga là một người phụ nữ có tính cách thẳng thắn, bộc trực và rất là can trường. Có thể chị Nga không phải là một người có những kiến giải hay là đưa ra những quan điểm chính trị mang tầm vóc vĩ mô. Nhưng quả thật là trong cuộc đấu tranh để đổi thay đất nước này, những người như chị Nga rất là đáng quí. Đặc biệt cái hình ảnh khi chị Nga bị bắt, chị đối đáp lại với những kẻ bắt chị, tôi cho rằng đó là một hình ảnh vô cùng đẹp, của một người tranh đấu, mà cụ thể ở đây là của Trần Thị Nga.
Về hoàn cảnh bị bị sách nhiễu, bị hành hung bởi những kẻ gọi là côn đồ mà chị Trần Thị Nga phải gánh chịu, nhà hoạt động Dũng Mai ở Hà Nội cho biết:
Đặc biệt là ngày 20 tháng Năm 2014 thì  bốn năm thanh niên xúm vào dùng 2 cây sắt đánh cô ấy rất dã man, đánh cô ấy vỡ cả xương bánh chè ra mà hôm ấy là tôi có mặt. Tôi không hiểu cái nhà nước này, cái chính quyền này sao lại có thể cư xử với một người phụ nữ đến như vậy.
Những điều luật mơ hồ
Không chỉ cộng đồng mạng, các bloggers hay các nhóm xã hội dân sự trong nước mà các tổ chức nhân quyền bên ngoài cũng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do ngay tức khắc cho người tù lương tâm Trần Thị Nga.
Ngày 27 tháng Giêng 2017, một tuần sau khi chị Nga bị bắt, Human Rights Watch Giám Sát Nhân Quyền, trụ sở tại New York, Hoa Kỳ, yêu cầu Việt Nam trả tự do cũng như xóa bỏ mọi cáo buộc rằng những thông tin trên mạng và những hoạt động ngoài đời của chị Trần Thị Nga có động cơ chính trị.
Ông Brad Adams, giám đốc phân ban Á Châu trong Human Rights Watch, cho rằng thật là sai trái và khôi hài khi Việt Nam luôn coi chuyện truy cập Internet và đăng tải những quan điểm có ý phê phán nhà nước là tội hình sự cần bị trừng phạt.
Đối với phiên tòa sắp tới thì tinh thần chị Nga cũng thoải mái và sẵn sàng.
-Luật sư Hà Huy Sơn

Đến ngày 8 tháng Ba 2017, Ngày Quốc Tế Phụ Nữ, tù nhân lương tâm Trần Thị Nga được đưa vào danh sách 6 người nữ hoạt động nhân quyền được Amnesty International - Ân Xá Quốc Tế vinh danh. Trong thông cáo báo chí trước đó một ngày, bà Champa Patel, giám đốc khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của Ân Xá Quốc Tế chỉ trích tội danh  chống  phá nhà nước, vi phạm Điều 88 Bộ Luật Hình Sự mà nhà cầm quyền Việt Nam thường viện ra để kết tội chị Trần Thị Nga và một số những nhà đấu tranh khác là một điều luật mơ hồ và vô lý.
Vẫn theo lời bà Champa Patel thì Đông Nam Á chỉ một vài chính phủ có thể tự hào về thành tích nhân quyền nhưng lại có vô số phụ nữ trong khu vực dám đứng lên chống lại những bất công xã hội.
Mới đây nhất, hôm 21 tháng Bảy  2017, Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Con Người trụ sở tại Paris, Pháp, ra thông cáo báo chí về trường hợp tù tội của chị Trần Thị Nga, kêu gọi Hà Nội trả tự do tức khắc cho nhà hoạt động vì quyền lao động và đất đai can cường này, đồng thời chấm dứt mọi hành động có tính cách đàn áp, bắt giữ và bịt miệng những người bất đồng chính kiến trong nước.
Giờ thì mọi người đang chờ đợi xem chị Trần Thị Nga có bị kêu án những 10 năm tù giam như trường hợp blogger kiêm nhà bảo vệ môi trường Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay không.
Đài Á Châu Tự Do đã liên lạc với luật sư Hà Huy Sơn là người bào chữa pháp lý cho chị Trần Thị Nga:
Tôi mới gặp bà Nga hôm 20 tháng Bảy, về sức khỏe thì trước chị bị rách niêm mạc họng nhưng giờ đỡ rồi. Chị hiện còn bị ù tai và đau họng. Đối với phiên tòa sắp tới thì tinh thần chị Nga cũng thoải mái và sẵn sàng.
Phiên xử được Tòa Án Nhân Dân tỉnh Hà Nam loan báo sẽ kéo dài 2 ngày 25 và 26, tuy nhiên  theo luật sư Hà Huy Sơn thì có thể chỉ diễn ra trong ngày 25 mà thôi.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 
VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-22/11/2024

Popular Posts

My Blog List