Saturday, July 29, 2017

Lưu Hiểu Ba, chúng tôi nhớ anh - Nicholas Kristof - ♦ Chuyển ngữ: Đinh Từ Thức



----- Forwarded Message -----
From: D N Krall <yungkrall201> wrote
Sent: Sunday, July 23, 2017 6:59 PM
Subject: Fwd: Lưu Hiểu Ba, chúng tôi nhớ anh - Nicholas Kristof - ♦ Chuyển ngữ: Đinh Từ Thức



🇱🇷 WE DO NOT LIVE IN VIỆT NAM, VIỆT NAM LIVES IN US.


LHB portrait

Bóng một người đứng trước hình Lưu Hiểu Ba tại Trung Tâm Hoà Bình Nobel ở Oslo, 2010
Hình Odd Andersen/Agence France-Presse — Getty Images
Tuy muốn trở thành cường quốc số một thế giới, Trung Quốc vẫn sợ một người dân của chính mình là Lưu Hiểu Ba. Sợ đến nỗi ông Lưu bị ung thư sắp chết, vẫn không tha, không cho ông tự do ra nước ngoài chữa bệnh. Ngay cả sau khi ông đã từ trần ngày 13 tháng 7, 2017, nhà cầm quyền Bắc Kinh vẫn sợ xác chết của ông, đến nỗi vội vã thu xếp hoả táng hai ngày sau, và lập tức thả tro xuống biển, để xoá mọi dấu vết về ông. Nhưng làm sao xoá được những gì trong lòng người?
Bài sau đây của nhà bình luận Nicholas Kristof, mang tựa “Liu Xiaobo, We Miss You,” đăng trên The New York Times đúng ngày Lưu Hiểu Ba từ trần.
– Người dịch
Mandela của thời đại chúng ta đã qua đời, anh Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) ít nhất bây giờ đã tìm thấy bình an sau hàng thập niên đau khồ vì bị nhà cầm quyền Trung Quốc đối xử tàn bạo.
Anh Lưu, 61 tuổi, kể từ thời Đức Quốc Xã, là người được tặng giải Nobel đầu tiên đã qua đời trong khi bị giam giữ, và cái chết của anh là lời tố cáo về cách đối xử tàn bạo của Trung Quốc đối với một trong những khuôn mặt vĩ đại của thời đại.
Ngay cả khi Lưu bị đe doạ bởi cái chết do ung thư, Trung Quốc từ chối cho anh ra nước ngoài chữa trị hầu có thể cứu mạng. Trong một hành động đê tiện và ghê tởm, nhà cầm quyền Trung Quốc đã quay phim cảnh Lưu đang chống chọi với tử thần, và không được phép của anh, đem chiếu như một tài liệu tuyên truyền sai lầm rằng anh đang được điều trị tử tế.
Trong những tuần sắp tới, Trung Quốc có lẽ sẽ cố gắng tiêu huỷ xác của Lưu theo cung cách để tránh phần mộ anh trở thành một địa điểm hành hương dân chủ. Nhà cầm quyền chắc chắn sẽ tìm cách nạt nộ và đe doạ quả phụ can đảm của Lưu là Lưu Hà (Liu Xia), và có thể cầm giữ chị tại nhà vô hạn để chị không thể lên tiếng.
Liệu các nhà lãnh đạo phương Tây có ai lên tiếng cho chị? Tôi sợ chẳng có ai, chẳng hơn gì họ đã mạnh miệng lên tiếng cho chính Lưu Hiểu Ba.
Nếu cái chết của Lưu là bản cáo trạng về sự đàn áp của Trung quốc, nó cũng nêu bật sự sợ hãi của các nhà lãnh đạo phương Tây đã quá hèn nhát để nêu ra trường hợp của anh một cách có ý nghĩa. Tổng Thống Trump đã gặp Chủ Tịch Tập Cận Bình (Xi Jinping) ở Hamburg tại hội nghị thượng đỉnh G-20 và đã không hề hé môi nhắc tới tên của Lưu Hiểu Ba. Thật đáng xấu hổ.
Lưu Hiểu Ba qua đời với nhân cách và danh dự, đúng với các nguyên tắc của anh. Tất cả những người khác, không được như thế.
Một ngày nào đó sau khi dân chủ đã đến Trung Quốc, sẽ có một đài tưởng niệm cho Lưu tại Quảng Trường Thiên An Môn. Sẽ không bao giờ có một đài tưởng niệm tại đó trong nước Trung Quốc tự do cho Tập, người đã chỉ huy một cuộc trấn áp tàn bạo nhóm chống đối, khiến Trung Quốc kém tự do trầm trọng.
clip_image002
Hình vẽ của nghệ sĩ Trung Quốc Tiểu Quái (RFA)

Với những người không biết về Lưu, sau đây là vài nét về anh:
1. Anh đã là một giáo sư sáng giá, vào mùa Xuân năm 1989, là một học giả thỉnh giảng sống yên lành tại Đại Học Columbia (New York). Nhưng khi cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Thiên An Môn bắt đầu, anh vội vàng trở về Trung Quốc để hỗ trợ những người biểu tình. Khi quân đội nổ súng vào người biểu tình đêm 3 rạng 4 tháng Sáu, 1989, anh có thể bỏ trốn, nhưng đã ở lại thương lượng với quân đội, để xếp đặt một cuộc rút lui an toàn cho các sinh viên từ trung tâm Quảng Trường Thiên An Môn. Cả trong thập niên 1990, anh có thể sang phương Tây, nhưng thay vào đó, đã ờ lại tranh đấu cho tự do ngay trong đất nước mình.

2. Chuyện tình của anh cũng thuộc loại vĩ đại, và Trung Quốc đã đối xử tàn bạo với vợ anh, Lưu Hà, để tăng thêm sức ép lên anh. Tinh thần của Lưu Hà dễ bị xúc động, và mặc đầu chưa bao giờ bị truy tố về bất cứ tội gì, chị vẫn bị cầm giữ tại nhà. Nhà cầm quyền Trung Quốc biết rằng Lưu Hiểu Ba không bao giờ bị sứt mẻ, vì thế, họ chủ ý gây tình trạng cô quạnh và đau khổ trên vợ anh để gây ảnh hưởng nơi anh. Tuy vậy, cặp vợ chồng này đã kiên trì, và có lần anh đã viết những dòng rất đẹp cho chị: “Tình yêu của em như ánh mặt trời vượt qua tường cao và xuyên qua song sắt cửa sổ phòng giam anh, vuốt ve từng phân da anh, sưởi ấm từng tế bào thân thể anh … và lấp đầy mọi phút giây thời gian của anh trong tù với ý nghĩa.”

3. Bất đồng chính kiến thường là những người khác thường, vì phải có những gì đặc biệt để trải qua mọi hiểm nguy và thách thức một nhà nước áp chế. Lưu Hiểu Ba bắt đầu sự nghiệp khác thường, một học giả với tác phong của một enfant terrible nông nổi và kiêu ngạo, nhưng rồi trở thành ôn hoà hơn và hợp lý hơn trong sự nghiệp. Anh kêu gọi dân chủ, Hiến Chương 08, là mẫu mực của sự hợp lý, và thỉnh thoảng anh khen ngợi những kẻ làm khổ anh chỉ vì nhiệm vụ để chứng tỏ rằng anh không chống lại họ — và đó là một lý so tôi so sánh anh với Mandela.

4. Chưa rõ việc Chủ Tịch Tập chịu trách nhiệm về cái chết của Lưu, nhưng rất có thể là như vậy. Mặc dầu Lưu qua đời vì ung thư gan và đã từng bị viêm gan, một yếu tố nguy hiểm, nhà tù Trung Quốc đã nổi tiếng kém cỏi về chăm sóc y tế, và giới chức quản trị nhà tù thường ngăn cấm dịch vụ y tế đối với thành phần chống đối để gây áp lực với họ Tôi cho rằng căn bệnh ung thư của Lưu đã có thể được khám phá sớm hơn khi còn có thể chữa trị được, nếu anh đã không bị giam cầm.

5. Lưu qua đời trong tù cũng còn cho thấy Tập đã đưa Trung Quốc tới chỗ tụt hậu như thế nào. Trong nhiều năm thuộc thập niên 1990 và 2000, Lưu đã có tự do và có thể viết bài phổ biến trên internet hải ngoại, (Tôi đã có dịp nói chuyện với anh lần chót trước khi anh bị bắt vào năm 2008; Công An cắt đường giây điện thoại sau khi tôi xưng tên.) Trung Quốc dưới Tập kém tự do hơn Trung Quốc của 20 năm trước. Tôi đã viết một thư ngỏ cho Lưu vài hôm trước, tả về anh có lẽ như người tôi kính phục nhất, và tôi ước gì anh đã được đọc – nhưng tôi chắc là nhà cầm quyền đã không cho phép anh làm như thế.

6. Hầu hết người Trung Quốc chưa bao giờ nghe nói tới Lưu Hiểu Ba, vì bộ máy tuyên truyền của nhà nước đã loại bỏ tất cả những thảo luận về anh. Đây là điều nghịch lý: Người đầu tiên được tặng giải Nobel về những thành quả tranh đấu tại Trung Quốc đã từ trần, và anh hầu như không được thương nhớ tại chính đất nước mình.  Nhưng đối với chúng tôi, những người đã theo dõi những việc làm quan trọng phi thường và quả cảm của anh qua nhiều thập niên, đó là một cảm giác vô cùng trống vắng và buồn thảm – không buồn cho bản thân Lưu, người bây giờ đã hết bị trấn áp, nhưng buồn cho bước thụt lùi của Trung Quốc, và buồn cho sự nhút nhát của các nhà lãnh đạo thế giới trước chính sách tàn ác cho một trong những vĩ nhân của thời hiện đại. Chúng ta có thể học được rất nhiều điều từ Lưu: can đảm, chững chạc và nhìn xa, và tôi mong đợi một ngày nào đó mang hoa tới đặt tại đài tưởng niệm anh ở Quảng Trường Thiên An Môn.

============================== ============
Type Vietnamese anywhere !

http://www.angeltech.us/viet- anywhere/





__._,_.___

Posted by: hungthe 

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official26/3/2024

Popular Posts

My Blog List