Wednesday, July 19, 2017

« Lưu Hiểu Ba và sự lãnh đạm của phương Tây »


« Lưu Hiểu Ba và sự lãnh đạm của phương Tây »

media
Dân Hồng Kông tưởng niệm Lưu Hiểu Ba. Ảnh 15/07/2017.Reuters
Cái chết của Lưu Hiểu Ba giải Nobel Hòa Bình 2010, nhà ly khai hàng đầu ở Trung Quốc vẫn để lại nhiều dư âm xúc động trên báo chí Pháp, đặc biệt nhật báo Le Monde đã dành nhiều trang bài để nói về nhà đấu tranh vì dân chủ này. Xã luận của nhật báo Le Monde chạy tựa : « Lưu Hiểu Ba và sự lãnh đạm của phương Tây ».
Mở đầu bài viết, le Monde nhắc lại vào năm 2008 khi chọn đặt tên cho cương lĩnh đấu tranh vì dân chủ ở Trung Quốc là « Hiến Chương 08 », nhà ly khai Lưu Hiểu Ba và các bạn bè ông muốn có sự liên tưởng tới bản « Hiến Chương 77 » nổi tiếng do nhà ly khai của Cộng Hòa Séc, Vaclav Havel soạn thảo năm1977.
So sánh với các nhà đấu tranh vì tự do dân chủ nổi tiếng trên thế giới, Le Monde nhận thấy, Vaclav Havel cũng giống như Lưu Hiểu Ba đã phải ngồi tù nhiều năm vì một bản hiến chương, nhưng rồi ông đã trở thành tổng thống. Đến Nelson Mandela, một biểu tượng đấu tranh vì tự do và quyền con người, cũng đã trở thành lãnh đạo đất nước Nam Phi sau 27 năm bị giam cầm. Giống như Mandela, Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa Bình khi đang ở trong tù. Nhưng chỉ có cái chết mới giải thoát được ông khỏi vòng giam cầm của chế độ Cộng Sản Bắc Kinh.
Le Monde nhận thấy có điểm khác biệt rõ rệt giữa số phận của Lưu Hiểu Ba với những nhà đấu tranh nổi tiếng khác. Vaclav Havel, Nelson Mandela hay Andrei Sakharov thì được các chính phủ dân chủ trên thế giới quan tâm đấu tranh liên tục đòi tự do cho họ. « Không có một cuộc gặp cấp cao hay hội nghị quốc tế nào mà tên của họ không được nhắc tới. Nhiều cuộc thương lượng ở cấp cao nhất đã từng diễn ra để đòi tự do, cải thiện điều kiện giam giữ cho họ hay thậm chí có cả những cuộc mặc cả trao đổi », Le Monde nhấn mạnh.
Tuy nhiên với trường hợp Lưu Hiểu Ba thì khác. Gần đây nhất, tại thượng đỉnh G20 diễn ra trong hai ngày 07 và 08/07 ở Hambourg, Đức, vấn đề Lưu Hiểu Ba được né tránh khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng có mặt ở đó. Tờ báo nhắc thêm sự kiện trong cuộc họp báo chung giữa tổng thống Pháp và Mỹ tại Paris, được một nhà báo Trung Quốc đặt câu hỏi về ấn tượng của họ đối với ông Tập Cận Bình, ông Macron thì gọi đó là « một trong những lãnh đạo lớn của thế giới » còn ông Trump thì tán dương đó là « một người bạn, một lãnh tụ tài năng, một người rất tốt ». Nhưng cả hai không đả động một lời nào về cái chết của giải Nobel Hòa Bình trong khi bị giam cầm.
Mặc dù sau đó tổng thống Pháp đã có vài dòng trên Twitter bày tỏ cảm xúc về cái chết của nhà ly khai. Ngoại trưởng Mỹ thì cũng kêu gọi Bắc Kinh để bà Lưu Hà vợ góa của Lưu Hiểu Ba được tự do ra nước ngoài. Xã luận của Le Monde ghi nhận, trong tất cả các phản ứng từ phương Tây về cái chết của Lưu Hiểu Ba, người ta tránh nói đến nhân quyền, hay bản án phi nhân đạo của chính quyền Trung Quốc đối với những nhà đối lập .
Le Monde bình luận : « Đó là hành động thiếu tư cách đạo đức và là một sai lầm chính trị. Chủ tịch Tập đã cố công thể hiện vai trò cường quốc kinh tế đang lên. Ông ta cũng cố tỏ ra là một đồng minh của châu Âu trên mặt trận khí hậu, một nhân tố đáng kể trong các cuộc đàm phán thương mại, ông ta có thể làm tất cả những điều đó nhưng đồng thời phải tôn trọng cuộc sống của những công dân của nước mình dám đấu tranh vì tự do. Các nước phương Tây có trách nhiệm nhắc nhở ông Tập điều đó. Điều tối thiểu giờ đây là phương Tây đấu tranh đòi tự do cho bà Lưu Hà để bà được lựa chọn nước bà đến ».
Thông đồng với Nga, chuyện dài nhiều tập của Donald Trump
Một thời sự khác đang lôi cuốn sự chú ý của dư luận, đó là những rắc rối đối với ông Donald Trump về những nghi ngờ quan hệ mờ ám với Nga từ trong chiến dịch tranh cử tổng thống. Nhật báo Le Figaro có bài : « Trở về Washington, Donald Trump lại đắm chìm vào vụ việc dính líu với Nga ».
Câu chuyện dài tập về mối quan hệ với Nga lần này tập trung vào nhân vật chính là con trai tổng thống Mỹ. Tờ báo nhận định : « Chiến dịch minh bạch của Donal Trump Junior đã không thành công. Tuần trước với việc cho công bố toàn bộ những thư trao đổi trước cuộc gặp đang gây tranh cãi tại tòa tháp Trump Tower, con trai của tổng thống nghĩ sẽ tháo gỡ được nghi ngờ thông đồng với Nga. Thế nhưng sự việc diễn ra không hề như ý muốn, từ Paris trở về, Donald Trump đang phải đối mặt với những câu hỏi mới và một cuộc điều tra thúc bách hơn bao giờ hết ».
Theo Le Figaro, các cộng sự của tổng thống đánh giá vụ việc này là « cơn bão cấp 5 » đang đổ xuống Nhà Trắng và sẽ không hạ cường độ với những tiết lộ tiếp theo. Ít nhất có 8 người đã tham dự vào cuộc gặp tại Trump Tower, tổng hành dinh chiến dịch tranh cử tổng thống của Donald Trump hôm 09/06/2016 Bên phía Trump có con trai cả Donald Trump Junior, con rể Jared Kushner, khi đó là lãnh đạo chiến dịch tranh cử của Donald Trump, Paul Manafort, một người nổi tiếng thân Nga và một phiên dịch. Phía Nga có nữ luật sư Nathalia Veselnitskaia, nhà quảng cáo Goldstone, một đại diện của gia đình nhà tài phiệt Agalarov, một người thân cận với ông Vladimir Putin và cuối cùng là một nhân vật đặc biệt, Rinat Akhmatshin, một nhà vận động hành lang nổi tiếng, mang hai quốc tịch Nga và Mỹ. Ông này bị nhiều dân biểu Mỹ nghi ngờ có liên hệ với các cơ quan tình báo Nga. Tuy nhiên ông đã phủ nhận và chỉ nhận là đã có thời gian phục vụ trong một đơn vị quân báo của Hồng Quân như là một lính nghĩa vụ.
Theo Le Figaro, « hàng loạt các phát giác và sự xuất hiện những nhân vật mới trong câu chuyện dài tập này đang buộc các thành viên trong phe cánh nhà Trump phải nâng cao tự vệ. Nhà Trắng vừa mới tuyển dụng luật sư Ty Cobb với nhiệm vụ chuyên giám sát trả lời các nhà điều tra.
Thổ Nhĩ Kỳ : Một năm đảo chính hụt, một năm bị bóp nghẹt tự do
Chuyển qua báo Libération. Hồ sơ lớn của tờ báo là Thổ Nhĩ Kỳ một năm sau cuộc đảo chính hụt. Phủ kín trang nhất của Libération là bức chân dung tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ với câu hỏi lớn : Ở Thổ Nhĩ Kỳ, ai sẽ ngăn chặn được Erdogan ?
Libération ghi nhận : « Sau đợt thanh lọc mới trong hệ thống chính quyền thông báo hôm thứ Sáu 14/7, lãnh đạo Thổ đã biến những ngày cuối tuần kỷ niệm cuộc đảo chính hụt hôm 15/07/2016 thành một cuộc biểu dương quyền lực tuyệt đối của ông » .
Bên trang trong, Libération dành nhiều trang cho các bài phóng sự cho thấy những hoạt động kỷ niệm cuối tuần qua chỉ là dịp để tổng thống chuyên quyền độc đoán Recepp Tayip Erdogan thể hiện quyền lực tuyệt đối trong một đất nước mà xã hội dân sự đã bị bịt miệng từ một năm nay. Trong khi đó, chiến dịch trấn áp đối lập vẫn tiếp tục mở rộng quy mô.
Theo Libération, cuộc đảo chính hụt đã trao cho ông Erdogan lý lẽ biện minh và các phương tiện mà ông mơ ước có nhằm bóp nghẹt mọi tiếng nói ly khai đối kháng. Trong một năm, 150 cơ quan truyền thông bị đóng cửa, 100 nhà báo bị bỏ tù. Trong số họ có 19 người của báo Cumhuriet, một trong những nhật báo độc lập chủ yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ. Phiên tòa xét xử các nhà báo này sẽ mở ra vào ngày 24/07 tới đây. Ngày hôm đó, Libération sẽ dành các cột báo cho ban biên tập của tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ để tỏ tình đoàn kết và để tạo cơ hội cho tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ được nói lên tiếng nói trong lúc mà Ankara đang cố tìm cách bịt miệng họ.
Khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh, phương Tây vất vả giải hòa không xong
Tiếp tục với thời sự khu vực Trung Cận Đông, Libération còn quan tâm nhiều đến cuộc khủng hoảng ngoại giao trong vùng Vịnh giữa Qatar và các láng giềng Ả Rập
Theo nhật báo Pháp, bốn quốc gia Ả Rập trong vùng đang gây áp lực để Qatar đóng cửa kênh truyền hình al-Jazeera bị họ tố cáo tuyên truyền cho khủng bố Hồi giáo cực đoan. Giờ đây các nhà báo của kênh truyền hình đang phải xử lý các chủ đề thời sự liên quan trực tiếp đến số phận của họ.
Trong một bài viết khác vẫn liên quan đến chủ đề này, Libération ghi nhận « ngoại giao phương Tây vất vả » với khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh. Sau các thất bại của Mỹ và Đức trong việc hòa giải giữa các nước vùng Vịnh, đến lượt ngoại trưởng Pháp, cuối tuần qua đã ngược xuôi các thủ đô trong vùng nhằm tìm kiếm một lối ra cho vương quốc Qatar đang bị bao vây cô lập từ hôm 05/06 bởi bốn láng giềng Ả Rập. Những quốc gia này vẫn khăng khăng đòi hỏi Qatar phải từ bỏ hỗ trợ khủng bố, cắt giảm quan hệ với Iran. Những phương án giải quyết khủng hoảng do các cường quốc Mỹ, Đức đưa ra với họ dường như chưa đủ, trong khi Qatar vẫn bác bỏ các đòi hỏi của những vương quốc Ả Rập là phi lý.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-16/1/2025

Popular Posts

My Blog List