Tại Sao Bà Aung San Suu Kyi Vẫn Là Anh Hùng Nhân
Quyền ?
Bà Aung San Suu
Kyi đã từng bị ngược đãi, bị cầm tù nhiều năm, chắc chắn bà khao khát nhân
quyền và biết rõ thế nào là giá trị nhân quyền.
Khi nắm được
quyền lực chính trị, tất nhiên Bà cũng biết thế nào là giá trị của nhân quyền
cho đất nước Miến Điện của Bà.
Tất nhiên Bà
cũng đang thực hành nhân quyền trên đất nước của Bà theo cách tốt nhất có thể được : Đó là an ninh và ổn định cho số đông
dân chúng để bảo đảm cho đất nước Miến Điện được phát triển tốt nhất. (Bởi lẽ dễ hiểu:
nhân quyền gì dù cho được đánh bóng bằng ngàn lời hoa mỹ mà đất nước không phát
triển hay hạnh phúc người dân không gia tăng thì cũng là thứ nhân quyền vứt đi)
Hi sinh quyền
lợi của số đông cho quyền lợi của thiểu số người Rohingya để rồi làm mất đi sự
ổn định của đất nước đâu phải là cách tốt nhất mà Anh Hùng Aung San Suu Kyi
phải thực hành nhân quyền trên đất nước mình.
Ngày nay, sở dĩ
giới chức Âu Mỹ chỉ trích
Anh Hùng Nhân Quyền Aung
San Suu Kyi là vì họ đã đem giá trị nhân quyền của Âu Mỹ áp đặt vào Miến Điện.
Điều này không thích hợp, bởi lẽ: mỗi một hoàn cảnh phải cần có những nhu cầu
khác nhau cho nhân quyền. Không thể nào có một khuôn mẫu nhất định cho nhân
quyền trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, cho dù chúng diễn ra trong cùng một quốc
gia.
Thí dụ: Nhân
quyền Mỹ trong các thời kỳ phân biệt sắc tộc hay phân biệt giới tính (nữ không
được bầu cử) chẳng phải là đã rất khác biệt với nhân quyền trong xã hội Mỹ thời
hiện tại đó sao. Nhu thế: Rất là
vô lý khi muốn áp đặt nhân quyền từ xứ này vào một xứ khác với hoàn cảnh rất
khác nhau.
Nhưng buồn thay,
sự áp đặt nhân quyền vô lý đó lại được sử dụng như một vũ khí xâm chiếm chủ
quyền của các nước nhựơc tiểu dân trí thấp thông qua bọn tay sai bản xứ mà thời
nào cũng có. Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, v.v… và các đảng phái trông chờ quyền lực
từ ngoại bang ban cho ở Việt Nam trước kia là những điển hình tay sai; các đảng
phái tranh đấu lật đổ dựa vào quyền lực ngoại bang như ở Lybia, Ukraina, Syria,
… là tay sai;.*
(*Nhân quyền, tự do và
dân chủ chỉ là 3 mặt của cùng một vấn đề độc lập chủ quyền và hạnh phúc quốc
gia)
Vậy thì, những
kẻ nằng nặc kêu gào áp đặt nhân quyền của nước khác (như của Mỹ chẳng hạn) vào
đất nước mình thì chỉ là những kẻ vô lý, vô trí hoặc gian xảo làm tay sai hòng
ăn theo các đế quốc đang dùng nhân quyền làm vũ khí để xâm chiếm chủ quyền của
đất nước mình mà thôi.
Như vậy, Aung
San Suu Kyi, Bà cũng vẫn là Anh Hùng Nhân Quyền nếu như, dưới sự lãnh đạo của
Bà, Miến Điện được ổn định, được phát triển và nhất là hạnh phúc người dân được
gia tăng.
Liên tưởng đến
thực tế nhân quyền Việt Nam: Cũng vậy, những kẻ nằng nặc kêu gào áp đặt nhân
quyền của nước khác vào đất nước Việt Nam thì chỉ là những kẻ vô lý, vô trí
hoặc gian xảo làm tay sai hòng ăn theo các đế quốc đang dùng nhân quyền làm vũ
khí để xâm chiếm chủ quyền của Việt Nam mà thôi.
Thực sự có hay
không nhân quyền ở Việt Nam, người công chính hãy xét xem: có an ninh, ổn định,
phát triển và gia tăng hạnh phúc người dân không ?
Khách Quan.
----- Forwarded Message -----
From: "Wissai2@>
Sent: Monday, April 10, 2017 11:57 AM
Subject: Re: [VIDANVIET] Fw: Anh Hùng Nhân Quyền !//MỘT THÔNG ĐIỆP // Tomahawk ?
Theo sự hiểu biết chật
hẹp của tôi, Miến Điện có nhiều sắc dân, trong đó có dân di cư Hồi Giáo gọi
Rohingya từ Bangladesh qua và vài sắc dân giáp với Tàu phiến loạn, được Tàu
giúp đở, và cho làm nơi trú ẩn mỗi khi xung đột quân sự với chính quyền Miến.
Miến Điện không muốn
chiến tranh với Tàu nhưng phải bảo vệ lãnh thổ và trật tự quốc gia.
Dân theo Hồi Giáo
Rohingya được cảm tình thế giới vì khổ sở và mất quyền công dân, một số đã chạy
trở lại Bangladesh. Thông thường dân theo Hồi Giáo không hiền vì Tôn Giáo họ
nhấn mạnh tự vệ và bàng trướng. Vấn đề Rohingya làm mất uy tín của Aung San Sưu
Kyi, nhưng bà ta khó xử vì không muốn phật lòng dân chúng Miến theo Phật Giáo
và không muốn mất sự cộng tác của Quân Đội, một thành phần tự cho là yêu nước
và bảo vệ Miến Điện, và sở dĩ thả bà khỏi quản thúc tại gia vì muốn cộng tác
với bà để canh tân Miến và chống Tàu đang rõ ràng muốn thống trị Miến. Dù sau
đi nữa, Quân Đội Miến vẫn còn có danh nghĩa, khác với VC đang bị Dân Việt coi
là bù nhìn và bán nước cho Tàu.
Quyền Lực rất khó sử
dụng vì cạnh tranh và phá thối. Do đó khuynh hướng đi tới độc tài rất dễ, nếu
dân trí thấp và không có cơ cấu dân chủ vững mạnh. Điều quan trọng xét đóan
người lãnh đạo là độc tài vì đất nước dân tộc hay là để phụng sự cá nhân và tập
đoàn như VC.
Ainsi Parlait/Thus
Spoke/Así Dijo Wissai
On Apr 10, 2017, at 9:14 AM, Laura Kinkley
Thưa quý vị
Xin giải thích bài này
Sent from my iPhone
Sent from my iPhone
On Apr 10, 2017, at 5:55 AM, Khach-Quan Tran
Anh Hùng Aung San Suu
Kyi Và Nhân Quyền !
Nhân quyền (Dân Chủ, Tự
Do) là gì ? – Phải chăng là giống thực tế Nữ Anh Hùng Nhân Quyền Aung San Suu
Kyi nay bị chỉ trích một khi đã đạt được quyền lực chính trị ?
“Nữ anh hùng
của cộng đồng nhân quyền nay bị cô lập trước nhiều người từng ủng hộ bà ở nước
ngoài.
Bà lo ngại
truyền thông, ghét bỏ những nhà chỉ trích quốc tế, nay bà giống một chính khách
sắt đá hơn là thần tượng toàn cầu được mọi thủ đô tôn vinh khi bà được tự do
bảy năm trước”. [1]
Thấy vậy mà không phải
vậy !
Khách Quan.
[1] Aung
San Suu Kyi: Anh hùng nhân quyền nay bị chỉ trích
Fergal Keane BBC News
6 tháng 4 2017
Chúng tôi gặp gỡ trong
văn phòng của bộ ngoại giao, nơi chính thể cũ từng bàn thảo các chiến dịch
chống lại trừng phạt và cô lập quốc tế.
Trên tường là chân dung
các lãnh đạo Miến Điện cũ, đầu tiên là cha của bà Tướng Aung San, bị ám sát
ngay trước ngày độc lập năm 1947, rồi tiếp theo là thời đại quân đội hà khắc.
Đó là những gương mặt chưa từng được bỏ phiếu trong bầu cử dân chủ.
Vị lãnh đạo mới, được
dân bầu với tỉ lệ ủng hộ áp đảo, đến đây, đi cùng là các nhân viên và cảnh sát.
Cuộc phỏng vấn bà là lần
đầu tiên của năm nay, và cũng là dịp tiếp cận hiếm hoi với truyền thông.
Bà Aung San Suu Kyi bị
thấm mệt vì sự chỉ trích cách bà giải quyết khủng hoảng người Hồi giáo Rohingya
ở bang Rakhine. Thật khác xa những ngày khi phóng viên, kể cả tôi, lặn lội tới
nhà bà đặt cạnh hồ ở Rangoon, lắng nghe bà nói về giá trị của nhân quyền phổ
quát.
Khi tôi lần đầu gặp bà
tháng Bảy 1995, bà còn là tù nhân chính trị chỉ mới tự do được vài ngày.
Bà theo dõi các bài của
tôi trên BBC World Service, rất muốn biết làm thế nào đảng ANC tại Nam Phi kết
thúc chế độ apartheid. Khi đó, có sự háo hức trong sáng ở bà, khao khát kiến
thức về mọi thứ.
Người phụ nữ tôi gặp
tuần này ở Nay Pyi Taw năm 2017 rõ ràng đã thay đổi.
Nữ anh hùng của cộng
đồng nhân quyền nay bị cô lập trước nhiều người từng ủng hộ bà ở nước ngoài.
Bà lo ngại truyền thông,
ghét bỏ những nhà chỉ trích quốc tế, nay bà giống một chính khách sắt đá hơn là
thần tượng toàn cầu được mọi thủ đô tôn vinh khi bà được tự do bảy năm trước.
Cuộc trao đổi của chúng
tôi về Rakhine lịch sự nhưng thẳng thắn. Tôi nghĩ rằng những gì mình thấy ở
bang Rakhine giống như thanh lọc sắc tộc. Bà có lo ngại mình sẽ bị nhớ như là
người được giải Nobel mà lại không đối phó thanh lọc sắc tộc ở nước mình?
Bà không chấp nhận định
nghĩa này. Bà nói về hai cộng đồng bị chia rẽ, giải thích vì sao bà ít có hoạt
động công khai là vì không muốn việc lên án sẽ làm tăng ngọn lửa hận thù.
Cũng rõ ràng là sự xoay
chuyển trong dư luận phương Tây, từ ca ngợi sang lên án, làm bà giận dữ.
Tôi nhận ra rằng các
viên chức LHQ càng đòi bà hành động, thì bà càng ít khả năng chấp nhận.
Có sự mâu thuẫn sâu sắc
ở đây. Tôi và các nhà báo ở châu Âu vẫn nhớ ngày trước, khi chính quyền quân sự
lên án các bài báo về vi phạm nhân quyền, tố cáo chúng tôi phóng đại.
Nay cũng những than
phiền này lại đến từ một chính phủ được bầu dân chủ, do một cựu tù nhân chính
trị đứng đầu.
Rõ ràng không phải mọi
tố cáo từ bang Rakhine đều đúng, và bạo lực mới nhất xuất phát từ việc có tấn
công bạo động với cảnh sát.
Nhưng sức nặng bằng
chứng cho thấy người vô tội đang chết, và nó xảy ra từ trước khi có nhóm
Rohingya quá khích gần đây.
Khủng hoảng ở Rakhine sẽ
không gây vấn đề cho bà Suu Kyi với đa số người dân Miến Điện, họ trung thành
với Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà.
Nhưng sự lạnh nhạt từ
người ủng hộ quốc tế có thể trở thành vấn đề nếu quân đội không chịu chấp nhận
đòi hỏi của bà để thay đổi hiến pháp. Hiện hiến pháp cho họ có quyền lực với
các bộ quan trọng như quốc phòng, nội vụ, và cũng ngăn không cho bà thành tổng
thống.
Bà là một chính khách
sắc sảo, dĩ nhiên nhận ra rủi ro này. Nhưng khả năng nhượng bộ trước giới chỉ
trích quốc tế, mà sự phân tích của họ không được bà chấp nhận, sẽ là trái ngược
với tính cách của bà.
----- Forwarded Message -----
From: Ts Hong Linh <
Sent: Saturday, April 8, 2017 5:51 PM
Subject: MỘT THÔNG ĐIỆP CHO PUTIN VÀ TẬP CẨM BÌNH// Tomahawk làm mờ tiệc Tập-Trump?
Trong vụ chiếm
Crimée và một vùng tại Đông Nam Ukraine và
xây các đảo
nỗi tại Trường Sa, Nga cũng như Trung Cọng chơi lối
du đảng và đặt Mỹ
trước việc đã rồi.
Qua vụ oanh kích Syrie,
TT Trump gửi một thông điệp cho Nga lẫn
Tàu là Mỹ có thể chơi
lối Cow-Boy để phá nát các công trình xây
dựng. Chớ có dỡn mặt Mỹ.
Hồng Lĩnh
Le Samedi 8 avril 2017 14h55, "Aladin Nguyen
FYI
Tomahawk làm mờ tiệc Tập-Trump?
BBC
- tkia23 post
Các
đường dẫn bên ngoài này sẽ mở ở cửa sổ mới
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage
captionÔng
Tập ra lệnh khai hỏa bắn vào Syria trước khi ngồi vào tiệc với ông Tập Cận
Bình
Phía Trung cộng
kỳ vọng nhiều ở cuộc gặp tại dinh thự riêng của Tổng thống Donald Trump ở
Mar-a-Lago, Florida nhưng có vẻ như chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình bị
vụ phóng hỏa tiễn Syria phủ bóng.
Theo bài của
Joshua Berlinger trên CNN 07/04, ông Trump ra lệnh tấn công Syria ngay trước
khi ngồi vào bữa tiệc tối thứ Năm đón lãnh đạo tối cao của Trung cộng, ông
Tập Cận Bình và phu nhận, bà Bành Lệ Viện.
Đoàn
Trung cộng rời bữa tiệc lúc 21:00 để ra nghỉ ở một nơi gần đó, và ngay
sau đấy, Tổng thống Trump mở cuộc họp báo nói vì sao ông
ra lệnh bắn hỏa tiển hành trình Tomahawk vào một căn cứ của quân đội
Syria.
Bình luận của
Willy Lam, nhà quan sát từ Hong Kong nói với CNN, cho rằng phía Trung cộng rất
muốn "nhận hào quang" từ chuyến thăm này.
Nhưng vụ bất
ngờ bắn hỏa tiễn tấn công Syria của ông Trump đã làm mờ nhạt lên chuyến
đi.
Tin về vụ oanh
kích Syria bị đài CCTV của Trung cộng đặt xuống thấp, giữa bản tin.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage
captionChỗ
ngồi có giấy ghi vị trí của hai lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc tại bàn tiệc ở
Mar-a-Lago
Phần cao nhất
tất nhiên là về cuộc gặp Tập - Trump.
Cả hai đồng
minh của tổng thống Bashar al-Assad tại Syria là Nga và Iran đều đã lên án
cuộc oanh kích.
Hoàn cầu Thời
báo ở Trung cộng phê phán vụ oanh kích thể hiện chính sách "bất
nhất" của ông Trump.
Nhưng Bộ Ngoại
giao Trung cộng chỉ và kêu gọi "không làm tình hình tồi tệ
đi".
Trước các cáo
buộc mà Hoa Kỳ nêu ra rằng quân đội Syria đã dùng khí Sarin làm thường dân bị
chết, điều mà chính quyền Syria bác bỏ, Bắc Kinh chỉ nêu về mặt nguyên tắc là
Trung Quốc phản đối việc sử dụng vũ khí hóa học ở bất cứ tình huống nào.
Image
captionÔng
Trump ra lệnh bắn hỏa tiễn Tomahawk vào một căn cứ ở Syria
Nói về
"cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria gần đây", bà Hoa Xuân
Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng đề nghị Liên hiệp quốc mở cuộc
điều tra chứ không nói là đó là vụ do quân đội Syria gây ra.
Đã nhận lời mời
Sau ngày đầu
gặp gỡ tại Florida, hiện chưa rõ phái đoàn Tập Cận Bình đạt được gì từ ông
Trump trong chuyến thăm.
Điều duy nhất
báo chí Trung cộng nói là ông Trump đã nhận lời mời sẽ thăm Trung cộng trong
năm 2017.
BBC News tường
thuật từ Boston trong ngày thứ Sáu cho hay chủ đề thương mại được bàn đến tại
Florida giữa phái đoàn Trung cộng và nước chủ nhà.
Ông Tập cũng đề nghị tái khởi động một quan hệ
Trung - Mỹ mới cho 45 năm tới,
nhân sự kiện Hoa Kỳ và nước Trung cộng cộng sản thiết lập quan hệ
ngoại giao 45 năm trước.
Nhưng Hoàn cầu
Thời báo cũng nói ông Trump ra quyết định "vội vã, bất nhất" trong
vụ oanh kích Syria và tỏ ý lo ngại rằng tổng thống Mỹ có thể sẵn sàng ra tay về
quân sự "đơn phương và bất ngờ".
Theo BBC News,
sự tương phản đến từ chỗ ông Tập Cận Bình là "quan chức cộng sản nói
năng nhỏ nhẹ" và ông Donald Trump là "tỷ phú địa ốc bạo miệng".
Cũng có tin
cuộc gặp được thu xếp chỉ mới cuối tuần trước để ông Tập Cận Bình sang gặp
Donald Trump tại Mỹ.
Còn theo một
bình luận trên CNN, có thể quyết định bất ngờ cho oanh kích Syria của ông
Trump lại làm tăng vị thế nói chuyện của ông với ông Tập, dù hai sự kiện có
thể không liên quan.
Lý do là, theo
nhà bình luận Zhang Baohui từ Đại học Lingnan, Hong Kong, phía Trung cộng nay
thấy rằng kể cả trong trường hợp Bắc Hàn, ông Trump cho thấy ông ta sẵn sàng ra
tay đơn phương, theo CNN.
Trước khi lên
máy bay rời Tòa Bạch Ốc đến Florida đón ông Tập, ông Trump lại nói với báo chí
rằng Trung công "cần phải làm nhiều hơn để ngăn Bắc Hàn phát triển vũ khí
hạt nhân".
Trung cộng từng
phản đối mọi kế hoạch loại bỏ tổng thống Assad ở Syria và chống việc "can
thiệp vào tình hình các nước khác".
Phía Hoa Kỳ nói
họ có thông báo cho Nga về vụ tấn công nhưng không nói phía Trung cộng có được
báo trước hay là không.
Những diễn biến
mới nhất này có vẻ như ông Trump đã khiến ông Tập bị động.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền