Anh Hùng Aung San Suu Kyi Và Nhân Quyền !
Nhân quyền (Dân Chủ, Tự
Do) là gì ? – Phải chăng là giống thực tế Nữ Anh Hùng Nhân Quyền Aung San Suu
Kyi nay bị chỉ trích một khi đã đạt được quyền lực chính trị ?
“Nữ anh hùng của cộng đồng nhân quyền nay bị
cô lập trước nhiều người từng ủng hộ bà ở nước ngoài.
Bà lo ngại truyền thông, ghét bỏ những nhà
chỉ trích quốc tế, nay bà giống một chính khách sắt đá hơn là thần tượng toàn
cầu được mọi thủ đô tôn vinh khi bà được tự do bảy năm trước”. [1]
Thấy vậy mà không phải
vậy !
Khách
Quan.
[1] Aung San Suu Kyi: Anh
hùng nhân quyền nay bị chỉ trích
Fergal Keane BBC News
6 tháng 4 2017
Chúng tôi gặp gỡ trong
văn phòng của bộ ngoại giao, nơi chính thể cũ từng bàn thảo các chiến dịch
chống lại trừng phạt và cô lập quốc tế.
Trên tường là chân dung
các lãnh đạo Miến Điện cũ, đầu tiên là cha của bà Tướng Aung San, bị ám sát
ngay trước ngày độc lập năm 1947, rồi tiếp theo là thời đại quân đội hà khắc.
Đó là những gương mặt chưa từng được bỏ phiếu trong bầu cử dân chủ.
Vị lãnh đạo mới, được
dân bầu với tỉ lệ ủng hộ áp đảo, đến đây, đi cùng là các nhân viên và cảnh sát.
Cuộc phỏng vấn bà là lần
đầu tiên của năm nay, và cũng là dịp tiếp cận hiếm hoi với truyền thông.
Bà Aung San Suu Kyi bị
thấm mệt vì sự chỉ trích cách bà giải quyết khủng hoảng người Hồi giáo Rohingya
ở bang Rakhine. Thật khác xa những ngày khi phóng viên, kể cả tôi, lặn lội tới
nhà bà đặt cạnh hồ ở Rangoon, lắng nghe bà nói về giá trị của nhân quyền phổ
quát.
Khi tôi lần đầu gặp bà
tháng Bảy 1995, bà còn là tù nhân chính trị chỉ mới tự do được vài ngày.
Bà theo dõi các bài của
tôi trên BBC World Service, rất muốn biết làm thế nào đảng ANC tại Nam Phi kết
thúc chế độ apartheid. Khi đó, có sự háo hức trong sáng ở bà, khao khát kiến
thức về mọi thứ.
Người phụ nữ tôi gặp
tuần này ở Nay Pyi Taw năm 2017 rõ ràng đã thay đổi.
Nữ anh hùng của cộng
đồng nhân quyền nay bị cô lập trước nhiều người từng ủng hộ bà ở nước ngoài.
Bà lo ngại truyền thông,
ghét bỏ những nhà chỉ trích quốc tế, nay bà giống một chính khách sắt đá hơn là
thần tượng toàn cầu được mọi thủ đô tôn vinh khi bà được tự do bảy năm trước.
Cuộc trao đổi của chúng
tôi về Rakhine lịch sự nhưng thẳng thắn. Tôi nghĩ rằng những gì mình thấy ở
bang Rakhine giống như thanh lọc sắc tộc. Bà có lo ngại mình sẽ bị nhớ như là
người được giải Nobel mà lại không đối phó thanh lọc sắc tộc ở nước mình?
Bà không chấp nhận định
nghĩa này. Bà nói về hai cộng đồng bị chia rẽ, giải thích vì sao bà ít có hoạt
động công khai là vì không muốn việc lên án sẽ làm tăng ngọn lửa hận thù.
Cũng rõ ràng là sự xoay
chuyển trong dư luận phương Tây, từ ca ngợi sang lên án, làm bà giận dữ.
Tôi nhận ra rằng các
viên chức LHQ càng đòi bà hành động, thì bà càng ít khả năng chấp nhận.
Có sự mâu thuẫn sâu sắc
ở đây. Tôi và các nhà báo ở châu Âu vẫn nhớ ngày trước, khi chính quyền quân sự
lên án các bài báo về vi phạm nhân quyền, tố cáo chúng tôi phóng đại.
Nay cũng những than
phiền này lại đến từ một chính phủ được bầu dân chủ, do một cựu tù nhân chính
trị đứng đầu.
Rõ ràng không phải mọi
tố cáo từ bang Rakhine đều đúng, và bạo lực mới nhất xuất phát từ việc có tấn
công bạo động với cảnh sát.
Nhưng sức nặng bằng
chứng cho thấy người vô tội đang chết, và nó xảy ra từ trước khi có nhóm
Rohingya quá khích gần đây.
Khủng hoảng ở Rakhine sẽ
không gây vấn đề cho bà Suu Kyi với đa số người dân Miến Điện, họ trung thành
với Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà.
Nhưng sự lạnh nhạt từ
người ủng hộ quốc tế có thể trở thành vấn đề nếu quân đội không chịu chấp nhận
đòi hỏi của bà để thay đổi hiến pháp. Hiện hiến pháp cho họ có quyền lực với
các bộ quan trọng như quốc phòng, nội vụ, và cũng ngăn không cho bà thành tổng
thống.
Bà là một chính khách
sắc sảo, dĩ nhiên nhận ra rủi ro này. Nhưng khả năng nhượng bộ trước giới chỉ
trích quốc tế, mà sự phân tích của họ không được bà chấp nhận, sẽ là trái ngược
với tính cách của bà.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền