Đồng Tâm Mỹ Đức, chưa có hồi kết
- 16
tháng 4 2017
Các
đường dẫn bên ngoài này sẽ mở ở cửa sổ mới
Vụ người dân ở Mỹ Đức, Hà Nội bắt giữ cảnh sát cơ động vẫn chưa có
hồi kết trong tranh chấp đất đai.
Bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam đề cập về việc Công an Hà Nội
vừa bắt giữ bốn công dân gây rối trật tự ở địa bàn này.
"Ngày 16/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết ngày 30/3/2017,
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ
án gây rối trật tự công cộng xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội theo
quy định tại Điều 245-Bộ luật Hình sự," bản tin cho hay.
"Ngày 15/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà
Nội đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ bốn công dân về hành vi gây rối
trật tự công cộng để điều tra, làm rõ."
"Một số công dân do thiếu hiểu biết pháp luật đã có hành vi
cản trở và tổ chức giữ người trái pháp luật đối với cán bộ chiến sĩ công an Hà
Nội," Thông Tấn Xã Việt Nam cho hay.
Hôm 16/4, qua điện thoại, người trực ban của Công an huyện Mỹ Đức
đề nghị không nêu danh tính, nói với BBC: "Có xảy ra việc người dân bắt
giữ tổng cộng 32 người gồm cảnh sát cơ động và một số người thuộc ban ngành
khác từ hôm qua."
"Hiện chưa có thông tin gì thêm về những người này và họ chưa
có liên lạc về đơn vị."
"Về thông tin những người này bị tẩm dầu vào quần áo như trên
mạng xã hội đưa tin thì chưa được xác thực."
"Hiện Công an huyện Mỹ Đức đang tăng cường quân xuống địa bàn
này."
BBC gọi cho ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Hà
Nội nhưng ông nói "Tôi đang bận" và cúp máy.
'Quyền lợi chính đáng'
Trả lời BBC hôm 16/4, nhà hoạt động Lã Việt Dũng, người vừa tiếp
cận người dân Đồng Tâm, Mỹ Đức, nói: "Do tôi bị báo nhà nước tuyên truyền
là 'phản động' nên bà con vùng này nói rõ là họ muốn thông điệp của họ không bị
hiểu sai đi."
"Họ nói họ chỉ đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng, không đấu
tranh chính trị, tôn giáo nên đề nghị các đảng phái, các nhóm dân sự độc lập,
các tổ chức tôn giáo chỉ trợ giúp từ xa, không cử người đến đưa tin để làm phức
tạp thêm tình hình."
"Bà con muốn nói rằng việc cưỡng chế đất đai ở đây là hoàn
toàn sai trái."
"Người dân không động vào đất quân sự mà chỉ muốn bảo vệ đất
nông nghiệp của họ."
Ông Dũng cũng cho hay rằng người dân nói những cảnh sát cơ động bị
bắt giữ "được cho ăn uống đầy đủ, cho gọi điện về gia đình đề nghị làm
giấy bảo lãnh đến nhận người và không ai trong số này bị thương tích."
"Giờ thì người dân ở Mỹ Đức rất đoàn kết đồng lòng và chỉ
mong muốn trung ương cử đại diện xuống giải quyết thấu đáo."
"Tôi rất mong chính quyền trung ương có biện pháp giải quyết
ôn hòa và xem vấn đề đất đai là vấn đề cốt tử của đảng Cộng sản Việt Nam."
Cùng ngày, ông Nguyễn Đình Hà, luật gia, cựu ứng viên tự đề cử đại
biểu Quốc hội năm ngoái, nói với BBC: "Theo tôi thấy, đây là thành quả
chống "diễn biến hòa bình" của đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam,
khi mà người dân đã phải chọn bạo lực để bảo vệ cuộc sống và đất đai của họ.
"Chúng ta cũng thấy rằng, nguyên nhân xuất phát ban đầu là từ
hành xử và thái độ của chính quyền đối với người dân."
"Vấn đề đất đai hiện đang nhức nhối trong xã hội Việt Nam,
bởi chính sách sở hữu đất đai bất cập, khiến quyền lợi của người dân bị đe dọa
và không được bảo vệ trong hệ thống tư pháp không độc lập."
Ông Hà cũng nói thêm: "Một khi chính quyền hành xử không theo
luật, thì đừng đòi hỏi người dân phải làm theo luật hay hiểu pháp luật. Thượng
bất chính, hạ tắc loạn."
"Tôi nghĩ rằng, nếu muốn giải quyết vấn đề, phía chính quyền
nên thay đổi tư duy, thái độ và lối hành xử của họ đối với người dân và tôn
trọng các giá trị pháp quyền, nhân quyền."
Hôm 16/4, BBC đã liên hệ Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ
Đức nhưng không nhận được phản hồi.
Năm 2010 cũng tại huyện Mỹ Đức đã xảy ra ra vụ giáo xứ Đồng Chiêm
va chạm với chính quyền.
Truyền thông nhà nước thời điểm ấy tường thuật: "Việc Ban
hành giáo của giáo xứ Đồng Chiêm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, tự ý xây dựng trái phép
Thánh giá trên đỉnh núi Chẽ thuộc thôn Đồng Chiêm đã gây bức xúc trong dư
luận."
"Cơ quan chức năng đã tiến hành tháo dỡ công trình trái phép
này theo đúng trình tự pháp luật."
"Việc linh mục Nguyễn Văn Hữu kích động giáo dân và các phần
tử khác chống đối lại chính sách nhà nước, bóp méo sự thật khiến tình hình an
ninh trật tự trên địa bàn xã An Phú trở nên phức tạp," trang VietnamNet
năm 2010 viết.
Sau vụ này AFP có bài nói phóng viên người nước ngoài của họ bị
chính quyền ngăn không đến huyện Mỹ Đức ' vì lệnh cấm từ trên
Tính chính danh
- Bởi
Biên tập viên
16/04/2017
0
phản hồi
Nguyễn Thị Bích
Ngà
Người
lính khi ra chiến trường, họ có tên tuổi, số hiệu, cấp bậc, đơn vị, tên chỉ
huy, đơn vị đóng quân, thẻ bài...để chứng minh mình là một người lính đang làm
nhiệm vụ. Lỡ chết khi đang làm nhiệm vụ thì còn có cái giấy, cái thẻ bài để mà
nhận xác đem về. Công an cũng vậy, đi làm việc phải có thẻ ngành và giấy tờ
chứng minh thi hành công vụ. Đó là sự công chính của bản thân cũng như của
ngành và tính chính danh của chính phủ một nước.
Trừ
những trường họp tình báo bí mật hay xâm nhập vào vùng đất có chiến sự nguy
hiểm với các nhiệm vụ không thể để lộ tung tích thì mới phải giấu thân phận đi.
Với các trường hợp này, đó là nhiệm vụ tự sát. Nghĩa là khi họ bị bắt thì chính
phủ của nước đó không thừa nhận người, không thừa nhận nhiệm vụ và họ sẽ bị bắt
giam, tra tấn hoặc giết chết mà không có một thông tin chính thức nào. Điều này
không xảy ra thương xuyên, đại trà bởi cái giá của nó quá cao, mất sự công
chính và mất đi tính chính danh mà không một chính phủ nào muốn trừ khi đó là
nhiệm vụ tối quan trọng ảnh hưởng đến an nguy của quốc gia hoặc tính mạng của
rất nhiều người dân, bên cạnh đó là việc phải đối phó với gia đình những người
lính đó và công luận về đạo đức, nhân bản.
Thấy
gì khi những cảnh sát cơ động bị dân Mỹ Đức bắt giữ hôm qua không đem theo thẻ
ngành? Có người bảo đó là côn đồ. Mình không nghĩ vậy. Mình nghĩ họ đi cưỡng
chế đất đai của dân, đem hơi cay chuyên dụng theo để đàn áp dân và không cầm
theo thẻ ngành là có sự chỉ đạo.
Không
đem theo thẻ ngành để có thể chối, không thừa nhận mình là lực lượng cảnh sát
đang thực hiện nhiệm vụ đàn áp dân do cấp trên, cụ thể là đảng, giao cho. Không
đem theo thẻ ngành để người dân không thể truy nguyên ra đơn vị, tướng tá nào
đã trực tiếp ra lệnh để tướng tá còn dễ bề chạy tội, không bị truy cứu, còn
mạng lính và sự công chính, tính chính danh của lính không quan trọng.
Không
đem theo thẻ ngành có nghĩa là cấp trên đã coi họ là những chiến sĩ có thể hi
sinh khi làm nhiệm vụ, là coi họ như thiệt hại phụ trong cuộc chiếm đất, đàn áp
dân.
Chính
phủ sinh ra từ bạo lực, thủ đoạn nên luôn sử dụng bạo lực, thủ đoạn trong tất
cả mọi tình huống.
Dân
không bao giờ muốn đối đầu với chính quyền bởi dân sợ súng đạn, nhà tù và hệ
thống pháp luật. Nhưng, khi họ bị dồn đến bước đường cùng bởi không thể chịu
đựng đàn áp thêm được nữa thì họ chấp nhận đối đầu bằng tất cả những gì họ có
thể nghĩ ra và thực hiện. Bạo lực sẽ được đáp trả bằng bạo lực và từ phía người
dân, những người yếu thế, thì đó là quyền tự vệ chính đáng.
Các
anh công an, cảnh sát cơ động nghĩ gì khi được chỉ đạo không đem theo thẻ
ngành, không thể chứng minh thân phận trong một cuộc đối đầu với dân, những
người trả lương cho các anh, nuôi các anh? Các anh chấp nhận một nhiệm vụ tự
sát vì quyền lợi của nhóm lợi ích sẳn sàng hi sinh các anh như những thiệt hại
phụ?
Dân
đẻ ra các anh, đảng không đẻ, hãy nhớ điều đó.
Chủ đề: Chính trị - xã hội
Từ khóa: Nguyễn Thị Bích Ngà, Đồng Tâm-Mỹ Đức, công an trị
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền