Thiết chế nào giám sát
đảng cầm quyền?
LS Đặng Đình Mạnh
Tình trạng quyền lực quốc
gia không bị giám sát từ sau vương triều Nhà Nguyễn đã được Đảng CS thừa kế
thừa kế trọn vẹn, ít nhất cho đến lúc này…
Đảng CS Tàu giám sát đảng CS ta? Nguồn: internet
Là một bên trong cuộc chiến Việt Nam, hiến pháp của chính
thể VNCH đã quy định tại điều 4 chủ trương loại bỏ chủ nghĩa Cộng
sản ra khỏi ngoài vòng pháp luật.
Sau ngày thống nhất đất nước, như một sự đáp trả, thông
qua Quốc hội thì Đảng Cộng sản đã quy định sự độc tôn lãnh đạo
quốc gia của mình cũng chính ngay tại Điều 4 Hiến pháp.
Cũng theo đó, lịch sử lập hiến VN đã mặc nhiên đặt để
riêng Điều 4 của Hiến pháp trở thành nơi để phủ nhận hay khẳng định
sự tồn tại Cộng sản VN.
Lần tu chính hiến pháp mới nhất vào năm 2013, thì bản Tân
Hiến pháp đã định rằng:
“Điều 4
1. Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân,
đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại
biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả
dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ
nhân dân, chịu sự giám sát của
nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định
của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt
động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Trong đó, lần đầu tiên ý niệm Đảng CSVN “chịu sự giám
sát của nhân dân” đã trở thành một quy định mang hiến tính vào năm
2013.
Vấn đề này không chỉ xác nhận một sự thật lịch sử mà
còn mang ý nghĩa tích cực, một sự thay đổi hết sức thú vị và đầy
thách thức, tuy rằng khá muộn màng.
Xác nhận sự thật lịch sử bởi lẽ, về phương diện pháp
lý, lần đầu tiên, Đảng CS đã phải thừa nhận rằng trong suốt thời
gian dài gần 70 năm ròng chiếm giữ vị thế độc tôn lãnh đạo quốc gia
kể từ năm 1946 (thời điểm chính phủ liên hiệp – đa đảng tan vỡ) cho
đến nay, thì Đảng CSVN đã không phải chịu bất kỳ sự giám sát nào
của nhân dân cả.
Thế nên, vấn đề mang ý nghĩa tích cực khi mà ý thức lập
pháp đã tiến một bước về phía thế giới văn minh rằng sự hành xử
quyền lực quốc gia nhất thiết phải cần có sự giám sát.
Đây là sự thay đổi hết sức thú vị đến kinh ngạc khi mà
một đảng chính trị chủ trương lấy thủ đoạn “chuyên chính” làm nguyên
tắc hoạt động chính yếu lại sẵn lòng “hào hiệp” đặt mình dưới sự
giám sát của nhân dân.
Đồng thời, cũng là một thách thức không nhỏ nếu vấn đề
“giám sát” được đặt ra với sự thực tâm, chứ không chỉ là chiếc bánh
vẽ đẹp mắt!
Ngoài ra, vấn đề này đặt ra trong giai đoạn hiện nay cũng
đã là muộn màng khi mà từ vài trăm năm trước, khoảng cuối thế kỷ
18, thì thế giới đã ý thức và thực tế thiết lập nên sự giám sát
quyền lực quốc gia cực kỳ hữu hiệu qua thể chế tam quyền phân lập.
Theo đó, ba quyền lực căn bản của quốc gia gồm các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp lần lượt được phân chia, trao cho các định chế
quốc hội, chính phủ và tòa án nắm giữ. Mối quan hệ giữa ba định
chế này là sự giám sát, đối trọng và kiềm chế quyền lực quốc gia
của nhau. Sự phân quyền tự thân đã là khắc tinh hữu hiệu của sự lạm
quyền, độc tài vốn là những “sản phẩm” của sự tập quyền mang lại.
Ngạn ngữ phương tây có câu “Muộn, nhưng vẫn hơn là không bao
giờ”. Thế nhưng, quy định Đảng CS chịu sự giám sát của nhân dân, vậy
thì thiết chế nào của nhân dân đã được luật pháp quy định thực hiện
trách vụ giám sát Đảng CS?
Công chúng thử điểm mặt một số thiết chế đang hiện diện
trong hệ thống chính trị hoặc cơ quan tư pháp đã được thiết lập khả
dĩ nhận trách vụ giám sát quyền lực chính trị của Đảng CS : Mặt
trận Tổ quốc VN chăng? Viện Kiểm sát? Tòa án? Thanh tra?
Thật may mắn, vì theo luật quy định tổ chức các thiết
chế này đều đã loại bỏ chức năng giám sát Đảng CS. Nói “may mắn”
là bởi người đứng đầu các thiết chế này đều do những đảng viên cao
cấp của Đảng CS nắm giữ, cho nên, sẽ vô nghĩa khi sự giám sát Đảng
CS được thực hiện bởi các đảng viên CS kiểu “vừa đá bóng vừa thổi
còi”.
Thế mới thấy, từ
quy định của hiến pháp đến thực tiễn là khoảng cách khá diệu vợi? Khi mà cho đến nay, công chúng chưa từng
biết đến một thiết chế nào của nhân dân được luật pháp trao cho
trách vụ giám sát đảng cầm quyền?
Thậm chí, trong chương trình lập pháp từ quốc hội khóa
trước cho đến tân quốc hội khóa mới, công chúng cũng chưa từng nghe
bất kỳ thông báo nào về việc sẽ thể chế hóa thiết chế của nhân dân
giám sát Đảng CS theo điều 4 của hiến pháp!
Thế nên, lúc này, chúng ta vẫn đang có một Đảng CS độc tôn lãnh đạo quyền
lực quốc gia mà không phải chịu bất kỳ sự giám sát nào, kể cả của
nhân dân! Một thực tế công nhiên vi hiến với sự mặc nhiên ưng thuận
của toàn bộ hệ thống chính trị… Trong đó, gồm cả gần 500 vị dân biểu ngồi trong Hội trường
Diên Hồng, có vẻ như, không ai định đề cặp về vấn đề này! Điều đó
cũng dễ hiểu khi mà có đến gần 96% dân biểu là đảng viên của đảng
cầm quyền và chẳng ai muốn chặt chân ghế của chính mình?!
Tình trạng quyền lực quốc gia không bị giám sát từ sau vương triều
Nhà Nguyễn đã được Đảng CS thừa kế thừa kế trọn vẹn, ít nhất cho đến lúc này…
Đ.Đ.M.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền