Friday, February 24, 2017

Bài phát biểu của Cựu TNLT Đặng Xuân Diệu tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva về Nhân Quyền và Dân Chủ ngày 21-02-2017

Đặng Xuân Diệu
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng và bộ vét
Trong hình ảnh có thể có: 20 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng
Kính chào thân tín!
Đoàn ACE Việt Tân tham dự Geneva Summit 2017 đã lên đường về Paris, sau ba ngày làm việc theo lịch trình dày đặc. Chúng tôi đã sử dụng phương tiện và sức lực một cách tối đa, tận dụng các mối quan hệ và cơ hội để "nói lên tiếng nói cho những người không được nói". 



Không chỉ trong hội nghị mà cả bên ngoài, chúng tôi đã làm việc với hơn 15 đoàn ngoại giao các nước dân chủ, một số chính khách nước chủ nhà Thụy sĩ, nhiều đài, báo như Le Monde, The Guardian, VOA, BBC...Đặc biệt đã làm việc với cao ủy nhân quyền của LHQ phụ trách Việt Nam. Nội dung cụ thể các buổi làm việc sẽ được cập nhật sau, bởi có cả những kế hoạch mang tầm nhìn chiến lược... Nhưng bao quát luôn liên quan đến TNLT; việc bắt bớ, truy bức các nhà đấu tranh ôn hòa, các nạn nhân thảm họa Fosmosa tại Việt Nam.

Chúng tôi đã tranh thủ thời gian đến "viếng' lãnh sự quán Việt Nam bằng một thư kiến nghị cùng hình ảnh các TNLT, nạn nhân Fosmosa. Người của đảng csvn không hiểu vì sao, cứ lấy tập giấy che kín nửa mặt khi nói chuyện với đoàn chúng tôi.
Ngoài ra, còn một số hoạt động dân sự khác nhằm thắt chặt tình con người và thêm động lực dẫn thân cho Việt Nam Tự do, Dân chủ và Hòa bình. Rất mong mọi người đón nhận kết quả chuyến đi của ACE Việt Tân chúng tôi với tấm lòng thành.

Diệu hết lòng cảm ơn quý chiến hữu, nhất là các anh chị đồng hành, những người bạn tại Thụy sĩ, ban tổ chức và các chính phủ và nhà ngoại giao đã giúp đỡ trực tiếp cùng mọi người ủng hộ cách này hay cách khác. 

Diệu không nghĩ mọi việc đã hoàn hảo, nếu được nhận lời góp ý thì thật là tốt.
Trong hình ảnh có thể có: 6 người, mọi người đang đứng, bộ vét và văn bản
Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang đứng
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng, bộ vét và văn bản

Bài phát biểu của Cựu TNLT Đặng Xuân Diệu tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva về Nhân Quyền và Dân Chủ ngày 21-02-2017

Đặng Xuân Diệu

Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva về Nhân Quyền và Dân Chủ (Geneva Summit for Human Rights and Democracy) đã diễn ra ngày 21-2-2017 tại Geneva, Thụy Sĩ, với sự tham dự của khoảng 500 nhà hoạt động, đối kháng và đại diện các tổ chức phi chính phủ đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Đây là Hội nghị thường niên lần thứ 9, được tổ chức trước phiên họp khoáng đại của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc sẽ diễn ra từ ngày 27-2 đến 27-3 sắp tới.
Đứng đầu Ban Tổ chức Hội Nghị là UN Watch cùng với một Liên minh bao gồm 25 tổ chức, trong đó có Lantos Foundation for Human Rights, Human Rights Without Borders, Initiative for Venezuela, Việt Tân.
Cựu Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu là một trong các diễn giả được mời trình bày về tình trạng nhân quyên tại Việt Nam. Sau đây là bài phát biểu của anh Đặng Xuân Diệu trước Hội Nghị này
BBT - Web Việt Tân

TÙ ĐÀY TẠI VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC CỦA ĐÀN ÁP NHÂN QUYỀN VÀ PHI DÂN CHỦ

Kính thưa quí vị,
Trước hết, tôi xin được cám ơn ban tổ chức của diễn đàn Geneva Summit đã tạo điều kiện cho tôi có mặt ở đây để trình bày về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam qua sự trải nghiệm của chính bản thân tôi sau 6 năm lao tù.

Tôi bị bắt vào ngày 30/7/2011, bị xử 13 năm tù và bị trục xuất khỏi Việt Nam vào ngày 12/01/2017. Tôi đã bị bắt và bị xử tù vì sự dấn thân vào con đường tranh đấu nhằm thay đổi đất nước tôi. Sự dấn thân này khởi đầu từ năm 2006, khi chứng kiến hàng ngày những cảnh bất công, nên bị thôi thúc phải hành động để chấm dứt thảm trạng này. 

Nhờ internet, tôi biết được nhiều dân tộc đã giải quyết được chế độ độc tài trên đất nước họ bằng con đường đấu tranh bất bạo động, tại sao Việt Nam không thể làm được ? Câu hỏi này đã thúc dục tôi mở rộng liên hệ và đó cũng là lý do mà tôi đã tìm đến đảng Việt Tân. Họ đã mang đến cho tôi giải pháp. Thật tuyệt vời vì đó là điều tôi đang kiếm tìm. Bằng phương pháp đấu tranh bất bạo động để xóa bỏ chế độ độc tài và xây dựng dân chủ.
Từ đó, mặc dầu còn nhiều sợ hãi, tôi bắt đầu tham gia đấu tranh bí mật với các hình thức như viết blog, ký tên kiến nghị, phát tờ rơi, tham gia chiến dịch phát áo, mũ có dòng chữ “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”. Đây là những việc làm nhỏ bé và đơn giản nhưng luôn bị nhà cầm quyền rình rập, nhiều người trong số đó đã bị bắt bớ, giam cầm. Tôi cũng phối hợp với một số sinh viên thành lập trung tâm bảo vệ sự sống Gioan Phaolo II tại Nghệ An. Đối tượng chúng tôi hướng đến là các bạn trẻ trong giáo phận Vinh, nhất là các bạn sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng tại Nghệ An và Hà Tĩnh.

Tôi cho rằng con người là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng xã hội. Nên tôi đã ra nước ngoài để học tập những kỹ năng đấu tranh ôn hoà để canh tân con người và canh tân đất nước. Nhưng khi trở về sau khóa học, tôi bị công an bắt ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất. Họ đưa tôi vào một phòng kín và giao cho một đám người mặc thường phục. Đám người này đã cưỡng ép, lột hết áo quần để khám xét, mặc cho tôi vùng vẫy phản đối và ngang nhiên cướp hết tất cả tư trang của tôi.

Sau ba ngày đánh đập và đe dọa, tối ngày 2/8/2011, cơ quan an ninh mới chính thức ra quyết định bắt tôi và sau đó họ ra lệnh tạm giam tôi 4 tháng tại trại tạm giam B34, TP HCM. Ngày 17 tháng 8 năm 2011, họ đưa tôi ra trại tạm giam B14 ở Hà Nội. Đến ngày 5 tháng 1 năm 2013 họ lại đưa tôi về trại tạm giam Nghi Kim, Nghệ An để tiến hành xét xử. Ngày 8 tháng 1 năm 2013, tòa án Nghệ An đã đưa 14 anh em của chúng tôi ra xét xử. Vụ án mà dư luận đặt tên là « vụ án các thanh niên Công Giáo » đã diễn ra như một màn kịch đã được soạn sẵn, tiếng nói của những người bị xét xử, của các luật sư không hề được tôn trọng. Cá nhân tôi trước tòa đã không hề nhận tội, vì đơn giản là tôi không thấy mình có tội gì khi hoạt động một cách ôn hòa cho sự thay đổi của đất nước.
Sau phiên tòa tháng 1/2013, họ đưa tôi ra trại giam số 5 thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá và tháng 12 năm 2014, công an Việt Nam tiếp tục chuyển tôi vào trại giam Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Hành trình tù đày của tôi trải dài từ Nam ra Bắc rồi lại từ Bắc vào Nam.

 Tôi đã phải trải qua sáu nhà tù với hàng chục buồng giam trong những điều kiện khắc nghiệt khác nhau. Mỗi nơi, mỗi giai đoạn họ vận dụng kiểu hành hạ khác nhau, phổ biến nhất là vận dụng, diễn giải các quy định của pháp luật một cách tuỳ tiện. Trại giam đối xử với tù nhân theo tập quán đã có, không chịu thay đổi, mặc dầu tập quán này đi ngược lại những quy định mới. Trong tù, pháp luật chỉ nằm trên giấy mà thôi ! Ngay cả điều 1 trong bản nội quy trại giam cũng đã mở đường cho sự ngược đãi quyền con người. Theo đó, trong mọi trường hợp phạm nhân không thực hiện theo ý muốn của cán bộ, luôn bị xem là chống đối và bị xử lý kỷ luật. Ý của cán bộ là ý của trời, phạm nhân phải xưng ông, bà với quản giáo và gọi mình là cháu…Tôi không chấp nhận sự đối xử tù nhân theo cách đó, nên đã đấu tranh để thay đổi. Vì vậy, tôi đã bị liệt vào thành phần ngoan cố, nguy hiểm cho hệ thống ngục tù Việt Nam.
Tôi xin kể vắn tắt một vài mẩu chuyện về chế độ lao tù Việt Nam. Khi vào tù, tôi hy vọng sẽ có thời gian để học vẽ, học nhạc, học đàn và nhất là học ngoại ngữ. Nhưng vào trại giam được ba ngày, người ta cho một côn đồ với án tù chung thân do giết người vào ở chung với tôi. Anh ta được chỉ đạo để hành hạ và chà đạp đức tin của tôi, Anh ta đối xử với tôi như một nô lệ và nhiều lần đánh tôi, đe dọa giết tôi với mục đích bắt tôi phải viết đơn xin nhận tội và mặc áo tù của trại giam. Sau ba tháng chịu đựng, tôi đã yêu cầu cho tôi được chuyển buồng giam khác, nhưng họ không giải quyết. Tôi phải chịu đựng ba tháng nữa cho đến khi cơ thể suy sụp hoàn toàn, thần kinh suy nhược thì họ mới dừng lại.

Một lần khác tôi đã bị trại giam số 5 cùm chân tại buồng kỷ luật giữa trời giá lạnh với một bộ đồ mong manh không có một giọt nước để sinh hoạt. Lý do là vì tôi đã viết thư gửi ra ngoài kêu cứu Đức Giám Mục Giáo Phận Vinh về cách đối xử tàn bạo vô nhân đạo đối với tù nhân của trại giam. Họ cho rằng tôi đã vi phạm nội quy và đã cùm chân tôi 10 ngày liền, trong một buồng giam hôi thối, bẩn thỉu, không một giọt nước để đánh răng rửa mặt. Nhục nhã không thể ăn cơm, tôi tuyệt thực và trại giam đã không cho tôi uống nước suốt ba ngày.
Vì bản án bất công, tôi từ chối quyền được nhận công tư trang do trại giam cấp phát cho phạm nhân. Trong đó có cả quần áo, nên tôi không có quần áo để mặc. Ngay cả việc tôi tuyệt thực họ cũng cho rằng tôi vi phạm nội quy. Việc tôi từ chối không ký vào biên bản tuyệt thực và các giấy tờ khác cũng bị cho là chống đối mệnh lệnh cán bộ. Vì vậy tôi đã tuyệt thực nhiều lần tổng cộng hơn 100 ngày và nhịn ăn chịu đói (ngày chỉ ăn một lần) trong thời gian gần 300 ngày liên tục. Khi thấy tôi sẵn sàng chịu chết thì họ không ép tôi nhận tội nữa. Sau đó họ chuyển tôi vào trại giam ở phía Nam, cách gia đình tôi hơn 1500km. Đây là thủ đoạn hành hạ gia đình tôi trong việc thăm nuôi.

Sự man rợ kinh khủng nhất mà tôi phải chịu đựng trong suốt thời gian ở tù là không hề được gặp mặt người thân. Gia đình, thân nhân của tôi đã 45 lần vượt hàng trăm hàng ngàn cây số, bỏ công bỏ sức và thời gian tiền bạc đến trại giam để mong gặp tôi. Nhưng không lần nào họ được gặp tôi, bởi vì trại giam không cho tôi ra gặp gia đình. Thô bỉ hơn, trại giam đã lừa người thân của tôi bằng cách đưa lý do là « tôi không chịu ra gặp gia đình! » Ngay cả khi trục xuất tôi sang Pháp, họ cũng không cho tôi gặp thân nhân để từ biệt. Đối với tôi, đây là sự phi nhân bản và chà đạp quyền con người một cách tồi tệ nhất
Còn với các tù nhân khác thì sao? Đối với các tù nhân vi phạm nội quy trại giam thường bị cán bộ « giáo dục bằng vũ lực » sau đó bị cùm chân 10 ngày rồi đưa vào khu biệt giam với thời gian từ 3 đến 12 tháng. Nếu không có sự quen biết chạy chọt, đút lót cho cai tù, thì chỉ sau 3 tháng người bị phù thũng nặng, có thể bị liệt luôn. Đây là cách hành hạ dã man mà tù nhân sợ nhất. Sự đánh đập tù nhân thì xảy ra thường xuyên và tôi đã chứng kiến nhiều người bị đánh đập bằng công cụ hỗ trợ, sau khi họ đã bị cùm chân tay.

Trong trại giam, quyền tự do tôn giáo đã bị chà đạp trắng trợn. Họ đã sử dụng Điều 11 trong bản nội quy để ngăn cấm tất cả Kinh sách, đồ dùng liên quan đến tôn giáo. Một số tù nhân lương tâm phải tuyệt thực dài ngày mới có được 1 quyển Kinh Thánh. Riêng tôi đã viết đơn khiếu nại và tuyệt thực dài ngày, ngay cả phái đoàn EU đã gửi cho tôi một quyển Kinh Thánh, nhưng tôi không hề nhận được. Vì vậy, quyền thể hiện niềm tin tôn giáo trong nhà tù Việt Nam đã và đang trở thành việc làm nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của tù nhân.
Kính thưa quí vị, bước vào con đường đấu tranh cho công bằng và tự do của đất nước, những người như chúng tôi luôn luôn đối diện trước nguy cơ bị bắt và bị xử tù. Ở trong tù, chúng tôi bị chà đạp nhân phẩm, bị phân biệt đối xử, bị đe dọa tính mạng nếu muốn làm người… chúng tôi bị bịt miệng bởi hệ thống ngục tù của đảng cộng sản Việt Nam. Nếu đây là những gì tôi đã trải nghiệm, thì nhiều nhà hoạt động khác cũng trải nghiệm. Những người như ông Hồ Đức Hoà, Nguyễn Văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức, Đinh Nguyên Kha… và các bà Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Trần Thị Thuý, hay những người mới bị bắt như Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Hoá, Trần Thị Nga… Tất cả họ đã mất quyền làm người ngay khi còn sống. Họ rất cần, vô cùng cần tiếng nói hỗ trợ của quý vị.

Riêng tôi, nếu không có cộng đồng quốc tế lên tiếng bảo vệ, can thiệp thì chắc chắn tôi đã bỏ mạng trong nhà tù. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý vị có mặt cũng như vắng mặt. Sự có mặt của tôi tại đây là minh chứng hiệu quả của tiếng nói cộng đồng quốc tế. Tôi mong muốn quý vị tiếp tục tạo áp lực và can thiệp cho những tù nhân lương tâm khác, nhằm buộc đảng CSVN ngừng trù dập, đàn áp, bắt bớ những nhà hoạt động dân chủ nhân quyền, đồng thời trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm.
Trước khi dứt lời, tôi thấy có bổn phận phải đề cập đến những gì đang xảy ra tại Việt Nam. Hôm ngày 14 tháng 2 năm 2017 tại Nghệ An, những nạn nhân của thảm họa môi trường do Formosa gây ra đã được Linh Mục JB. Nguyễn Đình Thục hướng dẫn đi đến tòa án Kỳ Anh ở Hà Tĩnh để đòi bồi thường thiệt hại. Nhưng cuộc hành trình đã đẩm đầy máu và nước mắt của các nạn nhân này. Nhà cầm quyền đã chặn xe để họ không thể di chuyển. Với quyết tâm đòi công lý, hơn 1 ngàn người đã cùng LM Nguyễn Đình Thục đi bộ đến tòa án cách đó trên 170km. Nhưng mới đi được 20km, nhà cầm quyền đã huy động một lực lượng hùng hậu tấn công đoàn biểu tình. Hơn 100 người bị đánh trọng thương, trong đó có LM Nguyễn Đình Thục, hàng chục người bị bắt. Cá nhân tôi đã khóc khi nghe tin này, vì trong số các nạn nhân, có những người thân và bạn hữu của tôi.
Đề cập đến sự việc mới xảy ra nêu trên, tôi chỉ muốn kết luận một điều là con đường đi đến tự do, dân chủ và công bằng trên đất nước chúng tôi còn rất nhiều chông gai, đe dọa đến sự sống còn của nhiều người tranh đấu. Nhưng có sự sống còn nào quan trọng hơn sự sống còn của cả dân tộc đang bị chìm đắm trong độc tài và khủng bố? Do đó, chúng tôi sẽ phải hy sinh rất nhiều mới mong tương lai của dân tộc chúng tôi tốt đẹp hơn.
Xin cám ơn sự chú ý của quí vị.

Đặng Xuân Diệu phát biểu về nhân quyền ở Geneva

BBC

       Cùng tác giả:

         xem tiếp
20 tháng 2 2017
Một nhà hoạt động vừa ra tù nói với BBC rằng ông "sẽ làm tất cả trong khả năng của mình" để nói với quốc tế về tình trạng nhân quyền tại một sự kiện ở Geneva, Thụy Sĩ.
Dự kiến hôm 21/2, tại "Hội nghị Geneva về Nhân quyền và Dân chủ", ông Đặng Xuân Diệu, từng bị Việt Nam kết án tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" năm 2013, sẽ là một trong những diễn giả phát biểu.
Đây là năm thứ chín sự kiện này diễn ra, do sự bảo trợ của 25 tổ chức phi chính phủ, trong đó có Việt Tân.
Thông thường, hội nghị diễn ra một tuần trước cuộc họp thường niên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Năm 2013, ông Diệu bị án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế tại địa phương, nhưng được trả tự do sớm vào tháng 1/2017. Ông được đưa từ trại giam Xuyên Mộc đến sân bay Tân Sơn Nhất để đi Pháp ’chữa bệnh’ hôm 12/1.

Hôm 20/2, trả lời BBC từ Thụy Sĩ, ông Diệu nói: "Lần đầu tiên, tôi có cơ hội phát biểu trước một hội nghị quan trọng nên không tránh khỏi những áp lực."

"Tôi thực hiện việc này trong khi sức khỏe chưa bình phục sau nhiều năm tháng tù đày. Tuy nhiên, điều mà ban tổ chức cần là sự có mặt của tôi như một nạn nhân trực tiếp bằng xương, bằng thịt và những trải nghiệm của tôi về tình trạng quyền con người bị xâm phạm tại Việt Nam."
"Theo tôi, mục tiêu cải thiện tình trạng vi phạm quyền con người tại Việt Nam thông qua vận động quốc tế là công việc cần thời gian và công sức của rất nhiều người."
"Việc tôi được tự do trước thời hạn là một minh chứng. Tôi hy vọng nhưng không khẳng định mình sẽ đem lại sự thay đổi vượt bậc sau bài phát biểu của mình."
’Chung khát vọng’
Trả lời câu hỏi của BBC, "Ông tham gia hội nghị với tư cách đảng viên Việt Tân hay hoạt động độc lập?", người trong nhóm ’Thanh niên Công giáo đáp: "Theo như tôi biết, đảng Việt Tân được mời tham dự từ trước và tôi vừa mới thoát khỏi ngục tù nên được [họ] trao cho cơ hội."
"Tôi nghĩ dù với tư cách nào cũng không ảnh hưởng đến nội dung và thông điệp trình bày của tôi."
"Bởi chúng tôi là những người chung khát vọng Canh Tân Việt Nam nên tranh đấu dân chủ, nhân quyền cho đồng bào là bổn phận mà chúng tôi đã làm và đang làm."
Đề cập về chuyện được đưa thẳng từ nhà tù ra sân bay đi Pháp ’chữa bệnh’ hồi tháng trước, ông chia sẻ: "Đúng là tôi đã gặp khó khăn vô cùng khi quyết định rời Việt Nam để được tự do trước thời hạn."
"Một phần áp lực đến từ chính quyền, phần do tôi thật lòng muốn được trả tự do tại Việt Nam."
JPEG - 87.2 kb
Đặng Xuân Diệu là một trong những người phát biểu tại sự kiện hôm 21/2. GENEVA SUMMIT
"Sau lần gặp thứ nhất với phái đoàn ngoại giao EU, Pháp và một vài nước khác, tôi trả lời không muốn rời Việt Nam chỉ vì tự do của bản thân."
"Ngay hôm đó, trại giam chuyển tôi sang khu biệt giam trong điều kiện sống tồi tệ hơn 6 tháng."

"Cho đến khi đoàn ngoại giao EU và Pháp đến gặp lần thứ hai. Lần gặp này, tôi đã phải ngậm ngùi chấp nhận định cư tại Pháp trong điều kiện bị cưỡng bức để bảo vệ mạng sống."
"Tôi đã nói rõ điều này trước cán bộ trại giam trong buổi gặp mặt được ghi hình."
"Với tôi, việc lựa chọn định cư nước nào không quan trọng bởi ở đâu tôi cũng có các chiến hữu, thân hữu đồng hành."
"Tôi yêu mến tất cả các nước mà ở đó người dân có cơ hội sống tự do, chân thật."
"Hơn nữa, tôi tin cộng đồng người Việt trong cũng như ngoài nước luôn ủng hộ, cộng tác một khi tôi còn mang đến cho họ giá trị đích thực."
"Tôi nghĩ một Việt Nam tự do, dân chủ không chỉ là ước mơ mà là trách nhiệm của mỗi người dân Việt."
"Riêng tôi, ước nguyện một ngày không xa sẽ trở về Việt Nam là một động lực để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống."
Nguồn: BBC

Thảm kịch Vũng Áng đợt 2

Phạm Nhật Bình

       Cùng tác giả:

         xem tiếp
Thảm họa môi trường do Formosa xả chất độc trực tiếp ra biển từ Tháng 4, 2016 gây thiệt hại lớn lao cho ngư dân 4 tỉnh Miền Trung cho đến nay vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, dù nhà cầm quyền CSVN thông báo đã nhận tiền 250 Triệu Mỹ Kim “đền bù” đợt 1 từ thủ phạm. Mọi sự được coi như xí xóa và đó chỉ là một “sự cố” nho nhỏ về môi trường theo cách nói của những viên chức chính quyền cộng sản.
Trong lúc đời sống ngư dân đang tiếp tục điêu đứng thì vào sáng ngày 18 Tháng 2, 2017 vừa qua, dư luận lại một lần nữa xôn xao với nguồn tin về hiện tượng một dải nước màu đỏ đục xuất hiện tại khu vực cảng Sơn Dương, thuộc công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa, Hà Tĩnh. Đồng thời, trên mạng xã hội xuất hiện một video clip cho thấy một giòng nước màu đỏ chảy ra từ một miệng cống xuống biển, minh họa cho một thảm kịch trong những ngày sắp tới khiến ai cũng băn khoăn.
JPEG - 45.8 kb
Dải nước màu đỏ đục xuất hiện ở biển Vũng Áng hôm 18-2-2017. Ảnh: VietNamNet.
Với những gì đang xảy ra, cũng chưa cần đi sâu vào vụ vệt đỏ có hại và tạo ra ô nhiễm hay không, vì đó là kết luận cần có của những nhà khoa học và các cơ quan nghiên cứu; nhưng điều mà người ta thấy trước tiên là phản ứng của chính quyền Hà Tĩnh, Sở Tài nguyên Môi trường. Tất cả đều im lặng hay lờ đi, hay chối phăng là không có gì, giống như thái độ đối với thảm kịch Vũng Áng xảy ra cách nay gần một năm.

Chẳng ai cảm thấy yên tâm khi một lãnh đạo nào đó của Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh chưa chi đã vội vàng nói "hiện tượng vệt nước đỏ xuất hiện ngày 17 Tháng 2 tại cảng Sơn Dương và Vũng Áng không có gì nguy hiểm", và "hải sản tại khu vực đó vẫn phát triển bình thường", theo báo Lao Động.
Hoặc ngày 21 Tháng 2, một cán bộ trong Tổ công tác giám sát Formosa thuộc Bộ Tài nguyên & Môi trường kết luận rằng vệt nước màu đỏ có dấu hiệu nguồn nước bị “ô nhiễm hữu cơ”. Đây chỉ là điều võ đoán vì thông thường ô nhiễm hữu cơ là ô nhiễm có nguồn gốc từ sinh hoạt trong dân và không có màu của vệt đỏ. Xem ra lần này Bộ Tài nguyên & Môi trường đã dứt khoát bỏ quên hai nguồn gốc “tảo đỏ” và “thủy triều đỏ” như đã từng biện giải lần trước.


Người ta còn nhớ vào đầu Tháng 7, 2016, ông Nguyễn Xuân Phúc lúc đó đã hùng hổ tuyên bố rằng nếu “sự cố” Vũng Áng xảy ra lần thứ hai thì sẽ đóng cửa nhà máy Formosa ngay. Bây giờ, đây là cơ hội người dân Việt đòi ông Nguyễn Xuân Phúc phải thực hiện lời hứa của mình:

Thứ nhất, cho thành lập ủy ban độc lập điều tra ngay vụ xảy ra dòng nước đỏ. Ủy ban này phải bao gồm những nhà khoa học, những cơ quan, viện nghiên cứu nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ cũng như của đảng cộng sản. Việc mời các chuyên gia về môi trường biển nước ngoài tham gia nghiên cứu, phân tích các mẫu nước đỏ cũng là điều kiện không thể thiếu để đi đến một kết luận thống nhất với chuyên gia trong nước.

Trong lần trước đây, nhà cầm quyền CSVN đã thẳng thừng từ chối điều này vì tự cho rằng mình có đủ khả năng làm. Cuối cùng những kết luận điều tra đưa ra lạc quan đồng điệu, không khác những tiếng nói lấp liếm của các viên chức cấp cao trong chính phủ. Lần này, nếu là một chính phủ có trách nhiệm, ông Phúc không thể lập lại những gì mà người dân đánh giá là sự gian dối, như bày trò cùng nhau tắm biển, ăn cua ăn cá, tuyên bố quàng xiên.

Thứ hai, phải để cho các cơ quan truyền thông trong nước được quyền tự do thông tin cho người dân biết sự vận hành của Formosa ra sao, vì đây là lần thứ hai xảy ra vụ vệt đỏ trong vùng biển Vũng Áng. Không có tự do thông tin, Formosa trở thành một thứ tô giới mà việc kinh doanh của nó bất chấp những hiểm họa không lường trút lên đầu người dân Việt. Đây là một hành động có tính cách thử thách đối với một chính quyền lâu nay thường rao truyền là có tự do báo chí hàng triệu lần, nhưng những ngòi bút ký giả phóng viên kể cả sinh mạng chính trị của họ lại đặt dưới quyền sinh sát của cơ quan tuyên giáo đảng.
JPEG - 60.4 kb
Nhiều cuộc xuống đường phản đối Formosa đã diễn ra kể từ khi thảm họa môi trường giáng xuống Miền Trung vào đầu Tháng 4, 2016. Ảnh: Internet

Được biết Khu Kinh Tế Vũng Áng là một dự án công nghiệp với đầu tư ban đầu là trên 9 tỷ Mỹ Kim và dự trù tăng lên đến 29 tỷ. Vũng Áng được coi là dự án đầu tư lớn nhất từ trước đến nay, nằm trong giấc mơ công nghiệp hóa-hiện đại hóa nền kinh tế, sẽ mang lại nhiều hy vọng cất cánh cho chế độ Hà Nội. Cũng chính vì thế mà chủ đầu tư Formosa được hưởng thật nhiều ưu đãi từ việc thuê mướn đất đai đến chính sách thuế khóa.

Nhưng sau mấy năm đầu tư đợt 1, Vũng Áng đã trở thành ác mộng cho Hà Nội với thảm họa môi trường do nhà máy Formosa gây ra mà không biết bao giờ mới thực sự được khắc phục. Do muốn che giấu, bảo vệ Formosa dù bằng chứng quá rõ ràng, chế độ lúng túng và bất lực trong phương cách giải quyết làm bùng nổ hàng loạt cuộc chống đối của người dân.
Cuộc đi bộ khiếu kiện Formosa của giáo dân Song Ngọc vào ngày 14 Tháng 2 vừa qua là cuộc khiếu kiện lần thứ hai nhưng cũng bị công an quyết liệt ngăn chặn và đàn áp thẳng tay. Chắc chắn đòi hỏi của ngư dân sẽ không dừng lại ở đây một khi quyền lợi thiết thân và sự sinh tồn của con cháu họ còn bị Formosa đe dọa hàng ngày.
JPEG - 35.9 kb

Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Võ Kim Cự tại kỳ họp Quốc hội. Ảnh: AFP.
Và để khỏa lấp trách nhiệm của trung ương, Ủy ban kiểm tra trung ương đảng vừa mới đưa ra một bản thông báo hôm 22 tháng 2, quy trách nhiệm tập thể một số cán bộ trong Bộ Tài nguyên & Môi trường trong giai đoạn 2008-2016 và Ban cán sự đảng ủy Hà Tĩnh trong hai nhiệm kỳ 2004-2011 và 2011-2016 đã để xảy ra thảm kịch Formosa. Trong những cán bộ bị khiển trách này, ông Võ Kim Cự, nguyên phó Bí thư Hà Tĩnh và ông Hồ Anh Tuấn, nguyên trưởng ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng trở thành hai con dê tế thần, sẽ bị thi hành kỹ luật trong thời gian tới.

Tuy nhiên, dù nhà cầm quyền CSVN có kỹ luật hai ông Võ Kim Cự và Hồ Anh Tuấn ở mức cao nhất đi chăng nữa cũng sẽ không làm cho nhân tâm ổn định vì vấn đề ô nhiễm vẫn còn đó chưa được tẩy xóa và nhất là chưa xử tội những cán bộ cao cấp gồm Nguyễn Tấn Dũng và Hoàng Trung Hải đã chính thức ký cho phép Formosa vào đầu tư chứ không phải ông Võ Kim Cự hay một ai khác.
Vì thế, Formosa đang là trái bom nổ chậm; đảng CSVN đang ôm mà không cách nào buông ra được trong thời gian trước mắt.


Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn bị mời ra khỏi nghị trường sau khi chỉ trích cựu thượng nghị sĩ Tom Hayden

Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn bị mời ra khỏi nghị trường sau khi chỉ trích cựu thượng nghị sĩ Tom Hayden
(Ảnh: LA Times)

Các thượng nghị sĩ cộng hòa tiểu bang California đã lên tiếng phản đối hành động mà họ cho rằng vi phạm quyền tự do phát biểu của thượng nghị sĩ Janet Nguyễn – đại diện khu vực Nam California, khi bà bị buộc phải rời khỏi nghị trường sáng thứ Năm 23/02/2017 vì bà đã lên tiếng chỉ trích cố thượng nghị sĩ tiểu bang California, ông Tom Hayden.

Một đoạn video ghi lại bằng điện thoại thông minh cho thấy thượng nghị sĩ Janet Nguyễn bị nhân viên an ninh đưa ra khỏi nghị trường.

Là một người cùng gia đình trốn chạy cộng sản Việt nam trong thập niên 80, thượng nghị sĩ Janet Nguyễn có cái nhìn không thiện cảm đối với ông Tom Hayden – một nhà hoạt động mạnh mẽ trong phong trào phản chiến cùng với người vợ cũ của ông là nữ tài tử Jane Fonda. Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn, trong bài diễn văn đọc thượng viện tiểu bang Califonia, đã phê bình những hoạt động trong quá khứ của cố thượng nghị sĩ Tom Hayden.

Mở đầu bài diễn văn, thượng nghị sĩ Janet Nguyễn nói bằng tiếng Việt, sau đó chuyển qua Anh ngữ.  Bà bị yêu cầu ngừng  nói vì vi phạm thủ tục của nghị trường; nhưng bà vẫn tiếp tục nói và ngay sau đó microphone của bà bị cúp.
Tuy microphone bị cắt, nhưng bà vẫn tiếp tục. Sau đó nhân viên an ninh đã buộc bà phải rời nghị trường.

Thượng nghị sĩ Jean Fuller, lãnh đạo đảng cộng hòa tại thượng viện California đã phản đối hành động ngăn chận bài diễn văn của bà Janet Nguyễn khi bà chỉ nói lên tiếng nói của những cử tri do bà đại diện.
Ông Fuller cho biết sẽ yêu cầu ủy ban luật lệ của thượng viện xem xét việc này.
Mai Phi Long / SBTN

__._,_.___

Posted by: ly vanxuan 

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

Popular Posts

My Blog List