Saturday, February 18, 2017

BÙI THỊ MINH HẰNG VÀ CƯỜNG QUỐC DÂN OAN.

---------- Forwarded message ----------
From: Viet Nguyen <
Date: 2017-02-15 1:01 GMT-08:00
Subject:
To:

BÙI THỊ MINH HẰNG VÀ CƯỜNG QUỐC DÂN OAN.

Chu Tất Tiến

Bà Bùi Thị Minh Hằng, một blogger và một nhà hoạt động cho Dân Oan đã bị chính quyền kết án năm 2014 với bản án 3 năm tù giam vì tội “gây mất trật tự công cộng” theo Bộ Luật Hình sự của Việt Nam. Ngày 11 tháng 2, bà Minh Hằng được thả ra khỏi tù, và người tù nhân chính trị anh hùng này đã nói với những người tới đón bà ở Sài Gòn: "Tôi phải cảm ơn nhà cầm quyền cộng sản... Chính họ tạo dũng khí cho tôi, hân hạnh là họ đào tạo cho tôi." Cũng trong dịp gặp gỡ những nhà hoạt động nhân quyền đến đón, Bà đã nói là sẽ tiếp tục đấu tranh không ngừng nghỉ. Bà cũng trao đổi với nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển là bà đã được Bộ Công An Việt Nam khuyên bà nên làm đơn đi Mỹ nhưng bà đã từ chối. Ngày 12 tháng 2 năm 2017, sau khi ra tù một ngày, bà Bùi Thị Minh Hằng nói với đài BBC:
"Trước năm 1975, đất nước này không có nhiều dân oan như bây giờ, nhưng bây giờ 63 tỉnh thành đều trở thành cường quốc dân oan. Điều đó có khiến cho những người lãnh đạo mà mỗi khi nói đến vấn đề cần lấy lại niềm tin trong nhân dân, cần lấy dân làm gốc, thì họ suy nghĩ gì không?” Theo đài BBC, bà Minh Hằng được thả tự do vào lúc 7 giờ 50 phút sáng thứ Bảy và về tới Nhà thờ Kỳ Đồng lúc 8 giờ tối. Trên đường về Sài Gòn, sau khi rời trại giam Gia Trung, bà đã ghé qua nhà của Nhà giáo Đinh Đăng Định, một tù nhân chính trị và nhà hoạt động dân chủ nhân quyền ở Dak Nông, đã chết không lâu sau khi ra tù, để thắp hương cho ông. Cũng theo BBC, "Có hai xe 16 chỗ đi từ Sài Gòn ngày hôm trước để đón trực tiếp bà Hằng tại cổng trại giam Gia Trung. Về tới Kỳ Đồng thì có gần 100 người chờ đón”.
Đây không phải là lần đầu tiên Bà Bùi Thị Minh Hằng bị bắt. Bà bị bắt lần đầu tiên và bị giam 3 ngày sau khi biểu tình tranh đấu cho Hoàng Sa và Trường Sa vào ngày 18 tháng 8 năm 2011. Sau khi được thả, vào ngày 21 tháng 8, trả lời phỏng vấn đài Á Châu Tự Do, bà Bùi Hằng nói: "Một điều đau xót nhất khi tôi tiếp xúc với các anh cán bộ, an ninh, tôi cũng có nói là tôi lo sợ nhất là khi chính quyền và người dân đối đầu với nhau, bởi vì chúng ta đều là người Việt Nam và thật sự, gốc gác của những người lãnh đạo cũng từ nhân dân mà ra." Và rồi sau đó, bà lại tiếp tục xuống đường tranh đấu, không sợ hãi. 
Ngày 16 tháng 10 năm 2011, khi bà Hằng đang dẫn đầu một đoàn người đi quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, hô to các khẩu hiệu: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, thì bị một nhóm du côn nhào vào tấn công, giật chiếc nón lá có viết chữ “Hoàng Sa, Trường Sa” của chị, đập nát chiếc nón, đánh chị ngã xuống rồi lôi kéo chị ra xe chở đi biệt tích. Cho đến tối ngày 17 tháng 10, vẫn chưa ai liên lạc được với bà Hằng. Một số nhà Dân Chủ không sợ hãi đã bám theo bọn Công An và đòi hỏi phải cho biêt chi tiết về tình hình sức khỏe của bà Hằng. Theo bản tin trên Net, cuộc trao đổi giữa những nhà Dân Chủ và Công An được ghi lại như sau:
Để trả lời câu hỏi về sự bắt giữ bà Hằng, Công An nói: “Chị Hằng thì chúng tôi đưa lên trại tạm giam số 1 rồi. Mọi cái sẽ theo đúng trình tự pháp luật và mọi người sẽ đều được biết thôi. Còn nếu mọi người cần hỏi thêm gì thì mai cứ cử một người đại diện vào buổi sáng lên đây thì chúng tôi sẽ trả lời thêm.” 
Trả lời câu hỏi về lý do gì bắt chị Bùi Hằng, trưởng phòng an ninh trả lời: “Vừa rồi Đảng và Nhà nước đã làm việc, đã có những ký kết thế thì cứ để Đảng và Nhà nước làm việc. Chúng tôi cũng nói với chị Hằng rồi nhưng mà chị không nghe. Chị còn kẻ khẩu hiệu lên mũ rồi còn đeo băng rôn các thứ, xong lại còn lu loa lên thì chúng tôi mới phải bắt”. 
Trả lời câu hỏi: “Tại vì anh cướp nón, giật đồ của người ta thì người ta mới lu loa, chứ còn bình thường thì có ai hô cái gì đâu”, và: “Tại làm sao các anh làm những cái trò cướp giật như vậy?”, thì một tay an ninh trả lời: “Có nhiều lực lượng, chúng tôi cũng chẳng biết là lực lượng nào làm cái đấy!”. 
Trả lời câu hỏi: “Các anh là công an, chuyện cướp giật xảy ra trước mắt các anh mà các không làm một cái gì cả, không bảo vệ người dân trước bọn cướp ấy thì không hiểu các anh là công an kiểu gì?”, thì một tay an ninh nói: “Thôi, tôi cũng chỉ trả lời được đến như thế thôi”.
Sau đó, bọn quan tòa Cộng Sản đã kết án bà 2 năm tù giam, và nhốt bà tại Trung Tâm Phục Hồi Nhân Phẩm thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, mục đích làm nhục bà, vì nơi đây chuyên nhốt các cô gái lầu xanh, hút, chích, cùng các tội phạm nguy hiểm khác. Nhưng chúng chỉ nhốt bà có 6 tháng rồi thả ra vì bị áp lực của các cơ quan nhân quyền quốc tế.
Sau khi trở về nhà ở Vũng Tầu, bà Hằng thành lập một quán Dân Chủ, và trưng bầy những hình ảnh, tài liệu vô nhân đạo của Cộng Sản ngay trước cửa nhà, chấp nhận bị liên tục quấy nhiễu, như bị ném đồ dơ, chất thải vào cửa nhà, bị gọi lên phường không có lý do, và đi đâu cũng có người theo dõi.
Ngày 11 tháng 2 năm 2014, bà Hằng cùng đi với một số nhà hoạt động cho Dân Chủ, trong đó có một nhà hoạt động trẻ, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, và một tín đồ Phật giáo Hòa hảo, ông Nguyễn Văn Minh, đến thăm nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Trong khi đi đường, bà Hằng và bạn hữu đã bị bắt cóc, đánh đập và đưa đi giam nhốt biệt tích. Mãi đến ngày 26 tháng 8 năm 2014, bà Hằng mới được đưa ra tòa. Tại phiên tòa sơ thẩm tỉnh Đồng Tháp, các quan tòa Cộng Sản đã kết án bà Bùi Thị Minh Hằng 3 năm tù giam, ông Nguyễn Văn Minh, 2 năm 6 tháng tù giam, và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, 2 năm tù giam, về tội danh ‘gây rối trật tự công cộng’ theo điều 245 Bộ Luật Hình sự. Cả 3 người đều kháng cáo nhưng ngày 12 tháng 12 năm 2014, một tòa án phúc thẩm của chính quyền Việt Nam giữ y án sơ thẩm.
Bà Minh Hằng nằm trong danh sách dài gồm các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến bị bỏ tù tại Việt Nam theo các điều luật như phi pháp, vô nhân bản như điều 88: “tuyên truyền chống nhà nước”, điều 79: “âm mưu lật đổ chính quyền”, điều 258: “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”, hay điều 245:“gây rối trật tự công cộng.”
Được biết, bà Bùi Thị Minh Hằng là con gái của một Thiếu Tướng Cộng Sản (đã chết), từng là một nhà làm thương mại nổi tiếng, có một cuộc sống sung túc nhưng đã tự bỏ tất cả quyền lợi và tài sản của mình để xuống đường, cùng tranh đấu với Dân Oan, và tranh đấu cho toàn vẹn của tổ quốc. Năm 2016, Đại sứ của Hoa Kỳ tại Liên Hợp quốc, Samantha Power, đã vinh danh bà trong số hai mươi tù chính trị là phụ nữ trong phong trào kêu gọi trao trả tự do cho họ với tên gọi FreeThe20 Campaign.

Chu Tất Tiến.


__._,_.___

Posted by: VINH HO <

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-17/1/2025

Popular Posts

My Blog List