Friday, February 17, 2017

CUỘC TRẤN ÁP SONG NGỌC BỊ NÊU ĐÍCH DANH TRƯỚC QUỐC HỘI ÚC

CUỘC TRẤN ÁP SONG NGỌC BỊ NÊU ĐÍCH DANH TRƯỚC QUỐC HỘI ÚC
Thông Tin Quốc Hội Liên Bang Úc - 16.02.2017


 DÂN BIỂU CHRIS HAYES: “Chính quyền Việt Nam đang trấn áp các quyền hợp pháp và sự tự do của người dân.”
Vào 12 giờ trưa Thứ Năm 16.2.2017, giờ địa phương, Dân Biểu Liên Bang Chris Hayes đã có bài diễn văn trước Quốc Hội Úc tại thủ đô Canberra lên án việc nhà cầm quyền Việt Nam đã có hành động trấn áp giáo dân Song Ngọc trong cuộc biểu tình diễn ra hôm 14.2 vừa qua. Một cuộc biểu tình ôn hoà “do linh mục Công Giáo là Cha Nguyễn Đình Thục dẫn đầu nhằm hành xử quyền pháp lý của họ”, ông nói.

Trong bài phát biểu ông cũng đã lưu ý Quốc Hội Úc về tình trạng bắt người tuỳ tiện liên quan đến các trường hợp như anh Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Văn Oai và chị Trần Thị Nga bị bắt giữ trong những tuần lễ vừa qua.

“Nhà chức trách Việt Nam liên tục nhắm mục tiêu vào những người tranh đấu cho công lý thay vì đáng lý ra họ phải truy tố những kẻ đã gây ra tác hại lâu dài cho môi trường và cộng đồng địa phương. “ Và ông kết luận “Tôi lo sợ rằng những sự việc này và việc bắt giữ tùy tiện là những chỉ dấu cho thấy chính quyền Việt Nam đang trấn áp các quyền [hợp pháp] và sự tự do của người dân họ.”

Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của Dân Biểu Chris Hayes trước Quốc Hội Liên Bang Úc:
——
“Tháng Tư năm ngoái, cá chết đã trôi dạt vào bờ biển miền Trung Việt Nam, từ Hà Tĩnh kéo dài xuống Huế và xuống gần cả thành phố Đà Nẵng. Các bằng chứng cho thấy đây là hậu quả của việc xả chất độc từ công ty sản xuất thép Formosa tại Hà Tĩnh, một công ty Đài Loan hoạt động trong khu công nghiệp Vũng Áng. Điều này đã tàn phá cuộc sống của ngư dân địa phương và tất cả những cộng đồng dựa vào nghề cá ở miền Trung Việt Nam. Với kích thước và tác động của thảm họa môi trường này, [tôi] thật sự lo lắng về mức độ đàn áp đang diễn ra với người dân. Họ biểu tình ôn hòa, nhằm kêu gọi sự quan tâm về thảm họa môi trường này.

Tôi đã được các thành viên của cộng đồng người Việt cho biết thông tin về công an đã sử dụng vũ lực chống lại đoàn người biểu tình hết sức nghiêm trọng vào ngày 14 tháng 2 vừa qua, khi người dân thực hiện cuộc biểu tình do linh mục Công Giáo là Cha Nguyễn Đình Thục dẫn đầu nhằm hành xử quyền pháp lý của họ.

Hơn 500 người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thảm họa môi trường này đã tụ họp, và họ có ý định tuần hành tới một toà án để đòi bồi thường. Tôi được cho biết đoàn biều tình ôn hoà này dự trù tuần hành một đoạn đường dài 200 km để hành xử các quyền hợp pháp của mình, nhằm kiện công ty thép Formosa phải bồi thường.

 Tuy nhiên, nhà chức trách Việt Nam đã can thiệp và ngăn chặn những người tổ chức biểu tình từ việc thuê xe buýt để đi Hà Tĩnh. Hơn nữa, tôi được cho biết một số người biểu tình đã đến được Hà Tĩnh nhưng đã bị công an ngăn chặn không cho vào toà án và họ đã bị đối xử hết sức khắc nghiệt dưới bàn tay của nhà chức trách.

Đây là cuộc biểu tình mới nhất tiến hành bởi các tập thể bị ảnh hưởng tại miền Trung Việt Nam trong tiến trình tiếp tục đi tìm công lý cho thảm họa môi trường này. Trong vài tháng qua, tôi đã được thông báo rằng người dân đã có nhiều cuộc tụ tập đông đảo để kêu gọi sự quan tâm về các vấn đề môi trường, và họ thường xuyên bị xách nhiểu, đe doạ bởi chính quyền địa phương. Đáng quan tâm hơn nữa, như tôi được cho hay, một số người hoạt động đã bị bắt giữ. Họ là những người thông tin và lên tiếng về các vấn đề liên quan đến thảm hoạ môi trường này. Điển hình là anh Nguyễn Văn Hoá, một nhà báo công dân 20 tuổi, anh đã loan tải nhiều thông tin về các cuộc biểu tình năm ngoái và đã bị bắt giữ một cách tuỳ tiện trong tháng Một và hiện đang bị biệt giam. Anh ấy đã bị cáo buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 258 của Bộ luật hình sự Việt Nam

Tôi cũng đã được thông báo có thêm hai nhà hoạt động khác, những người đã nói về thảm họa môi trường cũng bị bắt giữ vào cuối tháng Một. Anh Nguyễn Văn Oai, một cựu tù nhân lương tâm và là người đồng sáng lập Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Công Giáo, đã bị bắt giữ ngày 19 tháng Một và bị buộc tội "chống người thi hành công vụ”. Bà Trần Thị Nga, một blogger và nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, là người đã thường xuyên chia sẻ các thông tin về tham nhũng của công an và tường thuật nhiều về thảm họa môi trường Formosa, đã bị bắt giam ngay tại nhà của mình. Đoạn video ghi lại cảnh bà bị công an bắt đã được phát tán rộng rãi trên các mạng xã hội. Bà Nga từng đi lao động tại Đài Loan, bà bị cáo buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước.” Bà là mẹ của hai đứa con trai. Bà Nga đã từng phải nhập viện sau nhiều lần bị hành hung.

Tôi đề cập đến những sự việc này vì chúng đang xảy ra tại Việt Nam ngay trong lúc chúng ta đang nhóm họp. Chúng xãy ra chỉ nội trong tháng vừa qua. Đáng báo động là những người này, họ chỉ đòi hỏi sự thật và công lý, lại bị đánh đập, bị sách nhiễu, đe dọa và thậm chí còn bị bắt giam một cách tùy tiện. Nhà chức trách Việt Nam dường như có ý định trấn áp các nhà hoạt động, không cần biết lý do của các cuộc biểu tình là gì. Nhà chức trách Việt Nam liên tục nhắm mục tiêu vào những người tranh đấu cho công lý thay vì đáng lý ra họ phải truy tố những kẻ đã gây ra tác hại lâu dài cho môi trường và cộng đồng địa phương. Tôi lo sợ rằng những sự việc này và việc bắt giữ tùy tiện là những chỉ dấu cho thấy chính quyền Việt Nam đang trấn áp các quyền [hợp pháp] và sự tự do của người dân họ.
[Bản dịch do Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm chuyển ngữ.]
——
Nguyên bản tiếng Anh:
——
Last April, dead fish began to be washed up on the shores of central Vietnam, from the Ha Tinh province down the Hue province and spreading down almost to Da Nang city. The evidence suggested that this was the result of a toxic discharge from the Formosa Ha Tinh steel factory, a Taiwanese-owned company operating in the Vung Ang industrial zone. This has devastated the lives of local fishermen and all those communities that rely on fishing in central Vietnam. Given the size and impact of this environmental disaster, it is most concerning now to see the level of crackdown being shown to those who, through peaceful protest, are trying to advance their concerns about this environmental disaster.

I have been advised by members of the Vietnamese community that police used harsh physical force against protesters on 14 February this year when people at a rally led by Catholic priest Father Nguyen Dinh Thuc were determined to exercise itheir legal rights. More than 500 people who were directly affected by this environmental disaster gathered, and they were intent on proceeding to a court in order to seek compensation. 

I am advised that the peaceful protesters intended to travel more than 200 kilometres to exercise their legal rights, and effectively sue the Formosa steel company for compensation. However, the Vietnamese authorities intervened and prevented the marchers organisers from hiring buses to travel to Ha Tinh. Further, I am advised, that a number of protesters who made their way to Ha Tinh were prevented by the police from entering the court and, as also reported, they received extreme and harsh treatment at the hands of the authorities.

This protest march is the latest by affected communities in central Vietnam as they continue to seek justice for this environmental disaster. Over the past few months, I have been advised, people have held mass gatherings to raise awareness about ongoing environmental issues, and they are frequently harassed and threatened by local authorities. Even more concerning is that, I have been advised, a number of detentions of activists who have reported and spoken on issues regarding this environmental disaster. For instance, Nguyen Van Hoa, a 20-year-old citizen journalist, who was covering the protests last year was arbitrarily detained in January and is currently being held incommunicado. He has been charged under article 258 of the Vietnamese Criminal Code for 'abusing the democratic freedoms'.

I have been advised also that another two activists who have spoken about the environmental disaster were arrested in late January. Nguyen Van Oai, a former prisoner of conscience and founder of Catholic Former Prisoners of Conscience, was arrested on 19 January and charged with 'resisting persons on duty'. Ms Tran Thi Nga, a prominent blogger and social activist who has frequently discussed issues of police corruption and who reported also on the incident of the Formosa environmental disaster, was detained in her home. She recorded her arrest by police and distributed the recordings on social media. A former Taiwanese migrant worker, she was charged with 'conducting propaganda against the state'. She is the mother of two sons. Ms Nga was hospitalised following her treatment.

I mention these incidents because they are occurring in Vietnam as we speak. They have all occurred over the past month. It is alarming that these people, who are after all seeking truth and justice, are being physically beaten, harassed, threatened and even arbitrarily detained. The Vietnamese authorities seem intent on cracking down on activists, regardless of the object of their protest. The Vietnamese authorities continue to target those who advocate for justice rather than, as in this case, prosecuting those who have caused long-term harm to the environment and local communities. I fear that these incidents and arbitrary arrests are indicative of Vietnam's government clamping down on the rights and liberties of its people.

(Nguồn: Trang Thông Tin Quốc Hội Liên Bang Úc - aph.gov.au)
Thông Tin Đức Quốc - http://www.thongtinducquoc.de/node/3145

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-17/1/2025

Popular Posts

My Blog List