Thursday, September 8, 2016

Tổng thống Hollande tìm cách khắc phục sự chậm trễ của Pháp ở Việt Nam

Tổng thống Hollande tìm cách khắc phục sự chậm trễ của Pháp ở Việt Nam

Chuyến công du Việt Nam của tổng thống Pháp cũng là đề tài được nhắc đến trên nhiều nhật báo Pháp.
Trong bài viết «Tổng thống Hollande tìm cách khắc phục sự chậm trễ của Pháp ở Việt Nam », nhật báo Le Figaro đã châm chọc tổng thống Pháp khi cho rằng « Thường thì trong các chuyến công du nước ngoài, tổng thống François Hollande rất tự hào về nước Pháp. Các giá trị Pháp, lịch sử Pháp, hình ảnh nước Pháp. Nhưng hiếm khi là về kinh tế Pháp. Vì nước Pháp trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông Hollande tăng trưởng rất chậm ».

Cũng chính vì thế mà chuyến thăm Việt Nam lần này của ông Hollande là nhằm tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước, thúc đẩy các nhà đầu tư Pháp vào Việt Nam phát triển thị trường.
Le Figaro nhận định, với mức tăng trưởng 6,7% vào năm 2015, Việt Nam là một trong số các quốc gia năng động nhất khu vực Đông Nam Á.

Cho dù năm 2015, xuất khẩu từ Pháp sang Việt Nam tăng gần gấp đôi, mức tăng trưởng đạt 85%, nhưng cán cân thương mại giữa hai nước vẫn theo chiều hướng rất bất lợi cho Pháp, với mức thâm hụt 2,6 tỉ euro.

Trên thực tế, Pháp càng gặp nhiều khó khăn hơn nữa vì Việt Nam được hưởng lợi từ liên minh chiến lược với Mỹ và Trung Quốc. Ngoài các quan hệ thương mại và đầu tư, Việt Nam cũng có các dự án thỏa thuận về kinh tế đặc biệt quan trọng với hai cường quốc này. Đó là thỏa thuận đối tác xuyên Thái Bình Dương với Mỹ và thỏa thuận « Một vành đai, một con đường » với Trung Quốc.
Để khắc phục sự chậm trễ của Pháp ở Việt Nam, trong chuyến công du lần này, tổng thống Hollande đã đưa theo 40 chủ doanh nghiệp sang Việt Nam. Và Airbus đã thông báo bán được 30 máy bay cho hai hãng hàng không giá rẻ của Việt Nam là Vietjet và Jetstar Pacific. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam cũng đã ký văn bản đề nghị định mua 10 máy bay của Airbus. Hóa đơn tổng cộng là 6.5 tỉ đô la cho Airbus. Tập đoàn Vincy cũng đã nhận được một hợp đồng phát triển hệ thống đường cao tốc cho Việt Nam.

G20, thắng lợi của các nhà lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền
Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu, Trung Quốc đã kết thúc, nhưng hôm nay báo chí Pháp vẫn nhắc đến G20, đặc biệt là về các nguyên thủ quốc gia. Trong bài viết có tiêu đề « G20, thắng lợi của của các nhà lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền », nhật báo Le Monde nhận định lãnh đạo các nước Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vốn bị phương Tây đánh giá là độc đoán, chuyên quyền, đã vươn lên tỏa sáng ở hội nghị thượng đỉnh G20. Trong khi đó, các lãnh đạo phương Tây lại tỏ ra yếu thế.

Le Monde đặc biệt chú ý tới tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brisbane - Úc năm 2014, chỉ ít lâu sau khi một máy bay của hãng hàng không quốc gia Malaysia bị nhóm phiến quân thân Nga bắn hạ khi bay qua vùng trời Ukraina, tổng thống Putin đã bị các đồng nhiệm bị xa lánh. 

Ông đã đột ngột bỏ về trước khi hội nghị kết thúc. Tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Antalya – Thổ Nhĩ Kỳ năm 2015, tổng thống Nga đã ra khỏi bóng tối. Nhưng phải đến G20 năm nay ở Trung Quốc thì tổng thống Putin mới thực sự tỏa sáng, vô cùng ấn tượng. Ông đã trở thành một người đối thoại không thể thiếu của nhiều nguyên thủ quốc gia.

Nếu cuộc gặp của ông Putin với quốc vương Ả Rập Xê Út Salman ở Antalya vào năm 2015 tạo ra cảm giác thiếu tin tưởng thì năm nay, tổng thống Nga đã tìm được tiếng nói chung với hoàng tử Ả Rập Xê Út Mohammed ben Salma. Hai nước vốn có bất đồng về số phận tổng thống Syria Bachar Al Assad, nay thậm chí đã ký được một thỏa thuận về khai thác dầu mỏ.

Một điều ngạc nhiên khác đối với Le Monde là tổng thống Nga đã ghi nhận « sự thành thật » của tổng thống Mỹ Obama trong việc tìm giải pháp cho vấn đề Syria. Nguyên thủ hai nước Nga và Mỹ đã hội đàm trong vòng 1g30’, cho dù trước đó, cho tới tận phút chót, hai bên vẫn không khẳng định được cuộc gặp gỡ này có diễn ra được hay không.

Người Pháp có câu thành ngữ « L’homme propose, Dieu dispose » (Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên). Le Monde đã chơi chữ khi nói « Les Européens proposent, le président russe dispose », dịch nôm na là « Mưu sự tại người châu Âu, thành sự tại tổng thống Nga », đặc biệt trong cuộc gặp bốn bên Pháp, Đức, Nga và Ukraina để giải quyết vấn đề về Ukraina. Ông Putin cũng rất tự tin vào bản thân, không vội vàng khi giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria.

Tại Hàng Châu, tổng thống Nga đã phát ra các tín hiệu cho thấy ông cũng xoay trục sang châu Á giống như tổng thống Mỹ Obama. Ngay trước khi đến Hàng Châu dự G20, tổng thống Nga đã làm cho thủ tướng Nhật Shinzo Abe tin vào khả năng có giải pháp cho tranh chấp lãnh thổ trên quần đảo Kuril tại hội nghị thượng đỉnh kinh tế ở Vladivostok.

Ông Putin cũng đã công khai thể hiện tình đoàn kết với Trung Quốc trên Biển Đông : Nga và Trung Quốc sẽ tổ chức diễn tập hải quân chung trên Biển Đông vào tháng 10/2016. Trong một cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh G20, tổng thống Nga tuyên bố sự can thiệp của một nước bên ngoài khu vực vào tranh chấp Biển Đông chỉ gây thêm gây trở ngại cho giải pháp pháp lý của vấn đề. 

Phát biểu này thực chất nhằm vào Washington, và cũng để khẳng định với Bắc Kinh là Nga ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh về phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye, vốn bất lợi cho Trung Quốc.

Trang nhất các báo Pháp
Chú ý tới tình hình châu Âu, Libération chạy tựa trang nhất « Trốn thuế : hàng ngàn tỉ euro phải được thu hồi », cho biết Liên Hiệp Châu Âu sẽ đưa ra các biện pháp cứng rắn để ngăn chặn các tập đoàn đa quốc gia đang lẩn tránh nghĩa vụ thuế khóa. Nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm tới tình hình nước Đức với tựa trang nhất : « Đức chuẩn bị giảm mạnh thuế thu nhập ».

Trong khi đó nhật báo công giáo La Croix quan tâm tới tình hình quốc tế và chạy tựa trang nhất : « Một thế giới của những bức tường », cho biết ngày càng có nhiều hàng rào được dựng lên ở biên giới giữa các nước, thậm chí ngay trong lòng một số nước, chẳng hạn như Irak. Nhưng không phải mọi bức tường đều là không thể vượt qua được. Tựa trang nhất của La Croix được minh họa bằng một bức ảnh một dòng người Palestine đang đi vòng, để tránh bức tường ngăn biên giới giữa Palestine và Israel.



Nhật báo Le Figaro hôm nay lại quan tâm tới thời sự nước Pháp, cụ thể là cuộc chạy đua vào Điện Elysée với tựa trang nhất : « Bầu cử tổng thống : Macron lật đổ Hollande ». Theo một cuộc thăm dò ý kiến do Le Figaro thực hiện, nếu cả hai đều ra ứng cử thì cựu bộ trưởng kinh tế Macron sẽ ghi điểm trước ông François Hollande.

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

My Blog List